1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 9 mai 2007

Về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh

Về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh
2007.05.09
Luật sư Trần Thanh Hiệp, RFA

Từ ngày 10-05 cho đến ngày 15-05 nhà cầm quyền Hà Nội sẽ đem ra xử 6 nhân vật bất đồng chính kiến với chế độ. Đó là các ông Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển và Trần Quốc Hiền thuộc thành phần lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Nhân Dân. Ngoài ra còn có Ls Nguyễn Văn Đài và Ls Lê Thị Công Nhân cũng bị truy tố về tội Chống Nhà nước chiếu điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
Tải xuống để nghe

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên toà án xét xử ở Thừa Thiên Huế. hôm 30-3-2007. AFP PHOTO > Xem hình lớn hơn">>> Xem hình lớn hơn
Riêng ông Trần Quốc Hiền bị truy tố dưới tội danh Phá rối an ninh. Sau đây BTV Nguyễn Khanh của Đài Á Châu Tự Do trao đổi với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tạ Paris, về tội trạng của các bị cáo. Xin đựơc nhắc rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Mang nhiều mầu sắc chính trị hơn là tôn giáo

Nguyễn Khanh: Trong vụ án Nguyễn Văn Lý, tòa án nhân dân Huế-Thừa Thiên đã tuyên phạt ba trong năm bị cáo tổng cộng 19 năm tù. Trong 3 vụ mới, sắp được xét xử trong những ngày sắp tới, có nhiều mầu sắc chính trị hơn là tôn giáo, Luật sư có nghĩ rằng những bản án sẽ tuyên có thể nặng hơn nữa không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nặng hay nhẹ theo tôi không do việc truy tố định đoạt mà phải tùy thuộc vào sự kiện các bị cáo bị đưa ra tòa có tội hay không có tội. Nếu không có tội thì làm sao có thể áp dụng hình phạt được mà nói là nặng hay nhẹ? Sứ mạng của tòa án khi xét xử chính là để tìm xem người bị xử có tội hay không có tội, chứ không phải để đương nhiên bắt người bị xử chịu hình phạt dù rất nhẹ.

Nguyễn Khanh: Theo ông, 3 nhà tranh đấu dân chủ thuộc thành phần lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân, luật gia Trần Quốc Hiền, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có tội không? Ông có giữ nguyên quan điểm ông đã nêu lên trong vụ án cha Lý rằng các bị cáo sắp xử trước tòa án không có tội hay không?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Trước khi tòa án xử, mà nói rằng các bị cáo không có tội thì không phải là phát biểu một ý kiến riêng chủ quan của mình, mà đó là nói lên một sự thật, vì theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật nếu chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội nhất định thì phải coi là vô tội.

> Trước khi tòa án xử, mà nói rằng các bị cáo không có tội thì không phải là phát biểu một ý kiến riêng chủ quan của mình, mà đó là nói lên một sự thật, vì theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật nếu chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội nhất định thì phải coi là vô tội.

Luật sư Trần Thanh Hiệp

Nói cách khác, xét xử chính là để tìm ra sự thật về tội trạng. Tòa án không phải là công cụ đàn áp của chính quyền. Tôi mong rằng cảnh tượng xét xử kiểu bịt miệng của tòa án nhân dân Huế-Thừa Thiên không thể được tái diễn trong những vụ xử sắp tới. Đừng tiếp tục khinh miệt những tiêu chuẩn văn minh của nguyên tắc xét cử công bằng, đừng khiêu khích lương tâm nhân loại nữa.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Nhân Dân và các luật gia bị truy tố về những hoạt động nhân quyền, dân chủ phải được tòa án, ngay từ giây phút thụ lý hồ sơ để xét xử họ, đối xử như những người vô tội. Tôn trọng quyền công dân của họ và phải coi họ bình đẳng với các cơ quan công tố là những nghĩa vụ pháp lý nhà cầm quyền Hà Nội đã cam kết phải thực hiện từ năm 1982. Nhìn vấn đề như thế thì phải nói rằng 6 bị cáo sắp xử là vô tội.

Luật quốc tế về nhân quyền

Nguyễn Khanh: Nhưng đối với phía công tố của nhà cầm quyền Hà Nội thì các bị cáo đều có tội cả. Vậy thì biết dựa vào đâu mà xác quyết rằng có tội hay vô tội?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Phải dựa vào pháp luật và nhất là cuộc tranh luận bình đẳng trước tòa án giữa công tố và quyền bào chữa. Pháp luật không nên hiểu theo nghĩa hẹp là công cụ đàn áp dưới hình thức pháp lý của độc tài, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, là những qui phạm của cả luật quốc tế về nhân quyền lẫn luật quốc nội.

Luật quốc tế về nhân quyền là luật quốc tế mà nhà cầm quyền Hà Nội đã tự nguyện tham gia từ năm 1982. Luật quốc nội, trong hai vụ án sắp xử là luật Hình sự để định tội và luật Tố tụng Hình sự là cách điều tra, cách xét xử cho công bằng. Từ hơn 20 năm nay, chế độ cộng sản ở Việt Nam đã phải từ bỏ con đường chuyên chính và năm 2000 đã long trọng ghi vào Hiến pháp là chọn con đường dân chủ.

Vì vậy mà cuối năm ngoái chế độ ấy đã được khuyến khích để hội nhập vào cộng đồng nhân loại dân chủ. Nhưng rõ ràng là họ vẫn chưa có bước đi dân chủ, như mọi người đã thấy rõ tại phiên xử ngày 30-03 vừa qua trong vụ án cha Lý. Còn việc tranh luận trước tòa án thì những người bị truy tố phải có cơ hội và điều kiện thực tế và thuận tiện để tổ chức việc bào chữa theo đúng tiêu chuẩn quốc tế xét xử công bằng.
Xử án không phải là bố trí để gài bẫy bị cáo, đặt bị cáo vào tình thế bị bó tay, không còn khả thế tự vệ. Bị cáo phải được tự do hành sử quyền bào chữa, không phải để gỡ tội, cũng không phải để cầu xin khoan hồng. Cơ quan công tố có nghĩa vụ phải trưng bằng cớ phạm tội, thay vì bắt bị cáo phải chứng minh mình vô tội. Đó là cách xét xử phổ biến của thời đại văn minh hiện nay.

Nguyễn Khanh: Luật sư đánh giá như thế nào hai tội danh “Chống Nhà nước” và “Phá rối an ninh” đã được dùng làm cơ sở pháp lý để truy tố và đưa ra tòa 3 nhà tranh đấu dân chủ vào ngày 10-05 sắp tới đây ?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi xin tóm tắt ý kiến của tôi vào ba điểm. Thứ nhất, hai tội phạm nói trên không phải là tự nhiên có mà là do xã hội đặt ra. Như Bộ luật hình sự của Hà Nội đã định nghĩa tội phạm là những “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”.

Để bảo vệ trật tự cộng sản, nhà cầm quyền Hà Nội đã ban hành Bộ luật hình sự trong đó có dự liệu tội “Chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” và tội “Phá rối an ninh”. Bộ luật Hình sự này đã ra đời năm 1985 là thời cực thịnh của chuyên chính cộng sản. 14 năm sau, năm 1999 tuy nó có được sửa đổi và bổ sung nhưng phần gọi là “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thì vẫn giữ nguyên.

Để bảo vệ trật tự cộng sản, nhà cầm quyền Hà Nội đã ban hành Bộ luật hình sự trong đó có dự liệu tội “Chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” và tội “Phá rối an ninh”. Bộ luật Hình sự này đã ra đời năm 1985 là thời cực thịnh của chuyên chính cộng sản. 14 năm sau, năm 1999 tuy nó có được sửa đổi và bổ sung nhưng phần gọi là “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thì vẫn giữ nguyên.

Luật sư Trần Thanh Hiệp

Tội “Chống Nhà nước” trước đây, trong Bộ luật năm 1985 để ở điều 82 thì năm 1999 đã để nơi điều 88. Cũng vậy, Bộ luật cũ ghi tội “Phá rối an ninh” nơi điều 89, còn Bộ luật mới thì để tội này nơi điều 87. Tức là phải hiểu chống Nhà nước là chống Nhà nước cộng sản và phá rối an ninh là gây bất ổn cho trật tự cộng sản.

Tội chống nhà nước và phá rối an ninh
Nguyễn Khanh: Tức là dù có thay đổi một số điều khoản, nhưng những gì liên quan đến tội chống nhà nước và phá rối an ninh thì vẫn giữ nguyên, chỉ đổi chỗ thôi? Vậy hai điểm sau trong ý kiến của luật sư là gì?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Thứ hai, tội phạm nào cũng gồm có hành vi cấu thành tội phạm, ý định phạm tội rõ rệt và cơ sở pháp lý. Sự truy tố nào mà không dựa được vào ba thành tố trên thì phải coi là không xác đáng. Thứ ba, theo Hiến pháp đương hành là HP năm 1992 được sửa đổi và bổ sung năm 2001 thì Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” và là một Nhà nước “dân chủ”.

Những hành vi của ba bị cáo bị chỉ trích phạm tội, theo như lời tường thuật của báo chí trích dẫn bản cáo trạng, thì chỉ là những hành vi vận động dân chủ. Mặt khác đó cũng không phải là những hành vi chống dân chủ.

Sau hết các bị cáo không hề có ý định chống Nhà nước dân chủ. Trái lại họ chủ trương tiến tới một Nhà nước dân chủ bằng cách vận động thực hiện một sinh hoạt dân chủ. Nếu căn cứ vào tin tức hiện có thì Bác sĩ Lê Nguyên Sang, Ký giả Hùynh Nguyên Đạo và Luật sư Nguyễn Bắc Truyển không phạm tội “Chống Nhà nước được”.

Nguyễn Khanh: Vậy ông kỳ vọng gì ở phiên toà sắp tới?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi chờ đợi một phiên tòa trong đó cơ quan công tố của chế độ trưng đủ bằng cớ họ quả thật họ phạm tội chống Nhà nước dân chủ và các bị cáo, với quyền tự do bào chữa đầy đủ sẽ phản bác lời buộc tội vô căn cứ của công tố. Nếu không có được một phiên tòa như thế thì chỉ là đàn áp kiểu bịt miệng chớ không có xét xử công bằng.

Nguyễn Khanh: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp, và xin chúc ông đạt đựơc điều mong ước.
Quý thính giả vừa nghe cụôc trao đổi về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh giữa ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do và lụât sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch trung tâm Việt Nam về nhân quyền có trụ sở tại Paris. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Cập nhập vụ xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sắp tới
Thân nhân 2 Luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài đề nghị hoãn phiên xử ngày 11-5
Ý kiến của ông Đỗ Công Thành về phiên toà xét xử sắp tới
Quầy thông tin Việt Nam trong Ngày Thế giới Không Cộng sản tại Praha
Ý kiến của một số người Việt hải ngoại về việc Việt Nam bị đề nghị đặt trở lại danh sách CPC
Phụ tá Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ tường trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam
Phản ứng của Tín đồ các Tôn giáo trong nước về đề nghị đưa VN vào lại danh sách CPC
Việt Nam bị đề nghị đặt trở lại vào danh sách CPC
Gia đình luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân không được tham dự phiên toà
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: