1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 28 mars 2007

Tà quyền csvn huỷ bỏ nghị định 31/CP: sự thật là gì ?

Chính phủ Việt Nam huỷ bỏ nghị định 31/CP
2007.03.28
Nghe bản tin 9 giờ tối 28-3
Tải xuống để nghe

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết. file photo.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tuần trứơc, đã ký sắc lệnh bãi bỏ nghị định 31/CP áp dụng trong nhiều năm qua đối với những ngừơi bất đồng chính kiến, cho phép công an đựơc quyền giam giữ người tới 2 năm mà không cần phải đưa ra toà xét xử. Hãng thông tấn AP hôm nay trích dẫn nguồn tin từ một quan chức cao cấp trong Quốc Hội không muốn nêu tên.

Các nhà phân tích và giới ngoại giao phương Tây tán dương quyết định này, tuy nhiên, vẫn bày tỏ nghi ngại rằng chính quyền Hà Nội còn có nhiều chiêu thức khác để chế tài và bắt bớ những nhà dân chủ.

Nghị định 31/CP ấn định Quy chế quản chế hành chính do nguyên thủ tứơng Võ Văn Kiệt ký duỵêt từ tháng 4 năm 1997, từng bị giới hoạt động dân chủ trong và ngoài nứơc cũng như các tổ chức nhân quyền thế giới phản đối mạnh mẽ.

Từ khi được ban hành đến nay, có gần 200 người đã là nạn nhân của Nghị định này, trong đó có Hoà thượng Thích Quảng Độ và Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Cùng ngày hôm nay, Viện Kiểm Sát Nhân Dân vừa ra cáo trạng truy tố Trương Quốc Huy với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nứơc”.
Anh Huy bị bắt giam từ tháng 8 năm ngoái đến nay áp dụng theo Nghị định 31CP vì các hoạt động cổ võ dân chủ.

Ngoài Trương Quốc Huy, còn có một thanh niên khác tên Hàng Tấn Phát, cũng bị truy tố với tội danh tương tự.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Vụ án cha Lý là vụ án xét xử những người vô tội
Thấy gì qua cuộc giao lưu trực tuyến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Gia đình Luật sư Công Nhân bị đe doạ sẽ có hậu quả… nếu trả lời đài RFA
Vợ Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết tình hình hiện nay của anh
Thông tin mới nhất về trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân đang bị bắt giữ
Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ trước những trù dập và sách nhiễu của công an Việt Nam
Ông Nông Đức Mạnh: không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội
Phản ứng của người Việt trong và ngoài nước trước việc công an dùng gia đình làm áp lực anh Đỗ Nam Hải
Công an dùng áp lực gia đình buộc anh Đỗ Nam Hải phải ngưng tất cả hoạt động tranh đấu cho dân chủ
-----------------------

Tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nứơc” ???
Cái đcsvn này mới chính là tội phạm, lý luận xuẩn động, vu khống và ngược ngạo:
- VN có tự do dân chủ đâu mà lợi dụng ??? đâu có báo chí tư nhân, ...
- xâm phạm lợi ích nhà nước ?? hay là đụng chạm đến quyền lợi phi pháp của đcsvn (ngồi trên Hiến pháp) ??
- không thể đồng hóa một cách ngu xuẩn, gian trá : đcsvn, nhà nước cs = nhân dân !
- đcsvn, nhà nước cs PHẢI phục vụ nhân dân, vi tiền thuế là của dân !!
- đúng ra là : xử dụng đúng đắn quyền tự do dân chủ được quy định trong HP và Công ước quốc tế
- phải Khởi tố đcsvn, và Viện Kiểm Sát Nhân Dân mới đúng : tội pham cần phải xử trước quốc dân và tòa án quốc tế ! (vu cáo, bắt giam, kết án người vô tội, cướp của, giết người, bán nước, buôn dân, tham nhũng).

-----------------------

SỰ THẬT VỀ VIỆC BÃI BỎ
NGHỊ ĐỊNH 31/CP NGÀY 14.4.1997
Ls Lê Thị Công Nhân – 11-11-2006

Hiện nay, giới làm nghề luật tại Việt Nam, những người quan tâm đến tình hình đấu tranh dân chủ của Việt Nam, và ngay cả một số ít trong những người đang trực tiếp đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam hiện thời đang vui mừng trước thông tin về việc nhà cầm quyền cộng sản sắp hủy bỏ Nghị định 31/CP do ông Võ Văn Kiệt ký ngày 14-4-1997.

Nghị định này có tên gọi đầy đủ là Nghị định của Chính phủ số 31/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 ban hành Quy chế quản chế Hành chính, sau đây gọi tắt là NĐ31. Đây là Nghị định được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại Chương I phần các tội phạm của Bộ luật hình sự nhưng “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” (điều 2). Đây là một trong những văn bản pháp luật được coi là hữu hiệu nhất để nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp phong trào đấu tranh Dân chủ trong Nước kể từ khi nó được ra đời cho đến nay. Vì, NĐ31 này gần như được lập ra chỉ để áp dụng cho một loại đối tượng duy nhất là các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa bất bạo động, dùng tiếng nói lương tâm và hiểu biết của mình để đòi tự do, nhân quyền và một nền chính trị văn minh đa nguyên cho Việt Nam.

Trong quá khứ, cũng như hiện tại, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn luôn chụp cho những người đấu tranh dân chủ cái mũ “xâm phạm an ninh quốc gia” hoặc “liên quan đến an ninh quốc gia” với những “tội danh” như : chống đối chính sách, tuyên truyền phản cách mạng, lợi dụng dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết, gây rối trị an, xúc phạm lãnh tụ, v.v…, để từ đó thực hiện những việc đàn áp, như : bắt bớ, thẩm vấn, ép buộc công ty/tổ chức nơi những người đấu tranh này làm việc đuổi việc họ, kết án là tội phạm hình sự rồi bỏ tù, quản chế họ…v.v….

Và như chúng ta đều biết, biện pháp quản chế là một trong những biện pháp bị lạm dụng nhiều nhất và tùy tiện nhất so với những biện pháp khác để đàn áp những người đấu tranh dân chủ.

Quản chế được nhà cầm quyền Việt Nam quy định là một biện pháp Hành chính mà thôi !?!? Tức là không cần phải khởi tố và xét xử vụ án như là đối với một vụ án chính thức, mà nhà cầm quyền vẫn có thể áp dụng ngay biện pháp “bỏ tù tại gia” từ 6 tháng đến 2 năm (điều 1) đối với cá nhân đã bị chụp mũ là “xâm phạm an ninh quốc gia”. Điều kinh khủng nhất và cũng là tăm tối nhất của NĐ31 chính là nội dung “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. nhà cầm quyền quy định như vậy, nhưng lại không hề nói rõ như thế nào là “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Sự thiếu sót này hoàn toàn do cố ý nhằm tạo điều kiện áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào với bất kỳ cá nhân nào mà nhà cầm quyền thấy rằng cần phải trừng trị người đó với tội danh có nội dung “xâm phạm đến an ninh quốc gia”, nhưng cố kiếm cũng không ra nổi một bằng chứng buộc tội nào, hoặc cũng có thể do nhà cầm quyền e sợ một thế lực hoặc dư luận nào đó mà không thể đưa người này ra để buộc tội. Vì vậy, quản chế hành chính đã được ưu tiên lựa chọn áp dụng cho những người này, vì nhà cầm quyền CSVN thấy không nên / không thể xét xử đối tượng một cách công khai !!!

Cũng vì quy định mơ hồ như vậy mà đã có rất nhiều những người đấu tranh dân chủ ôn hòa bất bạo động bị áp dụng quyết định quản chế hành chính và bị cưỡng chế phải sống trong cảnh tù đày tại gia trong suốt những năm qua.

Và khi bị quản chế như vậy, nạn nhân sẽ phải sống trong cảnh đi đâu cũng “phải có lý do chính đáng” và phải làm đơn xin phép và phải đợi có được sự chấp thuận của nhà cầm quyền bằng một “giấy phép” (điều 17). Quy định nghe ra có vẻ rất kỹ và chi tiết như vậy, nhưng đó chỉ là quy định cho phía người bị áp dụng quyết định mà thôi. Còn về phía cơ quan công quyền, là phía “có quyền ra quyết định” và “cấp giấy phép” thì tìm mỏi mắt trong NĐ31 cũng không thấy một điều nào nói như thế nào là lý do chính đáng và những trường hợp nào thì được cấp giấy phép và trường hợp nào không.

Quy định chỉ chặt chẽ một chiều cho phía đối tượng bị áp dụng như vậy vì tinh thần làm luật đã được thiết lập trên cơ sở là luật phục vụ cho quyền lợi và sự tùy tiện của nhà cầm quyền chứ không phải cho dân sinh.

Đọc đến đây, quý vị sẽ thắc mắc sao chưa thấy mối liên hệ giữa tiêu đề của bài viết với nội dung của nó, vì ở trên mới chỉ thấy phân tích nội dung cơ bản của NĐ31 mà thôi.

Vấn đề chính là ở chỗ, ngày 5 tháng 9 năm 2006 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam trong phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2006 đã ra Nghị quyết số 22/NQ-CP gây xôn xao dư luận trong và ngoài Nước, người Việt cũng như người nước ngoài, cũng bởi vì cái khoản 5 của nó, ghi rằng :

“5. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình về việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính và hủy bỏ Nghị định số 31/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về quản chế hành chính.
Chính phủ thống nhất, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện cải cách tư pháp hiện nay thì việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính và hủy bỏ Nghị định số 31/CP về quản chế hành chính là cần thiết. Để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc hủy bỏ hoặc đình chỉ áp dụng một số điều, khoản liên quan đến quản chế hành chính của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, trên cơ sở đó huỷ bỏ Nghị định số 31/CP về quản chế hành chính.”

Có lẽ không cần phải nói nhiều rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã có những việc làm tiến bộ nhất định nhằm sửa chữa những sai lầm do chính họ tạo ra trước đây !?!?, như trong khoản 5 nêu trên, là “xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện cải cách tư pháp thì việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính và hủy bỏ Nghị định 31/CP về quản chế hành chính là cần thiết.”

Nhưng họ có thật tâm muốn làm như vậy không ?

Xin thưa rằng không, đơn giản là vì, việc sẽ hủy bỏ Nghị định 31/CP thật sự không hề có nhiều ý nghĩa như nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đang tuyên truyền để đánh lạc hướng dư luận. Vì, từ rất lâu rồi NĐ31 này không còn được áp dụng nữa, mà chính xác là từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 khi Pháp lệnh Xử lý Vi phạm Hành chính 2002 có hiệu lực thi hành.

Như tất cả chúng ta đều biết, Pháp lệnh có hiệu lực rất cao, chỉ sau Hiến pháp và Luật. Còn về nguyên tắc áp dụng, thì nguyên tắc về thời gian là, nếu 2 hoặc nhiều văn bản luật điều chỉnh về cùng một vấn đề thì văn bản nào ra đời sau sẽ có hiệu lực áp dụng. Do đó, Pháp lệnh Xử lý Vi phạm Hành chính vừa là văn bản ở cấp cao hơn vừa ra đời sau so với NĐ31. Vấn đề là toàn bộ quy định về quản chế hành chính của NĐ31/CP đã được đã được đưa vào Pháp lệnh 2002 một cách “êm ái hơn, gọn gàng hơn và sắc bén hơn” mà vẫn bảo toàn đầy đủ tất cả những nội dung đáng lên án của NĐ31/CP. Cụ thể là các điều trong Pháp lệnh bao trùm toàn bộ NĐ31 gồm những điều sau :

- Điều 6, khoản 2 ghi “Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là những người được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.”
- Điều 22 quy định các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm : giáo dục tại xã phường, thị trấn ; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.
- Điều 27 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Và thời hạn quản chế Hành chính là từ 6 tháng đến 2 năm.
Nội dung về quản chế Hành chính của NĐ31 đã được quy định một cách tinh vi hơn, với giá trị hiệu lực cao hơn khi được đưa vào trong Pháp lệnh. Bên cạnh đó thì các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục (điều 25) và đưa vào cơ sở chữa bệnh (điều 26) cũng đã được đưa vào trong Pháp lệnh mới này với một phạm vi áp dụng rất rộng.
Hai biện pháp này cũng là những hình thức đàn áp được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng khá phổ biến đối với những người đấu tranh dân chủ. Vì cơ sở giáo dục ở đây chính là một trại giam trá hình, mặc dù chúng cũng có tác dụng giáo dục nhất định đối với những kẻ xấu, nhưng trong thực tế bị nhà cầm quyền lạm dụng không ít để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Còn đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh quy định trong Pháp lệnh là người nghiện ma túy và bán dâm (khoản 2 điều 26 Pháp lệnh), nhưng trong thực tế nhà cầm quyền Việt Nam vẫn thường dùng thủ đoạn rêu rao một số người bất đồng chính kiến là mắc bệnh tâm thần và cưỡng chế đưa họ vào các bệnh viện tâm thần nhằm mục đích thâm độc là hãm hại những người này làm cho họ không bệnh cũng thành bệnh.

Vì vậy, nếu nhà cầm quyền Việt Nam nói rằng “việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính và hủy bỏ NĐ 31/CP về quản chế hành chính là cần thiết” thì họ phải thật sự hủy bỏ tất cả các quy định pháp luật liên quan đến quản chế hành chính, chứ không thể nào lại chỉ là bãi bỏ một nghị định mà cái nghị định đó đã “chết” từ lâu rồi !!!


Sự thật thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ làm một việc đơn giản là cho NĐ 31/CP ngày 14-4-1997 “chết một lần nữa” mà thôi. Còn mục đích thật sự của họ là thế nào thì ai cũng đã rõ. Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý Vi phạm Hành chính 2002, Nghị định 38/CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 về việc tập hợp đông người và Nghị định 56/CP về văn hóa và thông tin vừa mới ra đời ngày 6 tháng 6 năm 2006, còn tinh vi hơn và đang còn có hiệu lực đầy đủ và ghê gớm trong việc đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ dũng cảm nói lên bất đồng chính kiến của mình và những hiện trạng tiêu cực của xã hội do sự độc tài của Đảng cộng sản gây ra. Và biện pháp quản chế, cái tên gọi mỹ miều của việc bắt bỏ tù tại gia, vẫn hoàn toàn còn đầy đủ hiệu lực của nó trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.

Hơn nữa, nếu năm 1991, Quốc hội CSVN đã huỷ bỏ “Lệnh tập trung cải tạo” 1 lệnh kéo dài 3 năm (cho đến năm 1991, có những người bị 5 lệnh liên tiếp phải ở tù 15 năm liền) thì với Pháp lệnh năm 2002, nhà cầm quyền CSVN đã tái lập “Lệnh tập trung cải tạo” này qua việc “đưa vào cơ sở giáo dục từ 6 tháng đến 2 năm và có thể gia hạn một cách tuỳ tiện”.

Vì vậy, các nhà đấu tranh Dân chủ và công luận hãy nhận thức thật đầy đủ và chuẩn xác những chiêu đòn của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Hà Nội, 11-11-2006
Luật sư Lê Thị Công Nhân

------

bởi vì đã từ lâu " Toàn bộ những qui định về quản chế hành chính của NĐ 31/CP đã được đưa vào pháp lệnh 2002 một cách êm ái hơn, gọn gàng hơn và sắc bén hơn ". Đó là nhận xét trong bài viết mang tên " Sự thật về việc bãi bỏ nghị định 31/CP ngày 11.4.1997 "của luật sư Lê thị Công-Nhân đâng trên www.doi-thoai.com ngày 12.11.2006. Ngay hôm sau ( 13.11.2006) cũng trên báo này có bài viết của Đào văn Bình tựa đề là :" Một lừa bịp trắng trợn " nói về vấn đề này..Dưới đây tôi dẫn tòan bộ bài viết của Ls.Công-Nhân để bạn đọc cùng suy ngẫm tính chất xảo trá cố hưũ của CSVN và cũng là dịp để chúng ta cùng ngưỡng mộ một tấm gương dũng cảm của một nữ chiến sĩ dân chủ VN.
http://www.doi-thoai.com/baimoi0307_356.html
Nghị Ðịnh 31
PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2002

Aucun commentaire: