1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 31 mai 2007

Khách mời vắng mặt của TT Bush

Khách mời vắng mặt của TT Bush
31/5/07

Ông Đỗ Nam Hải nói ông không thể tham gia cuộc hội luận với Tổng thống Bush do điện thoại bị phá sóng
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush với các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Toà Bạch Ốc hôm 29/5 vừa qua đã thiếu vắng một nhân vật thứ năm, là nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải từ Việt Nam.
Trước khi sự kiện này diễn ra, phụ tá Tổng thống Hoa Kỳ kiêm p̣hụ tá cố vấn an ninh quốc gia, ông Eliott Abrams, đã gửi một lá thư tới ông Đỗ Nam Hải để mời ông tham gia phiên họp, dự kiến sẽ qua đường điện đàm.

Nói chuyện với đài BBC, kỹ sư Đỗ Nam Hải từ thành phố Hồ Chí Minh xác nhận ông có nhận được lá thư mời của phụ tá Tổng thống Bush, cũng như biết việc ông Bush gặp gỡ các nhà hoạt động về nhân quyền Việt Nam tại Washington vào ngày 29/5.

Ông Hải cho biết ông đã “sẵn sàng tham gia qua điện thoại” với Tổng thống Bush và các khách mời, thế nhưng đến đúng giờ hội luận thì hai số điện thoại của ông bị cắt và sóng điện thoại của người trong cùng gia đình cũng như tại khu vực xung quanh nhà ông đều bị phá hết, do đó ông không tham gia được sự kiện này.

Tuy nhiên, ông Hải cho biết ông đã kịp gửi đến ông Bush một bài phát biểu của cá nhân ông trước khi sự kiện này diễn ra.

Ông Hải nói ông biết Tổng thống Bush quan tâm đến “diện mạo phong trào dân chủ tại Việt Nam, sự đàn áp của chính quyền đối với phong trào dân chủ VN, và những đề đạt của những người hoạt động dân chủ để chính phủ Mỹ có thể hỗ trợ”.

Ông Hải cũng cho biết thêm công việc của ông hiện rất khó khăn, do an ninh Việt Nam luôn theo dõi “từ đầu tới cuối” mọi hoạt động của ông, và chẳng ai dám hợp tác với một người “luôn có từ 3 đến 5 công an đi theo” như ông.

Ông Đỗ Nam Hải là một nhân vật có tiếng trong giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam và gần đây đã được trao giải thưởng của một tổ chức nhân quyền quốc tế là Human Rights Watch.

Ông là thành viên của khối 8406 và trước đây có nhiều bài viết trên mạng internet nói về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, vào tháng Ba vừa qua, do áp lực từ gia đình, ông phải ký vào giấy cam kết với công an Việt Nam là sẽ ngừng tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ.

Thư mời

Trong lá thư đề ngày 25/5/2007 gửi ông Đỗ Nam Hải, ông Abrams viết: “Tôi viết thư này để xác nhận việc mời ông tham dự phiên họp với Tổng thống George W Bush vào ngày 25/5/2007 nhằm thảo luận về tiến trình cải tổ dân chủ cho Việt Nam”.


Ông Bush đã lắng nghe các đề đạt của những người hoạt động vì tình hình nhân quyền tại Việt Nam hôm 29/5 tại Tòa Bạch Ốc

“Chúng tôi chắc chắn rằng ông có thể cung cấp cho Tổng thống những hiểu biết có giá trị về vấn đề này. Đặc biệt chúng tôi muốn nghe nhiều hơn về những nỗ lực mang lại sự đổi mới dân chủ một cách ôn hoà ở Việt Nam”.

“…Như Tổng thống Bush đã nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhì vào ngày 20/1/2005, là “tất cả những ai đang sống dưới thể chế độc tài và tuyệt vọng có thể hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước sự đàn áp hay tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn”

“Trong tinh thần đó, chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ”.


BBC
-------------

Tôn Kính Phát
Tôi chưa bao giờ dám dùng lời lẽ mạnh bạo như ông Minh Khố Chuối dành cho Hương, tpHCM, và cũng chưa bao giờ ý kiến của tôi được xuất hiện trên diễn đàn BBC dù là lễ độ và không lập lại ý người khác. Tôi thì cám ơn ông Hương, tpHCM đã xác nhận với chúng ta "Chắc chắn chưa tới 0.1% dân"(khoảng 100,000 người)ở VN biết về những người đấu tranh cho nhân quyền, điều này cũng chứng tỏ là CS rất bưng bít thông tin. Ông Hương còn cho biết lý lịch từng là lính VNCH, và phản ánh sự tức giận Mỹ đã "nhắm đánh CS không được" cho nên những người lính như ông ấy phải "ở lại chịu trận". Thế thì không nên nặng lời với những đồng đội, đồng bào mình khi họ không có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin.

Mai, Florida
Tôi thật thú vị khi biết ông Đỗ Nam Hải đã nhận được thêm thế đứng chính trị khi được TT HK trực tiếp mời hội luận! Chuyện cá nhân ông không quan trọng, nhưng khối 8406, qua cuộc mời nầy, đã được chính giới HK theo dõi. Đây là một bước tiến vững mạnh của phong trào tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trong nước. Điều khác, là chính TT Bush cũng biết được chuyện can thiệp trắng trợn vào quyền tự do của công dân VN khi CSVN phá sóng để vô hiệu hóa cuộc hội luận nầy. Tóm lại đây là những dữ kiện nói lên được tầm quan trọng của cao trào dân chủ trong nước.

Hoa Chau, Sài Gòn
Đây là một tin vui cho phong trào dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Cho dù chính quyền cộng sản Hà Nội có cố gắng bưng bít thông tin thế nào đi nữa thì cũng không thể lừa gạt được dư luận thế giới! Mong rằng Mỹ và các quốc gia Châu Âu dân chủ tiến bộ có biện pháp mạnh hơn đối với chính quyền cộng sản Hà Nội trước những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng!

Hùng, Hà Nội, VN
Việc Hội Đồng an ninh quốc gia của một siêu cường gửi thư đến một người dân sống ở một quốc gia thuộc hàng nghèo nhất thế giới, và bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng nhân quyền của quốc gia đó, thực sự là một hiện tượng đặc biệt. Có mấy điểm cần bàn qua hiện tượng đặc biệt này:

- Qua nội dung bức thư, cho thấy chính quyền ông Bush không thể hiện sự tin tưởng vào việc đảm bảo nhân quyền của chính quyền VN hiện nay. Và chính quyền ông ấy cũng đã bày tỏ sự ủng hộ chính thức phong trào đấu tranh đòi quyền nhân quyền của những người dân ấy. "Khi các bạn đứng lên tranh đấu cho tự do, chúng tôi sẽ đứng chung cùng các bạn". Dẫu chỉ là lời nói, nhưng sức mạnh từ lời nói của vị nắm quyền cao nhất của một siêu cường chắc chắn có sức động viên rất lớn đến những người đang ngày đêm chịu đựng mọi hình thức đàn áp của chính quyền.

- Việc Nhà Trắng gửi thư đến một người dân đã bị chính quyền nước đó liệt vào dạng "đặc biệt lưu tâm" như ông Hải, trước khi dự kiến tiếp người đứng đầu nhà nước là ông Triết, quả thật là một hành động gây nhiều khó chịu cho chính quyền VN. Đó là lời phủ nhận chính thức của Nhà Trắng đối với mọi cáo trạng mà chính quyền VN từng áp đặt lên những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, không riêng gì ông Hải. Hoá ra những việc đàn áp, bắt bớ, bịt miệng người dân trong nước đều đã được chính quyền các nước lưu tâm, theo dõi và đánh giá.

- Việc đề cập đến khối 8406 và Liên Minh dân chủ nhân quyền trong bức thư từ Nhà Trắng cho thấy chính quyền Bush đã nắm rõ những hoạt động tranh đấu của những nhà hoạt động dân chủ quốc nội, dẫu rằng phong trào còn rất non trẻ. Với một hệ thống những cố vấn chính trị dày dạn kinh nghiệm, chắc chắn chính quyền TT Bush không thể gửi lầm người rồi. Điều này cho thấy đường lối đối ngoại đối với VN của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay không chỉ đơn thuần là thúc đẩy tự do thương mại.

Qua một sự kiện nêu trên, trong chuỗi những sự kiện liên quan đến tình trạng nhân quyền VN gần đây, chúng ta mong rằng sắp tới, chính quyền VN sẽ có những cải thiện về mặt dân chủ-nhân quyền theo chiều hướng tiến bộ hơn. Suy cho cùng, những đòi hỏi của người dân VN về dân quyền đâu có gì là không hợp lý! Vậy tại sao chính quyền không lắng nghe và tin tưởng người dân, như trong bức thư có viết ,“những người lãnh đạo các chính phủ quen thói kiểm soát cần hiểu là để phục vụ nhân dân, họ phải học cách tín nhiệm người dân."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070531_donamhai_bush.shtml

Aucun commentaire: