1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 19 mai 2007

Tự do ngôn luận và luật hình sự VN

Tự do ngôn luận và luật hình sự VN

Nguyễn Quang
Gửi cho BBC từ Paris, Pháp

Các phiên tòa gần đây khép các bị cáo vào tội vi phạm điều 88 BLHS
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam xét xử một loạt các vụ án "lợi dụng tự do dân chủ" trong tuần vừa rồi, nhiều tổ chức, chính quyền Mỹ và EU đã lên tiếng phản đối vì cho rằng hành động của những người này, được họ gọi là những nhà chính trị phi bạo lực, chỉ đơn giản là việc thực hiện tự do ngôn luận.
Chính quyền Việt Nam, ngược lại, cho rằng đây là những hành vi vi phạm pháp luật, gây phương hại tới an ninh và trật tự xã hội. Cụ thể ở đây là vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự (BLHS), tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài viết này có mục đích phân tích về Điều 88 BLHS và đối chiếu với những quan điểm tự do ngôn luận của Mỹ và EU.

Trích dẫn :

Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phân tích

Trước hết bàn về hành vi "tuyên truyền" nói chung :

Tuyên truyền là việc nói lên, phát tán một thông tin tới đông đảo quần chúng. Chúng ta thường có suy nghĩ tuyên truyền là phát tán thông tin không chính xác hoặc áp đặt quan điểm, thường mang ý nghĩa tiêu cực. Thực chất việc tuyên truyền cần được hiểu một cách độc lập với thông tin tuyên truyền. Trong rất nhiều trường hợp tuyên truyền không hề xấu, thậm chí đây là một quyền căn bản của mỗi cá nhân trong xã hội, quyền được phát biểu và nhân rộng quan điểm của mình. Đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay khi mỗi cá nhân được "kết nối trực tiếp" vào kho tàng thông tin toàn cầu thì những quan điểm, ý kiến có thể được truyền đi một cách rất nhanh chóng, rộng rãi. Quyền tuyên truyền thông tin của mình và quyền tiếp cận thông tin của người khác trở thành một quyền cơ bản của xã hội.


Tuyên truyền trên đường phố đóng một

Như vậy việc tuyên truyền, phát tán thông tin là một hành động chính đáng và không thể bị quy kết là có tội nếu thông tin đó không sai sự thật. Nội dung thông tin mới chính là điều căn bản để đánh giá hành động tuyên truyền. Việc xác định thông tin không sai sự thật phải có tính định lượng, tức là đong đếm, xác định, kiểm chứng được. Ví dụ : tuyên truyền thông tin ông A có 1 tỷ $ thì phải có bằng chứng cụ thể, nếu ông A chứng minh được tài sản của mình không đến 1 tỷ $ thì người tuyên truyền phạm luật ; hay tuyên truyền là ở Việt Nam công dân không được đi chùa triền, nhà thờ là sai vì việc làm này mọi người có thể kiểm chứng được.

Ngược lại việc tuyên truyền những thông tin đúng sự thật, định lượng và kiểm chứng được là hợp lý và cần làm.

Tuy nhiên bên cạnh hai loại thông tin nói trên còn có rất nhiều thông tin, nếu như không muốn nói là phần lớn, không thể xác định được một cách định lượng, đúng sai. Đây chính là những quan điểm, ý kiến của từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Ví dụ : tuyên truyền thông tin ông A không xứng đáng đảm nhiệm vị trí X là không thể xác định được vì "xứng đáng" là một khái niệm định tính, chủ quan, không thể xác định cụ thể. Đối với người này ông ta xứng đáng, nhưng đối với người khác thì không (có thể vì theo người này yêu cầu với chức vụ X là cao hơn người kia) ; hay tuyên truyền là Việt Nam không có tự do tôn giáo cũng mang tính định tính, không thể xác định được.

Khái niệm "tự do" là một khái niệm trừu tượng và biến đổi theo quan niệm của mỗi người. Người này thấy rằng như thế là tự do nhưng người khác thấy không đủ vì họ có nhu cầu cao hơn. Đối với thể loại thông tin này các nước phương Tây coi đó là quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận của mỗi công dân. Ví dụ như bạn có thể nói : ông Bush không xứng đáng làm Tổng thống, chính quyền Bush cần phải từ chức, nước Mỹ thiếu dân chủ, không có tự do tôn giáo, đạo luật A không phù hợp cần phải bãi bỏ, … một cách công khai, đàng hoàng (kể cả ngay trước phủ tông thống Mỹ) hay phát tán trên mạng. Đây là ý kiến cá nhân của bạn, nhiều người có thể chia sẻ, nhiều người không và bạn có quyền phát biểu, tuyên truyền nó. Điều duy nhất cần tuân thủ là không được gây bạo lực.

'Chống nhà nước'

Bàn về tính chất "chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" ghi trong điều 88 :

Nhà nước là tổ chức đứng ra quản lý đất nước dựa theo sự đồng thuận (trường hợp lý tưởng) của mọi công dân trong xã hội đó. Như vậy thì về nguyên tắc thì mỗi cá nhân đều phải tuân thủ "luật chung" này để xã hội được vận hành một cách đúng đắn. Khi nhà nước đã ban hành luật thì công dân có trách nhiệm thực thi luật, đó là điều không thể tranh cãi ở mọi quốc gia.


Xã hội biến đổi thì luật pháp phải biến đổi theo nếu không sẽ trở thành vật cản trở



Nhưng điều quan trọng hơn là để một xã hội phát triển tốt thì Nhà nước của nó phải có khả năng "biến đổi", khả năng cái biến luật pháp nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội. Xã hội có trước, luật pháp có sau, luật pháp được sinh ra để miêu tả xã hội. Do đó xã hội biến đổi thì luật pháp phải biến đổi theo nếu không sẽ trở thành vật cản trở. Không có một mô hình, một đạo luật nào có thể được coi là chân lý, là phù hợp với mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Để cái biến thì có thể do nhà nước tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, nhưng cũng có thể do sự phản đối của xã hội, thậm chí là phế truất trực tiếp (qua bỏ phiếu). Thực chất thì sự tự điều chỉnh (nếu có) của nhà nước cũng là do sự phản đối của xã hội. Một đất nước phát triển là một đất nước biết cách biến đổi, tức là một đất nước tạo ra được những thiết chế xã hội cho phép biến đổi nhà nước, luật pháp một cách hoà bình.

Và để có được những biến đổi đó thì điều đầu tiên là mỗi công dân phải có quyền phát biểu ý kiến, quan điểm của mình (được hiểu là thể loại thông tin không xác định được cụ thể nói trên) cho dù có gây tranh cãi, đi ngược với quan điểm của nhiều người khác. Những ý kiến "khác biệt" đó cần được tôn trọng bởi chính lịch sử đã chứng minh nhiều ý kiến khác biệt, mâu thuẫn với Nhà nước ở một thời điểm này lại trở thành ý kiến đúng đắn, giải pháp kịp thời ở thời điểm sau đó. Do vậy quyền được phát biểu, tuyên truyền, quyền tự do ngôn luận này phải được hiểu là bao gồm cả quyền chỉ trích Nhà nước (một cách phi bạo lực).

Quay trở lại khái niệm "chống Nhà nước" nói trên thì cần phải phân biệt chống bằng hành động hay chống bằng lời nói. Chống bằng hành động là sự chống đối trực tiếp sự vận hành của Nhà nước, đây là điều nước nào cũng cấm. Ví dụ bạn không thể đánh ông Bush vì cho rằng ông ta không xứng đáng, không thể ngăn cản xe ông ta đi công vụ, không thể trốn thuế, … Một luật thuế là một thoả thuận xã hội quy định mỗi công dân phải thực hiện nhiệm vụ này. Bạn có thể phản đối nói, viết bài đòi bãi bỏ nó, nhưng vẫn phải đóng thuế đầy đủ (cho đến khi nào luật bị thay đổi).

Bên cạnh đó thì hành động "chống Nhà nước" bằng lời nói đã bao hàm cả quyền tự do ngôn luận nói trên.

Nhiều người cho rằng chỉ trích chính quyền phải mang tính xây dựng, còn chống đối, đòi lật đổ thì không được. Nhưng ngay cả việc đánh giá "xây dựng" cũng mang tính tương đối. Xây dựng ở đây hẳn nhiên là xây dựng đất nước, không phải xây dựng chính quyền. Nếu chính quyền sai phạm và không thể cải biến được nữa thì việc chống, thậm chí thay đổi nó là điều cần thiết (cho đất nước). Nếu nguyên nhân của vấn đề nằm trong chính sự tồn tại của chính quyền thì việc chỉ trích mang tính xây dựng, không chống đối chính quyền không thể giải quyết được vấn đề. Việc nhận định vấn đề và đưa ra giải pháp đối với mỗi người là rất khác nhau, do vậy không thể quy kết bằng tính xây dựng hay không xây dựng một cách chủ quan được.

Ví dụ : biểu tình đòi chính quyền Bush từ chức (một hình thức lật đổ hợp pháp) là điều mà chính quyền Mỹ tôn trọng, không thể ngăn cấm. Rất có thể nước Mỹ sẽ tốt hơn nếu chính quyền Bush bị bãi nhiệm và quân Mỹ rút khỏi Iraq, quan điểm này được rất nhiều người Mỹ và nhiều nước trên thế giới đồng tình, họ có quyền bày tỏ quan điểm này.

Bạn Nguyễn Quang hiện làm bằng tiến sĩ ở Paris, Pháp

Thế nhưng biểu tình đòi chính quyền Việt Nam từ chức ở Việt Nam thì lại không được. Trong lịch sử đất nước ta cũng đã cho thấy nhiều ý kiến, quan điểm lúc mới ra đời tưởng như đi ngược lại lợi ích của tất cả mọi người thì rốt cục lại trở thành phương pháp cứu giúp cả dân tộc thoát khỏi bi kịch. Ngược lại, có những quan điểm thoạt nhìn rất tốt, rất lý tưởng cuối cùng lại mang lại hậu quả nặng nề. Do vậy việc đánh giá vấn đề theo tính chủ quan, xây dựng hay không xây dựng, cần phải được loại bỏ. Những ý kiến, quan điểm không thể xác định được một cách tuyệt đối như vậy cần phải được tôn trọng, không thể bị gò bó, áp chế, thậm chí bằng luật như hiện nay.

Trong chương IX BLHS (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) có 14 Điều quy định rõ ràng, cụ thể hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó có 13 Điều thì muốn thực hiện hành vi phạm tội bắt buộc phải có hành động dùng vũ lực, sức mạnh… tác động đến một cái gì đó cụ thể. Duy nhất chỉ có Điều 88 trong Chương IX này thuộc loại tội phạm “vạ mồm”, tức là "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Nói một cách khác thì Điều 88 này ngăn cấm việc chống nhà nước CHXHCN Việt Nam ngay cả bằng lời nói ôn hoà và như vậy là ngăn cản quyền tự do ngôn luận, theo cách lập luận nói trên.

Và đây cũng chính là điểm bất đồng giữa các nước phản đối và phía Việt Nam. Sự phản đối này bao hàm cả phản đối Điều 88 trong BLHS, cho dù Mỹ và EU không nói rõ. Về phía Việt Nam thì lại viện dẫn, nâng cao điều luật này mà lờ đi sự mâu thuẫn của nó đối với quan niệm tự do ngôn luận, ngay cả đối với những điều khoản của Hiến pháp Việt Nam (như điều 69) hay các công ước về nhân quyền mà Việt Nam ký kết.

Chính quyền cũng có lý khi nhấn mạnh tính thượng tôn pháp luật, đây cũng chính là điều mà các nước phương Tây luôn nghiêm chỉnh thực thi tại đất nước họ. Nhưng điều khác biệt là các nước này cho phép chỉ trích Nhà nước còn Việt Nam lại có riêng một điều luật cấm chỉ trích Nhà nước. Rất khó có thể trình bày ý kiến đối lập (như nhà nước vẫn hay nói tôn trọng ý kiến đối lập) mà không vi phạm điều 88 này, nếu ý kiến đối lập nghiêng về quan điểm xây dựng một nhà nước khác hẳn hiện nay. Nó tương tự như việc xây dựng một luật thuế quy định mọi người đều phải đóng thuế và không được phàn nàn về chính bộ luật thuế đó.

Đây chính là nguyên nhân của những mâu thuẫn liên tục giữa chính quyền Việt nam và những người đối lập. Thực hiện quyền tự do ngôn luận thì phạm luật.

Để thoát khỏi vòng lặp này cả hai phía cần phải thay đổi nhưng phần chủ động nên là chính quyền Việt Nam. Tình trạng hiện nay là chính quyền đang khống chế sự cải biến xã hội, cải biến Nhà nước ở mức độ mà họ cho là hợp lý (bằng luật), hay nói cách khác là độc quyền đổi mới. Mở ra cho xã hội tham gia vào quá trình đổi mới "chính trị" này sẽ mang lại một lời giải chắc chắn tốt hơn cho đất nước ta.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/05/070518_article_88_analysis.shtml

Aucun commentaire: