1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 10 mai 2007

Nguyễn Văn Đài và Công Nhân có thể vô tội?

Nguyễn Văn Đài và Công Nhân có thể vô tội?

DCVOnline Phỏng vần luật sư Trần Lâm
Mạc Việt Hồng thực hiện


Việt Hồng: Xin ông cho biết vì lý do gì ông nhận bào chữa cho luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài trong khi nhiều luật sư khác từ chối?

Trần Lâm: Thì nghề của tôi bao năm nay là luật sư, tôi vẫn bào chữa cho các vụ án thuộc loại này mà, nhiều rồi.

Việt Hồng: Việc bào chữa cho những bị cáo là luật sư có khác gì so với những bị cáo bình thường khác không, thưa ông?

Trần Lâm: Cũng thế thôi, không có khác gì đâu, không có gì đặc biệt hơn so với các vụ án trước.

Việt Hồng: Chúng tôi được biết mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân và vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài đã có đơn xin rời phiên tòa xử thân nhân của họ lại 3 tuần nữa. Vậy vì sao đơn của họ không được chấp thuận, thưa ông?

Trần Lâm: Không hoãn được. Người ta không đồng ý. Gia đình của bị cáo thì muốn hoãn nhưng người ta mở phiên tòa đâu phải riêng cho Hà Nội mà còn cho các nơi. Đó là cả một kế hoạch cho đợt này. Hoãn lại nó dây dưa ra mà chúng tôi là luật sư, chúng tôi cho rằng chúng tôi vẫn làm việc kịp, không có gì là quá gấp rút cả. Còn gia đình hai bị cáo vì quá lo lắng nên cứ nghĩ ra cái này, cái nọ và xin hoãn nhưng hai luật sư bào chữa chúng tôi không xin hoãn. Chúng tôi cho rằng thời hạn xét xử như vậy cũng không có gì là trở ngại cả.

Việt Hồng: Ông vừa nhắc tới luật sư thứ 2, đó là ai, thưa ông?

Trần Lâm: Đó là ông luật sư Đàm Văn Hiếu của Đoàn luật sư Hà Nội.

Việt Hồng: Xin ông cho biết, ông gặp luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân lần cuối là khi nào, sức khỏe cũng như tinh thần của họ ra sao?

Trần Lâm: Tôi mới gặp họ cách đây 3 hôm. Hai người cũng khỏe cả. Lê Thị Công Nhân có kêu ca, phàn nàn là điều kiện trong đó nó hơi khổ một tý. Cả hai người khi làm việc với tôi đều rất minh mẫn.

Việt Hồng: Ông có gặp khó khăn gì trong quá trình chuẩn bị bào chữa không?

Trần Lâm: Tôi cũng không hiểu sao cứ có dư luận rằng vụ này tôi bị gặp khó khăn. Nhưng thực ra chỉ gặp khó khăn lúc ban đầu thôi. Tôi không được tham gia ngay từ đầu, từ giai đoạn điều tra và truy tố. Nhưng từ khi sang tòa, khoảng 5,7 ngày nay thì thuận lợi cả. Tôi làm việc rất thoải mái, tòa tạo điều kiện cho tôi về thời gian cũng như hồ sơ… rất đầy đủ., không bị cản trở gì cả.

Việt Hồng: Được biết, trong khoảng thời gian 7,8 ngày, ông phải nghiên cứu cả 2 hồ sơ một lúc, như vậy có phải là gấp gáp quá không, thưa ông?

Trần Lâm: Đứng về nghề nghiệp mà nói, chúng tôi thấy cũng không có gì gấp gáp hay cấp bách quá đâu. Hiện nay tôi đã sẵn sàng rồi, cũng không còn mắc mớ gì nữa. Thực ra cũng đơn giản thôi, chứ không phức tạp quá như ở bên ngoài tưởng đâu. Khi tiếp nhận hồ sơ tôi thấy nó cũng đơn giản thôi, chứ không đến nỗi quá phức tạp đâu. Đối với cô Công Nhân thì lại càng đơn giản hơn.

Việt Hồng: Như vậy, cô Công Nhân có thể chịu mức án nhẹ hơn Nguyễn Văn Đài

Trần Lâm: Tội của Công Nhân khác với tội của Nguyễn Văn Đài. Tôi nghĩ rằng, không có gì nghiêm trọng lắm đối với Công Nhân. Mức án của Công Nhân sẽ thấp hơn nhiều so với Nguyễn Văn Đài.

Việt Hồng: Thưa ông, nhiều người (trong đó có cả các luật sư) cho rằng điều 88 bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đi ngược lại với điều 69 của Hiến pháp và các công ước Quốc tế. Ông có nghĩ như vậy không?

Trần Lâm: ….Về cái tội này ấy…thì tôi cũng đã làm việc lâu năm rồi. Nó có từ năm 1945, 1946 kia. Đầu tiên nó là tội tuyên truyền chống chế độ, năm 1980 thì chuyển sang thành tội tuyên truyền chống Chủ Nghĩa Xã Hội, rồi bây giờ thì nó chuyển thành tội tuyên truyền chống nhà nước.

Luật pháp của Việt Nam, chúng tôi làm lâu rồi, chúng tôi thấy thế này, các công ước Quốc Tế thì nhà nước cũng có ký kết, rồi cũng có thông qua nhưng không có đi vào phổ cập trong đời sống. Còn Hiến pháp à? Hiến pháp thì nghe nó có mâu thuẫn với điều 88, đó là kìm kẹp cả sự suy nghĩ, kìm kẹp cả sự truyền bá quan điểm… và như thế là không được nhưng mà ở Việt Nam, từ bao nhiêu năm nay khi làm cái việc xét xử này, người ta không có bao giờ vận dụng Hiến pháp, cũng không bao giờ vận dụng các Công ước Quốc tế cả. Nhiều anh em ở ngoài nước và cả trong nước cũng thế, hay nói tới Hiến pháp nhưng ở Việt nam khi xét xử người ta chỉ giở bộ luật hình sự ra thôi, chứ không có quyền làm rộng hơn đâu. Còn những người làm ra luật họ phải quán triệt rồi. Ở ta nó như thế.

Bây giờ thì họ cũng phân tích kỹ càng hơn. Ví dụ như, tuyên truyền mang tính xúi giục, kích động người khác hay chỉ là trao đổi quan điểm với nhau…Nếu tuyên truyền mang tính bịa đặt, xuyên tạc, nói chệch sự thật… nhằm mục đích xấu, tác động tới người nghe làm cho người nghe từ chỗ là một công dân bình thường trở nên bực tức với chế độ thì là có tội.

Tôi cũng đọc một số tài liệu của các luật gia ở bên ngòai thì tôi thấy là không ai họ công nhận cái tội này cả. Các bạn ở bên ngòai cho rằng nó không hợp với luật pháp Quốc Tế nhưng ở Việt Nam thì nó như vậy mà nó tốn tại 60, 70 năm nay rồi! Luật sư như chúng tôi phải chứng minh được rằng, đó chỉ là trao đổi quan điểm chứ không phải nhằm mục đích xấu thì sẽ không bị kết tội. Nói tóm lại là động cơ và mục đích của những việc này sẽ cho thấy có phạm tội hay không.

Việt Hồng: Thưa ông, nhiều người cho rằng, những vụ án như thế này người ta đã có kết quả trước khi xử án rồi và nó không phụ thuộc bao nhiêu vào việc bào chữa tại tòa. Ông nghĩ sao về việc này?

Trần Lâm: Ở Việt Nam có chuyện như thế, người ta gọi là "án bỏ túi”. Đó là những người có trách nhiệm người ta bàn bạc với nhau, bản án có rồi. Còn phiên xử chỉ làm cho nó vui, gọi là ra diễn thôi, rồi tuyên như án đã định. Tôi thừa nhận là có việc đó. Ý của cô nói tôi phải công nhận là đúng với những năm trước đây nhưng mỗi ngày nó cũng có thay đổi hơn.

Việc bào chữa khó có thể làm đổi ngược được tình hình nhưng có thể làm cho nó sáng tỏ hơn, cân bằng hơn, hợp lý hơn, bản án nhẹ hơn, có khi cũng thay đổi ít nhiều cái "án bỏ túi” kia. Chúng ta sẽ chờ ngày mai xem thế nào.

Việt Hồng: Nhiều người chờ đón phiên tòa ngày mai. Hy vọng sẽ không lặp lại như phiên tòa xử Linh mục Nguyễn Văn Lý. Xin ông cho biết ông có bình luận gì về việc ông Lý bị bịt miệng ngay giữa tòa án không?

Trần Lâm: Tôi thấy đấy là một việc hết sức đáng tiếc! Rất đáng tiếc! Nhưng mà chúng tôi ở trong cuộc, trong ngành, chúng tôi nhìn thấy sự việc theo một cách khác. Đó là, ông Lý kiên quyết không chấp nhận phiên tòa, không chịu ra tòa và ông ấy đòi hỏi những cái việc rất là gay go như đòi mặc lễ phục nhà Thờ, rồi ông ấy đá cho một phát, cái vành móng ngựa đổ kềnh ra.v.v. Tôi ở trong ngành thì tôi đoán nó thế này, những người phụ trách người ta sẽ bảo những người thừa hành là: "nếu nó phá quá thì dẫn nó ra ngòai…” Khi ông ấy phá phách quá, chửi bới ầm lên thì người thừa hành họ phải kéo ra ngoài. Một lúc sau họ lại kéo vào, rồi ông ấy lại chửi ầm lên…Người công an thừa hành có khi họ được dặn là: "nếu nó nói bậy thì không cho nó nói nữa!”. Thì không cho nói nghĩa là bịt môm lại chứ gì? Tôi nghĩ nó không phải là mệnh lệnh ở trên cao mà do cái người thi hành họ làm ra như vậy.

Khốn nạn là lại có người chụp được cái ảnh đó và bây giờ người ta dán khắp nơi, khắp thế giới. Đó là một sự cố đáng tiếc. Nếu lấy bức ảnh đó để nói toàn bô ngành tòa án Việt Nam thì cũng không đúng, tôi cho là không công bằng. Nhưng tôi cũng thừa nhận là ngành toàn án Việt Nam chưa văn minh, chưa bằng ai, còn lạc hậu…

Việt Hồng: Xin được hỏi ông một câu cuối cùng. Có những luật sư bào chữa tin vào sự vô tội của thân chủ của mình, có người không tin nhưng vẫn tìm những kẽ hở của luật pháp để bào chữa. Thành thật mà nói, ông có tin và sự vô tội của Nguyễn văn Đài, Lê Thị Công Nhân không?

Trần Lâm: Xin chờ tới ngày mai, sáng mai điều đó sẽ rõ ràng trong môt phiên tòa công khai. Nhưng tôi cũng lường tới khả năng này. Tôi cho rằng có khả năng vô tội nhưng trong phiên tòa ngày mai, khả năng đó như thế nào thì tôi sẽ có ý kiến. Có người nói với tôi rằng, đã cãi thì phải cãi thành vô tội, chứ có tội thì cãi làm gì, nhưng không phải như vậy. Ngay cả vô tội cũng phải xem xét ở trường hợp nào vì trong pháp lý có tới 4,5 khả năng vô tội cơ. Hẹn cô, ngày mai chúng ta sẽ rõ.

Việt Hồng: Xin cám ơn ông và chúc ông làm tốt công việc bào chữa ngày mai.

Trần Lâm: Xin cám ơn cô.

© DCVOnline
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3369

---

Re: Nguyễn Văn Đài và Công Nhân có thể vô tội?
2007-05-10 11:25:55

Benjamin


Bản án đã được định đoạt, luật sư chỉ là những con rối để phiên tòa thêm phần nhộn nhịp. Ông Ls Trần Lâm này coi bộ qúa chủ quan! Bút đã sa và gà đã chết từ lâu, giờ còn ngồi đây bi bô trả lời phỏng vấn, lại có thể với đoán thế này thế kia, rõ chán!

Luật sư ở VN chỉ là cái chức danh rỗng tuếch! Đảng CS mới thực sự là quan tòa nắm trong tay quyền sát sinh!
---
Nhận xét:
Ls Tran Lâm sẽ chấp nhận cái bản án đã định sẵn bởi BCT csvn.
Đúng ra, Ls phải cải và dựa trên luật, Hiến Pháp, Công ước quốc tế, vì không có tội gì cả !!
Thà không có luật sư hay hơn

---
Re: Nguyễn Văn Đài và Công Nhân có thể vô tội?
2007-05-10 09:57:41

Minh Duc

Trích: Nếu tuyên truyền mang tính bịa đặt, xuyên tạc, nói chệch sự thật… nhằm mục đích xấu, tác động tới người nghe làm cho người nghe từ chỗ là một công dân bình thường trở nên bực tức với chế độ thì là có tội.

Nếu dân bịa đặt, xuyên tạc để nói xấu nhà nước là có tội thế thì nhà nước bịa đặt, xuyên tạc để nói xấu dân thì nhà nước có bị tội hay không? Cụ thể là VNExpress đăng tin Trần Khải Thanh Thủy âm mưu bắt cóc cán bộ ngoại giao VN ở Canada, nhận sự chỉ đạo của Lý Tống [ www.vnexpress.net ]. Đây là bịa đặt, xuyên tạc. Trong thời gian Trần Khải Thanh Thủy viết bài gửi ra hải ngoại thì Lý Tống nằm trong tù ở Thái Lan, làm sao chỉ đạo được. Theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì dân không được bịa đặt, xuyên tạc nói xấu chính quyền thì chính quyền cũng không được bịa đặt, xuyên tạc nói xấu dân. Nếu chính quyền đưa dân ra tòa về tội bịa đặt, xuyên tạc nói xấu chính quyền thì dân cũng có thể đưa chính quyền ra tòa về tội bịa đặt, xuyên tạc nói xấu dân. Nhưng luật ở VN thì chỉ có một chiều, nghĩa là dân không được nói xấu chính quyền còn chính quyền thì tha hồ nói xấu dân thì không sao cả. Nói chung, chỉ cần làm ra luật không được bịa đặt, xuyên tạc nói xấu là đủ. Không cần phải thêm vào là "nói xấu chính quyền". Hễ bất cứ ai bịa đặt, xuyên tạc để nói xấu người khác đều bị tội, bất kể chính quyền hay dân. Luật như thế mới bảo vệ cho văn hóa được trong sạch, không bị những điều bịa đặt, xuyên tạc làm cho sự hiểu biết của dân bị sai lạc đi. Còn chỉ làm luật để bảo vệ chính quyền, còn chính quyền thì tha hồ bịa đặt, xuyên tạc thì vừa bất công, vừa làm hại cho văn hóa của đất nước vì chính quyền tha hồ bịa đặt, xuyên tạc khiến cho dân sống trong cảnh mù mờ không biết điều gì thực sự xảy ra xunh quanh mình. Một xã hội như thế thì không lấy gì là có văn hóa cho lắm. Chính quyền tha hồ bịa đặt, xuyên tạc thì dân trí chẳng thể nâng cao được mà lại còn bị hạ thấp.

Aucun commentaire: