1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 29 mars 2007

Bản Báo Cáo 2006 của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (phần 6)

National Integrity Systems

Bản Báo Cáo 2006 của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (phần 6)

http://www.transparency.org
----
Từ khẩu hiệu “ Chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch muôn năm” đến chỗ nhà nước Việt nam reo mừng đựợc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) – tổ chức do các nền kinh tế Tư bản sáng lập, là một chặng đường dài với nhiều khó khăn và thay đổi, song, có một điều chưa thay đổi đó là quyền lực lãnh đạo và quản trị quốc gia vẫn nằm trọn trong tay của một đảng duy nhất là đảng cộng sản Việt nam và quốc nạn tham nhũng càng ngày càng lộ diện với những con số kinh hoàng. Để nhìn nhận vấn nạn tham nhũng một cách khách quan, có lẽ, không gì hơn bằng việc xem xét các số liệu, đánh giá từ các cơ quan, tổ chức quốc tế phi chính trị. Đối thoại xin trân trọng giới thiệu tới độc giả Bản báo cáo hàng năm mới được công bố vào tháng 12/2006 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế - một tổ chức phi chính trị đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng toàn cầu.

----

Lãnh vực thương mại

Có rất nhiều bộ luật khác nhau đang được áp dụng cho các công ty nhà nước, các công ty tư nhân quốc nội và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ luật Doanh nghiệp 2005 được áp dụng vào tháng 7, 2006 và hợp nhất một cơ cấu luật pháp cho các công ty tư nhân quốc nội và nước ngoài. Bộ luật này không áp dụng cho các công ty nhà nước. Tuy nhiên, mục đích của nó là làm sao cho tất cả các công ty nhà nước hiện nay trở thành các doanh nghiệp hoạt động dưới Bộ luật doanh nghiệp chậm nhất là vào năm 2010. Trước thời hạn chuyển đổi này, Bộ luật doanh nghiệp quốc doanh 2003 vẫn được áp dụng, các đạo luật này tập trung vào việc tổ chức công ty. Báo cáo tài chánh, đặc biệt là trong các công ty nhà nước vẫn còn rất yếu.

Tham nhũng ở Việt Nam chủ yếu được xác định liên quan các viên chức nhà nước. Nó bao gồm các công ty nhà nước nhưng không nói đến các công ty tư nhân. Không có điều khoản rõ ràng nào giành cho việc chống tham nhũng trong các lãnh vực tư nhân ngoại trừ các điều ngăn cấm chung chung chống lại sự va chạm trong các vụ đấu thầu. Các quy chế về lãnh vực ngân hàng và rửa tiền đang được hình thành và chánh quyền đang chú ý nhiều đến lãnh vực này. Nhưng trên thực tế, các quy chế mới này vẫn không được áp dụng một cách đúng đắn, đặc biệt là các quy chế chống rửa tiền.

Hối lộ tuy không hợp pháp nhưng rất phổ biến. Tuy nhiên các doanh nghiệp không coi hối lộ là một chướng ngại lớn đối với họ. Bộ luật Cạnh tranh Thương mại năm 2004 nhằm để giảm thiếu sự độc quyền của công ty nhà nước và sức mạnh thị trường của nó. Không có một công ty tư nhân tầm cở nào hiện hữu ở Việt Nam. Lãnh vực tư nhân bao gồm các công ty với tầm cở nhỏ và trung và có được sự tự quản cao. Các công ty nhà nước không chính thức là độc lập nhưng trên thực tế họ có một quyền tự quyết định đáng kể. Tính độc lập chính thức của các công ty này đang tăng dần, đặc biệt là trong lúc chúng đang được chuyển hóa thành những công ty hoạt động dưới Bộ luật doanh nghiệp.

Trong năm 2004, lãnh vực quốc doanh chiếm 39.2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Lãnh vực phi quốc doanh chiếm 45.6%, đa số từ các doanh nghiệp cá nhân. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15.2% GDP. 56

Tư hữu hóa là một cụm từ nhạy cảm về chính trị tại Việt Nam. Cuộc chuyển hóa các công ty nhà nước bao hàm cổ phần hóa. Cổ phần hóa của các công ty nhà nước nhỏ, về cơ bản, là sự tư hữu, mặc dù các viên chức nhà nước cấp thấp vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ của mình ở nhiều cấp độ sau khi chuyển hóa 57. Chánh quyền vẫn có ý định cố bám lấy quyền kiểm soát của mình đối với các công ty quốc doanh tầm cỡ sau khi các công ty này đã được cổ phần hóa, mà điều này thì không tương đương với tư hữu hóa. Tốc độ cổ phần hóa tăng trưởng nhanh chóng từ 1998 và gần đây được mở rộng ra hơn để bao gồm các công ty nhà nước đủ cỡ. Tuy nhiên, một vài công ty nhà nước vẫn còn nhận sự viện trợ của chánh quyền, và đây là nguồn gốc của tham nhũng.

Thị trường vốn đang được hình thành và càng ngày càng hiện đại hơn. Hiện nay có 2 thị trường giao dịch chứng khoán đang hoạt động, tại thành phố HCM vào năm 2000 và Hà Nội năm 2004. Số công ty đăng ký còn rất khiêm tốn, và số lượng quần chúng tham gia vào việc mua bán cổ phiếu còn khiêm tốn. Cường độ mua bán của những người giữ cổ phần tùy thuộc vào loại hình của công ty và việc chánh quyền có dính dáng gì đến các công ty này hay không. Hiện nay, quyền hạn của những người giữ cổ phần còn rất giới hạn nhưng đang được củng cố bởi Bộ luật doanh nghiệp 2005.

Các công ty nhà nước (tổng công ty) thống trị nền kinh tế. Những tổng công ty này hoạt động trong tất cả các lãnh vực lớn như dầu hỏa, viễn thông, nghề đóng tàu, hóa chất, sắt thép và hầm mỏ. Hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn. Một điều kiện cần thiết được đặt ra là nhà nước có quyền sở hữu trong các lãnh vực chọn lựa được định rõ trong luật pháp. Giới lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính trị có một mối tương quan mật thiết khi các công ty cỡ lớn đều thuộc về nhà nước. Điều này không nhất thiết đúng cho trường hợp của các công ty nhỏ hơn, mặc dầu vậy mối quan hệ với các viên chức nhà nước luôn luôn vẫn là một lợi thế.

Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) hoạt động song song với nhiều hiệp hội công nghiệp. Tuy nhiên, mối liên quan giữa các tổ chức này từ vị trí của người đại diện công ty và đại diện đảng CSVN là một vấn đề phức tạp. Trong đường hướng này, họ hoạt động giống như các tổ chức quần chúng khác.

Các công ty nhà nước báo cáo về cơ quan giám sát (chủ quản) của họ, điều này tùy thuộc vào cơ quan nào thành lập ra một công ty; Nó có thể là một Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc một Bộ nào đó. Trong thực tế, hầu hết các công ty nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về ngăn ngừa thua lỗ và đạt chỉ tiêu về lợi nhuận. Bằng cách nào để đạt được những trọng trách này thì tựu chung không được giám sát chặc chẽ, điều này tạo ra cơ hội cho sự kinh doanh “hành lang” và nhiều sáng tạo trong kế toán. Khu vực tư nhân và các công ty ngoại quốc phải chịu trách nhiệm với người có cổ phần đa số và chủ nhân. Quảng đại quần chúng không được tham khảo về các vấn đề liên quan đến việc điều hành công ty.

Trách nhiệm của một công ty về xã hội chỉ tồn tại trong các công ty ngoại quốc, tuy nhiên trách nhiệm này cũng đang nổi lên trong các công ty quốc nội. Sự quan tâm về nhiệm vụ điều hành một công ty đang tăng, nhưng nó vẫn còn tập trung vào sự cải cách các công ty nhà nước thay vì tư nhân. Chỉ có các công ty ngoại quốc mới có một bộ luật hành sử theo truyền thống đạo đức và các điều khoản chống hối lộ. Không có một khu vực cụ thể nào chủ động việc chống tham nhũng, tuy vậy khu vực xây dựng được coi là có nhiều tham nhũng. Các cải cách về hệ thống đấu thầu công cộng đã phần nào cố gắng nhắm đến vấn đề này.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam duy trì hồ sơ đăng ký thương mại và hàng năm xuất bản một danh mục ( niên giám) thương mại Việt Nam, danh mục này không bao gồm tất cả các doanh nghiệp. Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) đưa ra bản Lượng Giá Doanh Nghiệp bao gồm phần lớn các doanh nghiệp hiện hành.

Thông báo tài chánh là một điều kiện cần thiết để các công ty có thể đăng ký trên thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, một số nhỏ các công ty Việt Nam bắt đầu vay mượn từ quốc tế, điều này cần một sự minh bạch tài chánh khắt khe hơn. Tuy nhiên, ai là chủ nhân thật sự của các công ty này là một vấn đề rắc rối, đặc biệt khi có liên quan tới quan chức nhà nước và thân nhân của họ. Sự giám sát các công ty tư nhân không được phát huy đúng mực. Chất lượng của sự minh bạch thông tin thường rất đáng nghi ngờ, đặc biệt là trong các thị trường buôn bán tay ngang (OTC). Giấu diếm tin tức và sử dụng sổ sách tài chánh khác nhau là một điều rất phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam ở tất cả các loại sở hữu, trường hợp này là để lẫn tránh những hành động cướp bóc của các viên chức thuế vụ, công an và các viên chức nhà nước khác.

Bộ tài chánh và cơ quan kiểm toán nhà nước là hai cơ quan có trách nhiệm giám sát các doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban chứng khoán (Securities Commission) thuộc Bộ Tài chánh Nhà nước điều hành thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các cơ quan này mà đặc biệt là cơ quan Kiểm Toán nhà nước thì lại thiếu cán bộ. Các cơ quan truyền thông loan tãi nhiều về các vụ hối lộ và tham nhũng nhưng đa số tập trung vào doanh nghiệp nhà nước hoặc các nhà thầu tư nhân có gắn bó đến các viên chức hay doanh nghiệp nhà nước. Thỉnh thoảng cũng có một vài công ty nước ngoài dính dấp đến tham nhũng – gần đây nhất là vụ PMU 18, trong đó một số nhà thầu xây cất Đông Á bị cáo buộc là có liên quan.

Các hiệp hội kinh doanh và nghiệp đoàn đều không mấy quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng. Nhiều cuộc thống kê cho thấy rằng tham nhũng vẫn còn là một sự việc không mấy quan trọng đối với kinh doanh. Các hiệp hội thương mại nước ngoài, như các phòng thương mại, thường hay nhắc đến việc chống tham nhũng nhưng họ không có hành động cụ thể nào trong việc này.

Tuy lãnh vực thương mại rất quan trọng đối với Việt Nam nhưng nó không phải là một trụ cột của Hệ thống Liêm chính Quốc gia vì, nói chung, các công ty không quan tâm mấy đến việc chống tham nhũng. Từ sự kiện trên, một cuộc vận động cho một môi trường giao thương lành mạnh trong hai thập niên qua đã dẫn đến một chuỗi cải cách hành chánh nhằm cải thiện tính minh bạch trong các giao dịch thương mại và giảm thiểu cơ hội hối lộ, dù rằng tác dụng của nó vẫn còn hạn chế. Việc cấp giấy phép thương mại đã trở nên ít rắc rối hơn khi chính quyền hợp lý hóa tiến trình này. Thuế quan và các cơ quan thuế vụ gây nhiều trở ngại cho lãnh vực thương mại, cả hai cơ quan này đều đứng đầu trong danh sách tham nhũng. Hệ thống tòa án thông thường không có khả năng dàn xếp các tranh chấp. Việc phân xử có nhiều ngõ ngách, bao gồm một hệ thống cá biệt dành cho các nhà đầu tư và cơ quan ngoại quốc. Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam có một ảnh hưởng lớn trong việc phân xử này. Các công ty thương mại và công dân đều có chung quyền lợi trong lúc khiếu kiện hoặc tố giác. Các cơ quan luật pháp không quan tâm mấy đến sự minh bạch trong lãnh vực thương mại.

Chính quyền ở cấp địa phương

Việt Nam có một mô thức chính trị đơn quyền, trong đó đòi hỏi sự lệ thuộc kép (trung thành cả với đảng và nhà nước). Hội đồng Nhân dân được bầu ở các cấp tỉnh, huyện và xã. Kỳ bầu cử quốc hội vừa qua vào tháng 4, 2004. Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực tối cao ở cấp địa phương và có trách nhiệm với cử tri thuộc mỗi đơn vị và với quốc hội ở cấp quốc gia. Hội đồng Nhân dân bầu ra Ủy ban Nhân dân để thi hành nhiệm vụ của một cơ quan hành pháp. Trên nguyên tắc Hội đồng Nhân dân có thẩm quyền giám sát lên Ủy ban Nhân dân, nhưng trong thực tế thì việc này rất hạn chế.

Có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ tham nhũng ở cấp địa phương. Nhưng Ban Thanh tra Nhân dân là một cơ quan duy nhất thuộc cấp xã có nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Các cơ quan phòng chống tham nhũng ở cấp bộ quốc gia có trách nhiệm tương tự với các cơ quan ở các cấp địa phương. Các cơ quan có nhiệm vụ phòng chống tham nhũng ở cấp địa phương phải lệ thuộc rất nhiều vào quan chức địa phương. Trong khi thi hành nhiệm vụ, các cơ quan này bị chi phối rất nhiều bởi các vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, và xã hội. Và sự kiểm soát của các cơ quan chức năng cao hơn còn rất yếu kém. Hệ thống liêm chính và minh bạch thay đổi theo từng vùng và địa phương.

Các cơ quan chức năng chủ đạo liên quan đến tham nhũng ở cấp bộ vùng và địa phương gồm có:

*Cơ quan thanh tra chính phủ ở cấp tỉnh và huyện;

*Ban thanh tra nhân dân ở cấp xã;

*Ban kiểm tra của đảng và các ban đảng ủy ở các cấp;

*Lực lượng công an ở các cấp tỉnh, huyện và xã;

*Vụ kiểm sat nhân dân ở cấp tỉnh và huyện;

*Mặt trận Tổ quốc ở các cấp tỉnh, huyện và xã;

*Cơ quan Kiểm toán nhà nước cấp tỉnh;

*Cơ quan thanh tra tài chánh thuộc Bộ Tài chánh cho các doanh nghiệp nhà nước.

Các cơ quan thuộc Bộ và các cơ quan nhà nước đều có tại mỗi cấp hành chính. Những cơ sở này đều phụ thuộc vào các Hội đồng Nhân dân (trên thực tế, Ủy ban Nhân dân) của mỗi tầng lớp và cũng phụ thuộc vào cấp bên trên trong thứ bậc Bộ hoặc cơ quan. Sự dẫm chân nhau về mặt trách nhiệm là một nét đặc thù chủ yếu của hệ thống này. Các cơ sở địa phương không vượt ra ngoài tầm của cơ sở trung ương nhưng có một mức độ tự quản đáng kể (mặc nhiên thừa nhận và hợp pháp hóa dần dần) nhất là về mặt ngân quỹ.

Sự tham khảo ý kiến ít xảy ra ở cấp tỉnh và cấp quận so với cấp nhà nước, dù rằng việc này lại thường xảy ra ở cấp làng xã. Khởi xướng Dân chủ Cơ sởđược thực thi năm 1998 và cập nhật năm 2003 là nhắm vào việc gia tăng tham dự của dân chúng ở cấp làng xã, đặc biệt là về mặt thuế má và ngân sách làng xã. Tuy nhiên, kết quả rất khác nhau. Các Hội đồng Nhân dân làng xã cảm thấy rằng họ không có đủ quyền hạn thay đổi các quyết định của Ủy ban Nhân dân, và vì vậy, việc này giới hạn chức năng giám sát của họ. Thêm nữa, các ban thanh tra Nhân dân thường bị coi là quá yếu kém trong việc gìn giữ sự chính trực của tài chính làng xã. 58

Các quy tắc hành xử và quy luật quốc gia áp dụng ở cả các cấp vùng và địa phương, nhưng trên thực tế thì đều vô hiệu lực. Việc khai báo tài sản hiện tại không bắt buộc, mặc dù việc này có thể sẽ thay đổi với việc thực thi các chỉ đạo của Luật Chống Tham nhũng 2005. Ngân sách ở cấp làng xã được công khai để dân chúng xét duyệt. Các cuộc hội họp công cộng được bắt buộc và việc này có xảy ra trên thực tế, nhất là trong lúc bầu cử. Tuy nhiên, quan chức vùng và địa phương có một đặc quyền tự quyết rộng lớn trong việc quyết định những vấn đề nào được phép bàn thảo công khai. Không có luật lệ rõ ràng trong việc ngăn cấm báo chí và công chúng tham dự thảo luận công cộng. Ngay cả những vấn đề cần có thảo luận công cộng cũng thường không được thảo luận, chẳng hạn như việc liên quan đến tiến trình Dân chủ Cơ sở. 59

Cơ quan Thanh tra Chính phủ chính thức chịu trách nhiệm trong việc điều tra những cáo buộc tham nhũng và xử lý những khiếu nại và tố cáo của dân chúng. Tuy nhiên, có một sự dẫm chân trầm trọng giữa các cơ quan. Quyết định và phán quyết của tòa án thường không được thi hành nếu không có chấp thuận của Ủy ban Nhân dân, vì vậy Ủy ban vẫn là một đặc điểm chủ yếu trong mọi tiến trình giải quyết. 60

Việc tố cáo thì là cả một vấn đề lớn ở các cấp dưới so với cấp quốc gia bởi vì không có sự bảo vệ và đảm bảo giấu danh tính. Quan chức ở cấp thấp không được miễn trừ tố tụng, nhưng vị thế của họ trong hàng ngũ đảng gây trở ngại đến việc tố tụng. Dân chúng có thể kháng cáo việc giải quyết và khởi xướng kiện tụng tại các tòa hành chính, nhưng trên thực tế việc này rất ít khi xảy ra. Việc trừng phạt công nhân viên nhà nước áp dụng ở mọi cấp, với khiếu nại hành chính là phương tiện chính yếu cho việc sửa đổi sai lầm. Kháng cáo nhân dụng chỉ có với công nhân viên. Nhiều quan chức địa phương cao cấp đã bị truy tố về tội tham nhũng trong những năm gần đây. Chính quyền vùng và địa phương chưa thành công trong việc lật tẩy tham nhũng, mặc dầu công cuộc cải cách hành chính công (PAR) đang cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề này.

Chính quyền cấp vùng và địa phương không phải là những phần tử chính yếu trong Hệ thống Liêm chính Quốc gia (NIS). Chính quyền ở các cấp thấp có tự quyền đáng kể, và việc giám sát thì lỏng lẻo.

Các định chế quốc tế

Việt Nam đã ký Thỏa ước Liên hiệp quốc chống Tham nhũng vào tháng 12 năm 2003, nhưng văn bản ký kết chưa được thông qua. Việc này ước định sẽ xảy ra năm 2006. Việt Nam cũng gia nhập Sáng kiến Chống Tham nhũng Á châu và Thái bình dương của Ngân hàng Phát triển Á châu/Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (ADB/OECD) vào tháng Sáu 2004. Vị thế của nhà cầm quyền là mạnh mẽ theo đuổi việc hội nhập quốc tế trong khi vẫn duy trì chủ quyền quốc gia.

Các định chế quốc tế thì chính thức độc lập nhưng có hội ý với chính phủ trong tất cả các hoạt động. Một mức độ tự kiểm duyệt cũng xảy ra ngõ hầu tránh những khó khăn chính trị. Các cơ sở quốc tế có mặt ở Việt Nam thực sự nhất tâm trong sự liêm chính và thanh liêm, như chúng ta thấy trong các lãnh vực họ liên hệ và các dự án, kế hoạch mà họ thực thi. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ sở quốc tế uốn mình theo phong tục địa phương. Chẳng hạn như việc quà cáp để cảm ơn những người tham dự các buổi hội họp là một thông lệ ở Việt Nam.

Các cơ sở quốc tế điều hợp nỗ lực của họ qua kế hoạch, chương trình và tài trợ chung. Kế hoạch Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo là một thí dụ. Việt Nam là một nước hàng đầu trong việc hòa hợp viện trợ, và việc liên kết với kế hoạch nhà nước và các hệ thống điều hành đang bắt đầu xảy ra. Thêm nữa, hiện có một Nhóm Các nhà tài trợ đồng quan điểm (LMDG) cùng với các cơ chế quy tụ tài trợ như Chương trình Hỗ trợ Phát triển Pháp lý (LDSF) và Chương trình hỗ trợ cải cách hành chính công (PARSF)

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng liên hệ đến việc cải thiện một cách tổng quát sự minh bạch thuế, mua sắm công, chi phí công và đầu tư công, bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE). Việt Nam đang tìm cách chấp nhận các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán quốc tế. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và một vài cơ sở khác đang liên hệ tới việc Cải cách hành Chính (PAR), cải cách pháp lý và tư pháp ( bao gồm Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA)), Dân chủ cơ sở và cung ứng trợ giúp trong việc soạn thảo luật pháp. Thí dụ như, quốc tế đã đóng góp tư vấn vào Luật Chống Tham nhũng 2005 và sự thông qua của đạo luật là một ngòi khơi động cho Kế hoạch Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo(PRSC).

Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc cũng liên quan đến việc củng cố khả năng của Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân ngõ hầu cải thiện chức năng giám sát của các cơ sở này. Bộ Phát triển Quốc tế Anh quốc (DfID) thì liên quan đến các vấn đề về quản lý và chống tham nhũng. Cơ sở Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Cơ sở Phát triển Quốc tế Đan Mạch cung ứng trợ giúp kỹ thuật cho Kiểm toán Nhà nước. Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển hỗ trợ các cố gắng chống tham nhũng qua việc trợ giúp Thanh tra chính phủ và việc tham dự gần đây vào việc nghiên cứu chẩn lý của Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) về tham nhũng.

Các cơ sở quốc tế có các quy luật kiểm soát và hệ thống giải trình trách nhiệm của riêng họ. Một vụ tai tiếng về tham nhũng gần đây liên quan đến vài triệu Mỹ kim trong Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) nhắm vào các hế hoạch hạ tầng cơ sở đã đưa đến việc một phái đoàn xét duyệt thuộc Ngân hàng Thế giới được gửi từ Hoa Thịnh Đốn ( Washington) sang điều tra. Thêm vào các hệ thống nội bộ, các cơ sở quốc tế cũng được nhà cầm quyền giám sát, nhất là Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ.

Trong khi việc để công chúng tham dự là một thông điệp nòng cốt được kỳ vọng từ các cơ quan quốc tế, sự tham vấn công cộng trong việc lựa chọn kế hoạch ít khi xảy ra. Quyền lợi của cơ quan đầu não và các chính sách của tổ chức thường quyết định việc lựa chọn kế hoạch. Có các quy tắc hành xử nội bộ trong mỗi tổ chức. Sự minh bạch rất quan trọng đối với các tổ chức quốc tế, nên các thông tin thường được tiết lộ. Tuy nhiên, tìm được tin tức sẵn có thường khó khăn, nhất là đối với công dân Việt. Các ấn bản luôn có sẵn cho công chúng, thường bằng cả hai ngữ, Việt và Anh.

Có các điều khoản cho việc tố cáo trong hầu hết các cơ sở quốc tế, đa số có nhân viên kiểm tra độc lập riêng. Mức độ sử dụng thay đổi tùy theo từng cơ sở. Các cơ sở quốc tế tìm cách hợp tác với nhà cầm quyền để giải quyết vấn đề tham nhũng, và đối phó tham nhũng là một vấn đề quan tâm chính đối với hầu hết các cơ sở quốc tế.

Các cơ sở quốc tế thường có quan hệ tương tác với các trụ cột hành pháp, lập pháp và tư pháp. Công việc này thể hiện điển hình qua hình thái hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng khả năng và hỗ trợ phát triển chính sách và luật pháp. Họ cũng liên quan đến các trụ cột khác như các cơ quan thi hành luật pháp, mua sắm công cộng, các cơ quan kiểm toán và chống tham nhũng. Nhà cầm quyền hỗ trợ sự tham gia quốc tế nhưng theo đường lối riêng của họ. Các cơ quan quốc tế ở Việt Nam khó khăn trong việc đòi hỏi nhà cầm quyền làm ngược lại ý họ. Mặc dù có các kế hoạch để xử lý một số vấn đề, nhưng việc này không có nghĩa là nhà cầm quyền một lòng trong việc thực thi.

Sự định giá Hệ thống Liêm chính Quốc gia

Nói chung, Hệ thống Liêm chính quốc gia của Việt Nam hoạt động không tốt và các cơ chế ngăn chặn tham nhũng hoặc là còn thô sơ hoặc kém được thực thi.

Vài năm qua, cả chính phủ và các tổ chức quốc tế đã tăng cường chú trọng đến vấn đề tham nhũng. Hiện người ta nhận thức rõ hơn bao giờ hết rằng tham nhũng là một vấn nạn và tham nhũng là nội dung được đề cao trong các nhiệm vụ chính trị. Việc thông qua Luật phòng chống tham nhũng đầu tiên vào cuối năm 2005 là một dấu mốc quan trọng. Luật này chuyển trọng tâm đấu tranh chống tham nhũng từ việc giải quyết các vụ việc, đây là cách tiếp cận chủ yếu cho tới nay, sang phòng ngừa (tức là thay đổi cơ cấu khuyến khích quản trị tham nhũng). Trọng tâm chủ yếu trong Luật là vai trò giám sát của xã hộ dân sự ( công chúng) và các phương tiện thông tin đại chúng. Cho dù đó, gần như chắc, là một cách tiếp cận đúng, song xã hội dân sự và truyền thông hiện vẫn còn chưa được đặt đúng chỗ để thực hiện chức năng này. Luật phòng chống tham nhũng cũng yêu cầu thành lập hệ thống kê khai tài sản. Hiện vẫn chưa hoàn toàn rõ hệ thống này sẽ hoạt động ra sao. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước khác cho thấy sẽ cần phải có thời gian để có được một hệ thống kê khai tài sản hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, Luật phòng chống tham nhũng chủ yếu tập trung vào đấu tranh chống tham nhũng trong khu vực nhà nước. Luật này rất ít đề cập đến tham nhũng trong khu vực tư nhân, mặc dù ở Việt Nam có quy định chung cấm hành vi thông đồng trong lĩnh vực mua sắm công.

Có một số vấn đề vận hành trong hoạt động của Hệ thống Liêm chính Quốc gia tại Việt nam đối với hầu hết tất cả các trụ cột. Những vấn đề đó là:

Cách tiếp cận giải quyết vấn đề tham nhũng nói chung mang tính manh mún. Ở những lĩnh vực mà chính phủ có kế hoạch chiến lược thì không có bằng chứng cho thấy các kế hoạch hoặc chiến lược này được triển khai một cách nhất quán giữa các định chế. Hơn thế nữa, chỉ một số ít các định chế có vai trò trong Hệ thống Liêm chính Quốc gia đang áp dụng cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết vấn đề tham nhũng trong phạm vi thẩm quyền của mình, ngay cả khi những định chế này được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng ở những lĩnh vực khác.
Việc tham nhũng có bị phát hiện, điều tra hoặc truy tố hay không thường là có sự chỉ đạo chính trị. Tức là, những người có quyền lực chính trị có thể thoát khỏi bị điều tra và truy tố, trong khi các vụ việc tham nhũng thường được sử dụng để tranh giành chính trị. Đảng và chính phủ đã cam kết loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng, bất kể người nào có liên quan, nhưng ít người tin rằng điều này có thể xảy ra trên thực tế.
Có sự ganh đua đáng kể giữa các cơ quan và tranh cãi về quyền thực thi pháp luật giữa các định chế được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 cho phép thành lập một Ủy ban chỉ đạo Quốc gia về chống tham nhũng dưới quyền thủ tướng, nhưng vẫn có nhiều ý kiến quan tâm về mức độ hiệu quả của ủy ban này sẽ như thế nào trong việc điều phối các tổ chức khác nhau cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.

Thân quen và gia đình chủ nghĩa có tính phổ biến trong tất cả các định chế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong Hệ thống Liêm chính Quốc gia, cho dù về danh nghĩa có các hệ thống bổ nhiệm dựa trên cơ sở năng lực phẩm chất. Quy tắc ứng xử, nếu có, ít được thực thi. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp xử lý các xung đột lợi ích. Việc sử dụng quỹ đen là chuyện bình thường.
Cho dù có một truyền thống tương đối mạnh trong việc lấy ý kiến người dân thông qua các tổ chức quần chúng, thì việc tham vấn ý kiến người dân thực tế khá là hình thức và có phạm vi hẹp. Các định chế nhà nước có xu hướng ngồi nhà giữ yên lặng thay vì cởi mở.

Trong khi có các cơ chế khiếu kiện nội bộ và đối với người dân, thì nhìn chung có tâm lý ngại ngần sử dụng các cơ chế này do e sợ có những va chạm với những người khiếu kiện. Có sự gia tăng nhỏ về số lượng khiếu kiện chính thức của người dân trực tiếp nhằm vào các quan chức chính phủ cấp thấp, nhưng sự gia tăng này không đáng kể. Việc giữ kín tên hoặc bảo vệ cho những người tố cáo không được bảo đảm.
Trong điều kiện Hệ thống Liêm chính Quốc gia của Việt Nam hiện hoạt động không hiệu quả, rất khó để xác định bất kỳ trụ cột nào đang đi tiên phong và gánh trách nhiệm cho những trụ cột còn lại. Đảng CSVN, cơ quan hành pháp và lập pháp xứng đáng có thêm sự tin cậy vì đã chú trọng đến vấn đề tham nhũng, mặc dù điều này vẫn chưa được biến thành các kết quả cụ thể. Có nghĩa là, việc thông qua Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 thể hiện một bước đi đúng hướng. Có một số bằng chứng cho thấy Thanh tra Chính phủ đang trở thành một định chế mạnh hơn, nhưng đây cũng vẫn chỉ là một trong số các cơ quan cần thiết và không thể nói cơ quan này đang hoạt động hiệu quả trong đấu tranh chống tham nhũng. Các phương tiện thông tin đại chúng vẫn bị hạn chế đáng kể do thiếu tính độc lập.

Các trụ cột đang hoạt động kém hiệu quả hơn bao gồm kiểm toán nhà nước, bộ máy hành chính, cơ quan thực thi pháp luật, giao dịch hợp đồng công, cán bộ thanh tra, khu vực kinh doanh, chính quyền vùng và địa phương. Có rất nhiều nguyên nhân của sự kém hiệu quả này. Sự ganh đua giữa các thể chế, sự tranh giành lợi ích, sự nhiệt tình về mặt chính trị còn chưa rõ, bệnh tham nhũng tràn lan, và sự phân định không rõ ràng giữa đảng, bộ máy hành pháp và các cột trụ khác như cơ quan lập pháp, kiểm toán nhà nước, tòa án, dân chính, thực thi pháp luật, cán bộ thanh tra, và cơ quan chống tham nhũng, đã hạn chế khả năng hoạt động hiệu quả của hầu hết các trụ cột khác, xét cả ở khía cạnh riêng lẽ lẫn tổng thể. Sự bổ nhiệm không hiệu quả về nhân sự, tiền lương và phân bổ ngân sách cũng hạn chế tính hiệu quả của nhiều trụ cột trong đấu tranh chống tham nhũng. Cũng cần nhớ rằng việc gia tăng chú trọng đến tham nhũng cũng chỉ tương đối mới; và điều này cũng giải thích được một phần tại sao nhiều trụ cột không hoạt động hiệu quả.

Thực tế là các phương tiện thông tin đại chúng, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế đang cùng phối hợp thúc ép nâng cao tinh thần tự giác tập trung vào tham nhũng và cam kết cao hơn về tính minh bạch của chính phủ. Tuy nhiên, không có sự phối hợp rõ ràng giữa các tác nhân này và vai trò của xã hội dân sự – vì nó còn rất yếu – khá manh mún và không có tính phối hợp trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng.

Có một khoảng cách khá lớn giữa các quy định chính thức trong việc điều chỉnh Hệ thống Liêm chính Quốc gia và các hoạt động thực tế trong cuộc sống. Đây là điều phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam. Nguyên nhân của sự không nhất quán liên quan đến vấn đề tham nhũng là do thực tế quyền lực chính trị thường vượt trên pháp luật, gia đình chủ nghĩa tràn lan, và các quan chức có thể nhận hối lộ một cách khá dễ dàng. Quyền thực thi pháp luật chồng chéo, các quy định không rõ ràng và năng lực nhà nước yếu kém là một phần của vấn đề, nhưng có ý kiến cho rằng những vấn đề này chỉ là thứ yếu so với các vấn đề chính trị và quan điểm nêu ở trên.

Chiến lược chống tham nhũng hiện nay của chính phủ như đã nêu trong Luật Phòng chống Tham Nhũng mới đây có khá nhiều tham vọng. Thậm chí một sự tiến bộ nhỏ trong việc triển khai luật này cũng có thể giúp nhà nước “đảo ngược cuộc chơi” đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, với cách thức mà Hệ thống Liêm chính Quốc gia hiện đang hoạt động, có lẽ cần phải mất vài năm để Luật phòng chống tham nhũng thực sự có hiệu lực. Trong khi đó, điều thực tế đang xảy ra trong cuộc sống, xét theo khía cạnh các hoạt động chống tham nhũng, vẫn còn rất hạn chế, nhưng đây cũng là điều có thể tiên liệu được với bản chất thực sự của Hệ thống Liêm chính Quốc gia tại Việt nam hiện nay..



************* **********

Các cơ quan và nguồn tham khảo (List of References).

American Bar Association and United Nations Development Programme International Legal

Resource Center (ABA-UNDP ILRC), ‘Assessment of the Draft Law Against Corruption for the

Socialist Republic of Vietnam’, August 2005, http://www.abanet.org/intlaw/ilrc .

British Broadcasting Company (BBC) News, ‘Vietnam Ministry Hit by Scandal’, 4 April 2006,

http://news.bbc.co.uk/go/pr/fr/-/2/hi/asia-pacific/4874600.stm .

Central Institute for Economic Management (CIEM) and World Bank, ‘Report on the Study of Post-

Equitization of State-Owned Enterprises’, Hanoi, September 2005.

Communist Party of Vietnam (CPV), ‘Report on the Findings of the Diagnostic Study on Corruption

in Vietnam’, Hanoi, December 2005. Draft.

Economist Intelligence Unit (EIU), ‘Country Profile 2005: Vietnam’, London, 2005,

http://www.eiu.com .

Economist Intelligence Unit (EIU), ‘Country Report Vietnam: January 2006’, London, 2006,

http://www.eiu.com .

Fritzen, Scott, ‘The “Misery” of Implementation: Governance, Institutions and Anti-Corruption in

Vietnam’, paper prepared for the conference Governance, Institutions and Anti-Corruption in Asia,

hosted by the New Zealand Asia Institute of the University of Auckland, New Zealand, and the

Election Study Centre of the National Chengchi University, Taiwan, in Auckland, New Zealand, 28–

30 April 2003.

Gainsborough, Martin, Changing Political Economy of Vietnam: The Case of Ho Chi Minh City,

London: RoutledgeCurzon, 2003.

Gainsborough, Martin, ‘Corruption and the Politics of Economic Decentralisation in Vietnam’,

Journal of Contemporary Asia 33:1 (2003): 69–84.

Gainsborough, Martin, ‘An Anatomy of the State: Will the Real Vietnamese State Please Stand

Up?’, Political Update paper prepared for the Vietnam Update, Australia National University, 11–12

August 2005.

Gainsborough, Martin, ‘Party Control: Electoral Campaigning in Vietnam in the Run-up to the May

2002 National Assembly Elections’, Pacific Affairs 78:1 (2005): 57–75.

Gainsborough, Martin, ‘Equitisation and the Changing Nature of State Power in Vietnam: Private

Indirect Government?’, paper presented at the Fourth Symposium on contemporary Vietnam at

CERI/Sciences Po, Paris, 9–10 December 2005.

General Statistics Office of Vietnam (GSO), 2006, http://www.gso.gov.vn .

Government Inspectorate of Vietnam, ‘Anti-Corruption Policies in Vietnam’, Hanoi, 6–7 December

2005.

International Monetary Fund (IMF), ‘Vietnam: Statistical Appendix’, IMF Country Report No. 06/52,

February 2006.

Kokko, Ari, ‘Assessment of proposal for program entitled “Strengthening Comprehensive Capacity

of the Inspection System: Up to 2010 with a Vision to 2020”, submitted to the Swedish

International Development Agency Hanoi by Government Inspectorate December 2004’, Hanoi,

January 2005.

Official Gazette (Cong Bao), selected issues and years, Vietnam Law and Legal Forum, Hanoi.

Phillips Fox ,‘Vietnam Legal Update: April 2004’, Phillips Fox – Vietnam Laws, Hanoi, April 2003,

http://www.vietnamlaws.com .

Sabharwal, Gita and Than Thi Thien Huong, ‘Civil Society in Vietnam: Moving from the Margins to

the Mainstream’, CIVICUS, Johannesburg, July 2005,

http://www.globalpolicy.org/ngos/state/2005/07vietnam.htm .

Sea-Change Partners, ‘Local Governance, Transparency and Anti-Corruption in Community-Driven

Development in Vietnam’, report prepared for the World Bank, Hanoi, August 2005.

Thanh Nien News, ‘PM Calls for Party to Dump Transport Minister for Corruption’, 2 April 2006,

http://www.thanhniennews.com/ .

National Integrity System Country Study 2006

Vietnam 37

Thanh Nien News, ‘Vietnam Transport Minister to Resign Over “Derelication of Duty”’, 4 April 2006,

http://www.thanhniennews.com/politics/?catid=1&newsid=14125 .

Thanh Nien News, ‘Another Prosecutor Removed from PMU18 Case’, 15 April 2006,

http://www.thanhniennews.com/society/?catid=3&newsid=14502 .

Thanh Nien News, ‘Vietnam Party Congress Discusses Corruption’, 21 April 2006,

http://www.thanhniennews.com/print.php?catid=1&newsid=14703 .

United Nations Development Programme (UNDP), ‘Access to Justice in Viet Nam: Survey From a

People’s Perspective’, Hanoi, May 2004.

Vietnam Economic Times, ‘Clearing out the corrupt’, 10–11 June 2005.

Vietnam Economic Times, ‘The fight goes on’, 11–12 January 2006.

Vietnam Investment Review, ‘NA turns attention to anti-corruption’, 4, 24–30 October 2005.

Vietnam Law and Legal Forum, ‘Bill on State Audit’, 24 January

2005, http://news.vnanet.vn/vietnamlaw/Reports.asp?CATEGORY_ID=1&SUBCATEGORY_ID=2&NEWS_ID=494

Vietnam News, ‘NA debates law on complaints’, 5 November 2005,

http://vietnamnews.vnanet.vn .

Vietnam News, ‘PM orders greater efforts against corruption, waste’, 24 April 2006,

http://vietnamnews.vnanet.vn .

World Bank, Vietnam Development Report 2005: Governance, Hanoi, 2005.

World Bank, Vietnam Public Expenditure Review and Integrated Fiduciary Assessment, Vol. 1,

Hanoi, April 2005.

World Bank, Vietnam Development Report 2006: Business, Hanoi 2006.

Notes


56 General Statistics Office of Vietnam (GSO), 2006, http://www.gso.gov.vn . These figures are preliminary

2004 estimates.

57 ‘Report on the Study of Post-Equitization of State-Owned Enterprises’ (Hanoi: Central Institute for Economic

Management [CIEM] and WB, September 2005).

58 Vietnam Development Report 2005: Governance (WB).

59 Ibid.

60 Ari Kokko ‘Assessment of proposal’.

Aucun commentaire: