1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 18 mai 2007

Việt Nam chuẩn bị bầu Quốc hội khóa 12

Việt Nam chuẩn bị bầu Quốc hội khóa 12
2007.05.18
Lê Dân, phóng viên đài RFA



Chỉ còn hơn ngày nữa, hàng chục triệu công dân Việt Nam sẽ thực hiện quyền dân chủ cao nhất của mình là đi bầu người đại diện vào Quốc hội, cơ quan quyền lực theo nguyên tắc là cao nhất nước. Nhân dịp này, Lê Dân tìm hiểu thêm qua nhận định của một số người quan tâm, mời quý vị theo dõi.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Bảng kêu gọi cử tri đi bầu đại biểu quốc hội khóa 12 trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO
Kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa 12 năm nay được nhiều nhà quan sát cho là có nhiều nét mới, đáng chú ý. Trong số đó, ngoài việc có thêm nhiều người tự ra ứng cử, còn có việc thiết lập chuyên trang trên Internet www.baucukhoa12.quochoi.vn .
Trang này bao gồm các văn bản pháp luật, cơ quan tổ chức bầu cử và danh sách ứng viên cùng mọi diễn tiến xoay quanh kỳ bầu Quốc hội khóa 12 sắp tới.

Qua bảng thống kê trên trang web chính thức đó, người ta có thể biết là từ tổng số 1155 ứng viên, qua hiệp thương còn được 876 ứng viên được tranh cử. Trong tổng số trên 250 người tự ứng cử, còn được đúng vỏn vẹn 30 ứng viên.

Quyền tự do ứng cửNhận xét về khâu sàng lọc là các hội nghị hiệp thương nhằm cấp phép cho người ứng cử, giáo sư Phan Đình Diệu, một nhà trí thức tâm huyết, từng nói rằng :

“.....Hiến pháp quy định là công dân có quyền tự do ứng cử và bầu cử rối nhé. Nhưng luật lệ lại quy định những điều, mà theo tôi nghĩ, lại không phù hợp với Hiến pháp. Ví dụ như trong luật, tôi cũng hơi ngạc nhiên, là quy định những bước gọi là hiệp thương với các nội dung không thể hiện tính tự do bầu cử, ứng cử....”

Hiến pháp quy định là công dân có quyền tự do ứng cử và bầu cử rối nhé. Nhưng luật lệ lại quy định những điều, mà theo tôi nghĩ, lại không phù hợp với Hiến pháp. Ví dụ như trong luật, tôi cũng hơi ngạc nhiên, là quy định những bước gọi là hiệp thương với các nội dung không thể hiện tính tự do bầu cử, ứng cử..

Giáo sư Phan Đình Diệu

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến mà ban Việt ngữ thu nhận được từ các cử tri được thăm dò, nói rằng cần phải loại trừ phần lớn số người ra tự ứng cử.

“......tôi xin lỗi phải nói trong ngoặc kép.....là những người bất mãn, hoặc những người cơ hội chính trị, hoặc những người bị bọn xấu lợi dụng. Rõ ràng là khá nhiều những người tự ứng cử là bị rơi vào tình cảnh này......”

Thật ra, có nhiều nhân vật tự ứng cử đã có uy tín lớn với công chúng, chẳng hạn như cựu thứ trưởng Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ, thầy giáo Đỗ Việt Khoa, chuyên gia luật Cù Huy Hà Vũ, ông "hội đồng Khoa" Sàigòn ....và phần lớn họ đã bị loại qua các vòng hiệp thương, hay tự xin rút đơn ứng cử vì nhiều nguyên do khác nhau.
Một trong những người tự ứng cử là luật sư Võ Hữu Thiên Ân ở Sàigòn từng bày tỏ nguyện vọng khi ra tranh cử là nhằm thực thi pháp luật tốt hơn, chống tham nhũng hiệu quả hơn. Ông nói:

“....một vấn đề nữa mà tôi cũng quan tâm là vấn đề lương bổng cho công chức Việt Nam. Theo tôi thì phải đấu tranh để nâng mức lương này lên, ít nhứt khởi điểm cũng phải 2 triệu. Tôi nghĩ đó là một trong những cái quan trọng để chống tham nhũng.....”

Gần 83% là đảng viên

Trên chuyên trang Bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa 12, nhìn vào bảng thống kê ứng cử viên, dù Nhà nước và Đảng kỳ này hô hào cần sự tiếp sức của giới trẻ, con số ứng viên dưới 41 vẫn chỉ là 230 người trong tổng số 876 ứng viên, tức chỉ nhỉnh hơn 1/3 tổng số, chưa biết sau khi kiểm phiếu còn lại bao nhiêu.

Vẫn trong mục thống kê, nhìn vào cuối bảng, nơi ghi tỷ lệ các thành phần ứng viên, người ta thấy mừng khi nhìn tỷ lệ ứng viên nữ là trên 33%, số đảng viên chỉ là 17,1% trong tổng số 876 người được ứng cử.

Lá phiếu người dân chỉ có tác dụng hợp thức hóa danh sách Quốc hội do đảng cử ra thôi, chứ không có vai trò gì đáng kể. Tỷ lệ đảng viên trong dân chúng rất là ít, tối đa chỉ tới 10% thôi, mà đảng viên lại chiếm đến 90% số đại biểu Quốc hội, điều đó đã nói lên tính không đại diện cho nhân dân của Quốc hội rồi

Một thanh niên phát biểu
Tuy nhiên khi nhìn vào con số ngay trên hàng đó, thì con số đảng viên cụ thể là 726 người trong 876 ứng viên, chiếm gần 83%. Hiện tượng đó không khỏi gây bức xúc trong dân gian. Một thanh niên phát biểu:

“...lá phiếu người dân chỉ có tác dụng hợp thức hóa danh sách Quốc hội do đảng cử ra thôi, chứ không có vai trò gì đáng kể. Tỷ lệ đảng viên trong dân chúng rất là ít, tối đa chỉ tới 10% thôi, mà đảng viên lại chiếm đến 90% số đại biểu Quốc hội, điều đó đã nói lên tính không đại diện cho nhân dân của Quốc hội rồi........”

Hình thức, tuyên truyền

Trước ngày bỏ phiếu, ông Nguyễn văn Yểu, phó chủ tịch Quốc hội, trưởng tiểu ban tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 12, đã khẳng định với báo chí là sẽ tuyệt đối không có tình trạng "quân xanh, quân đỏ" trong kỳ bầu cử này. Ông ngụ ý là cuộc bầu cử sẽ minh bạch, trong sáng, không có ứng viên ra tranh cử cho thêm màu dân chủ.
Người dân có thật sự tin như vậy hay không ? Một nữ cử tri Hà Nội cho biết: “.....toàn các ông bon chen với nhau thôi, bầu nhau thôi... còn gọi là khác về hình thức, về tuyên truyền. Chứ còn vẫn vậy à, người dân chán nản, mất lòng tin, thôi thì người ta cứ ờ vậy....”

Một người lớn tuổi vẫn quan tâm đến các sinh hoạt Quốc hội nhiều khóa qua, đã đưa ra một lời khuyên thực tế. Ông nói:

“.....các bác nên bỏ việc bầu cử Quốc hội đi là tốt nhất trong tình hình hiện nay. Bởi vì bầu cử Quốc hội thì cũng thế, mà không bầu cử Quốc hội thì cũng vậy.
Cho nên để tiết kiệm cho quốc gia một khoản tiền khá lớn trongviệc bầu cử, lại tiết kiệm thời gian của nhân dân. Vẫn giữ nguyên cái việc đảng cử, dân bầu, chỉ định sẵn rồi, cho nên nếu được, thì tôi nghĩ bỏ bầu cử Quốc hội là tốt nhất trong tình hình hiện nay....”


Tuy không nói ra, nhưng nhiều cử tri được chúng tôi thăm dò cho biết cũng đã mường tượng được những ứng viên nào sẽ vẻ vang thắng cử tại đơn vị của mình rồi, đặc biệt là đối với những ông, bà do trung ương cử xuống địa phương.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tiếng nói và nguyện vọng của giới trẻ Việt Nam
Quảng Nam tổ chức bầu cử Quốc Hội sớm tại một số khu vực
Tuổi trẻ Việt Nam và những nguyện vọng gởi đến giới lãnh đạo cao cấp
Vì sao phần lớn những người tự ứng cử bị gạt khỏi danh sách ứng viên?
Việt Nam ngày nay qua cái nhìn của một chuyên gia ngoại quốc
Kêu gọi thành lập “Hội những người tự ứng cử và những người ủng hộ”
Ông Nguyễn Khắc Mai nói về giới trẻ Việt Nam và trách nhiệm đối với đất nước (phần 3)
Tình hình hội nhập của Việt Nam và giới trí thức trong nước (phần 2)
Phản hồi của giới trẻ về cách thức chọn lựa ứng cử viên Quốc hội VN
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: