1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 30 avril 2007

Bản Phúc trình quốc tế tố cáo Hà Nội chà đạp nhân quyền và đề ra 8 yêu sách dân chủ hóa Việt Nam

12 Nhà Đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam lên tiếng – Bản Phúc trình quốc tế tố cáo Hà Nội chà đạp nhân quyền và đề ra 8 yêu sách dân chủ hóa Việt Nam

2007-04-23 | | UBBVQLNVN



PARIS, ngày 23.4.2007 (UBBVQLNVN) - Hôm nay, Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền vừa công bố đồng thời tại thủ đô Paris và Genève bản Phúc trình cuộc điều tra quốc tế về tình trạnh nhân quyền tại Việt Nam. Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền là cơ quan hoạt động kết nối giữa hai tổ chức nhân quyền quốc tế, gồm Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) có trụ sở tại Paris và Tổ chức Quốc tế Chống tra tấn (OMTC) có trụ sở tại Genève.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, nói rằng : "Bản Phúc trình đến rất đúng lúc và đầy ý nghĩa vào thời điểm nhà cầm quyền Hà Nội mở cuộc đàn áp và bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam nhằm ngăn cản mọi tiếng nói đòi hỏi dân chủ. Bản Phúc trình đã cất cao tiếng nói của các nhà bất đồng chính kiến gặp gỡ Phái đoàn Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đi điều tra Việt Nam, trong số này có Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, hai Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Thiện Minh, Linh mục Chân Tín, Giáo sư Hoàng Minh Chính, v.v... Lời chứng của các nhân vật Việt Nam soi sáng vào thực tại thường nhật mà các Nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền đang đối diện và sẽ là công cụ truyền thông lay động công luận thế giới trước hiện trạng nhân quyền bị chà đạp tại Việt Nam. Bản Phúc trình cũng sẽ góp phần quan trọng cho cuộc đối thoại nhân quyền tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào ngày mai 24.4.2007".

Bản Phúc trình đã được ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, chuyển đến ông Barry Lowenkron, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, là người cầm đầu phái đoàn đối thoại nhân quyền với Việt Nam.

Chúng tôi xin dịch nguyên văn bản thông cáo báo chí của Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền dưới đề danh :



"Việt Nam : 12 Nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền lên tiếng – Phát hành bản Phúc trình quốc tế của Phái đoàn điều tra nhân quyền


"Loan báo đồng thời tại Paris và Genève ngày 23.4.2007, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Quốc tế Chống tra tấn (OMTC), theo chương trình cộng tác hỗ tương trong khung hoạt động mang danh xưng Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền phát hành hôm nay bản Phúc trình cuộc điều tra quốc tế tại Việt Nam.

"Cuộc điều tra này, tổ chức với sự cộng tác mật thiết của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, để gặp gỡ một số nhà bất đồng chính kiến và các nhà lãnh đạo tôn giáo đang dấn thân tranh đấu cho nhân quyền. Mục tiêu cuộc điều tra nhằm lấy lời chứng trực tiếp để làm sáng tỏ hoàn cảnh những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, mà Đài Quan sát có quan hệ theo dõi nhiều năm qua. Bản Phúc trình sẽ được sử dụng để đánh động cộng đồng thế giới và công luận về hiện trạng tự do ngôn luận, tự do lập hội tại Việt Nam. Đài Quan sát sẽ sử dụng bản Báo cáo làm công cụ thông tin trong khung cảnh quan hệ song phương hay đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia thứ ba.

"Số lớn những người gặp gỡ phái đoàn điều tra là thành viên hay hỗ trợ viên cho Giáo hội Phật giáo độc lập, tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật từ năm 1981 và không ngừng bị chế độ công kích. Phái đoàn điều tra cũng đã gặp các nhà văn, học giả hay các giới khác, các vị này đều tham gia bảo vệ nhân quyền và đấu tranh cho công cuộc cải cách dân chủ .

"Một số những người gặp gỡ phái đoàn từng bị giam tù nhiều năm vì lý do hoạt động nhân quyền. Nhiều người từng bị khốn đau về thể xác và tinh thần, và sau khi trả tự do họ vẫn bị theo dõi, giám sát cũng như mất các quyền tự do đi lại, tự do ăn nói hay lập hội. Thế nhưng họ vẫn kiên quyết tiếp tục cuộc đấu tranh.


"Những bước tiến có tính quyết định cần thiết để thúc đẩy một môi trường dẫn tới nhân quyền và pháp quyền. Đặc biệt Nhà cầm quyền Việt Nam phải chú ý đặc biệt :


- "Trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức bị bắt giam vì sử dụng chính đáng các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, thông tin, và quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của họ ;

- "Chấm dứt mọi hình thức đàn áp, kể cả những sách nhiễu tư pháp và hành chính, đối với những ai hành xử các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng, quyền tự do lập hội và hội họp phù hợp theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ;

- "Bảo đảm quyền tự do lập hội phù hợp theo Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, bãi bỏ Nghị định 38/2005/ND-CP (1), và cho phép thành lập các tổ chức Phi chính phủ, các công đoàn độc lập, các đảng phái đối lập, và những phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam ;

- "Cho phép sáng lập cơ quan truyền thông tự do và độc lập, kể cả bãi bỏ Nghị định 56/2006 (2) và Quyết định 71 (3), cải cách luật báo chí, đặc biệt các điều 1, 2 và 15 tại Chương 5, và cho phép phát hành các báo chí, truyền thông tư nhân ;

- "Phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;

- "Gạt bỏ mọi trở ngại ngăn cấm cơ quan truyền thông quốc tế và các tổ chức nhân quyền để họ được phép đến kiểm tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ;

- "Nói chung, tuân thủ toàn triệt Tuyên ngôn Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho nhân quyền được Hội đồng LHQ thông qua tại khóa họp đại hội đồng hôm 9.12.1998, đặc biệt điều 1, các điều 12.1 và 12.2 ;

- "Phê chuẩn Công ước LHQ chống tra tấn và các đối xử tàn bạo, bất nhân hay hạ giá nhân phẩm, cùng Nghị định thư không bắt buộc.

"Ngoài ra, Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền khuyến cáo Liên hiệp Châu Âu thi hành Điều 1 trong Hiệp ước song phương Liên Âu – Việt Nam năm 1995, căn cứ việc hợp tác phải thông qua sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền, và thiết lập trên căn bản này, những tiêu chuẩn đặc thù để cải tiến nhân quyền thể hiện qua cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên Âu và Việt Nam.

"Liên hiệp Châu Âu cần quan tâm đặc biệt để bảo vệ các Nhà đấu tranh cho nhân quyền tuân theo đường lối chỉ đạo của Liên hiệp Châu Âu đối với các Nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền".


(Việt dịch từ bản Anh văn)
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Nghị định chống tụ tập biểu tình trước các cơ sở công cộng.
(2) Nghị định cấm tự do báo chí và kiểm soát Internet.
(3) Quyết định cấm sử dụng các Trang nhà để gây rối an ninh và trật tự xã hội, ban hành tháng 3.2004.

(queme)

Phóng sự đặc biệt 30/4/2007: Lời phát biểu của LM. Phan Văn Lợi

• Phóng sự đặc biệt 30/4/2007:

Lời phát biểu của LM. Phan Văn Lợi nhân ngày quốc hận 30 tháng Tư

Cộng người người Việt tại Úc công bố trên báo chí Úc về việc CSVN chà đạp nhân quyền & tự do ngôn luận qua vụ xử án LM. Nguyễn Văn Lý

• Đời sống xã hội
Cảm nghĩ sau khi xem bức hình bịt miệng (Lm. Nguyễn Hữu Lễ)

• Một thoáng hương xưa
Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư năm 1975 (Bích Huyền thực hiện)

----


Nhận định một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam
2007.04.28
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Dịp 30 tháng 4 là lúc các cơ quan truyền thông trong nuớc nhắc nhiều đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Vậy chính những người tham gia chiến đấu nói gì về quá trình tham chiến của họ và nhận định về cuộc sống hiện nay? Gia Minh hỏi chuyện ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Gia Minh: Thưa ông, ông từng tham gia chiến đấu và đuợc khen ngợi là anh hùng, dũng cảm, xin ông chia xẻ là ông đã đấu tranh tại những đâu?
Ông Vũ Cao Quận: Nói lại chuyện cũ lại thấy xấu hổ chứ không có chiến tích gì. Ở chiến trường Điện Biên Phủ thì tôi là chiến sĩ, và khi đánh ở chiến trường miền nam tôi là chỉ huy. Nay tôi thấy xấu hổ vì phải đánh nhau với người anh em ở miền nam. Họ gọi chúng tôi là Việt cọng, còn chúng tôi gọi họ là ngụy. Tôi chỉ làm tròn danh dự của người lính thôi, còn về mục tiêu thì tôi không thể nói.

Gia Minh: Nay về thì ông đã hoàn thành những nhiệm vụ gì của người công dân?
Ông Vũ Cao Quận: Thông cảm cho, tôi lắm bệnh tật lắm. Hôm nay có thể nói chuyện nhưng biết đâu mấy hôm nữa đã xanh cỏ; nên mọi cái thanh niên phải làm. Tôi thì luôn tin vào quy luật mà lịch sử thì công minh.
Nói lại chuyện cũ lại thấy xấu hổ chứ không có chiến tích gì. Ở chiến trường Điện Biên Phủ thì tôi là chiến sĩ, và khi đánh ở chiến trường miền nam tôi là chỉ huy. Nay tôi thấy xấu hổ vì phải đánh nhau với người anh em ở miền nam. Họ gọi chúng tôi là Việt cọng, còn chúng tôi gọi họ là ngụy. Tôi chỉ làm tròn danh dự của người lính thôi, còn về mục tiêu thì tôi không thể nói.

Ông Vũ Cao Quận
Anh đang nói chuyện với một công dân, mà tôi nói vui ‘tôi là một người già ngối xệp bên vỉa hè lịch sử nhìn dòng đời trôi qua truớc mặt mình mà không làm đuợc gì; nghĩ gì thì viết dăm, câu vu vơ’ vậy thôi.

Gia Minh: Hẳn nhiên có những ngườio trẻ thắc mắc về quá khứ và đến hỏi ông thì ông nói gì?
Ông Vũ Cao Quận: Quả thật tôi đang xấu hổ về quá khứ dù truớc hết tôi phải làm người luơng thiện. Tôi xấu hổ vì tôi làm những việc mà giá tôi đuợc làm lại thì tôi không nên làm thế. Nói lại những cái đó không phải là chiến tích; tự tôi thấy vậy có thể nhiều người sẽ chửi bới và phê phán tôi.

Gia Minh: Nhưng ông phải nói gì với người trẻ để khi họ đến tuổi ông họ không phải nuối tiếc về quá khứ?
Ông Vũ Cao Quận: Tôi trả lời là bạn có thể vào mạng thông tin toàn cầu để tìm thông tin, kiến thức của bạn sẽ là bậc thầy của tôi. Sauk hi tìm ra thông tin về mọi vấn đề, và bạn sẽ tự quyết định đuợc. Cái đó người già không dạy cho người trẻ đuợc. Chính họ giảng giải cho tôi phải làm gì.

Gia Minh: Đối với con cháu trong gia đình thì ông phải có những chia xẻ chứ?
Ông Vũ Cao Quận: Có chứ, tôi tâm đắc nhất câu khi người thủ truởng cũ của tôi là tuớng Trần Độ mất; đến dự đám tang thì đại tá Trần Thắng con ông Trần Độ nói là truớc khi chết ông có trăn trối là các con phải làm người tử tế. Tôi cũng sẽ nói với con cháu thế thôi.
Thông cảm cho, tôi lắm bệnh tật lắm. Hôm nay có thể nói chuyện nhưng biết đâu mấy hôm nữa đã xanh cỏ; nên mọi cái thanh niên phải làm. Tôi thì luôn tin vào quy luật mà lịch sử thì công minh.

Ông Vũ Cao Quận
Gia Minh: Có những đánh giá là Việt Nam đang thay đổi và thậm chí là cất cánh nữa, ông thấy những đánh giá đó chính xác đến đâu?
Ông Vũ Cao Quận: Tôi suy nghĩ, ở bất cứ nuớc nào mà nghèo cả như những nuớc ở Châu Phi; nếu đuợc quay cảnh ở thủ đô thì không ai nghĩ là dân khổ đến thế. Ở đây cũng thế thôi; những người khách đi du lịch đến những nơi cao sang, có tiền thì họ phát biểu hay; nếu cho họ về vùng quê vùng xa thì họ sẽ phát biểu khác thôi.

Gia Minh: Nay thì du khách đuợc đi đến mọi nơi đó chứ?
Ông Vũ Cao Quận: Họ đi đến tham quan những nơi văn hóa dân tộc: cồng chiêng, bản làng xa xôi đón họ với cặp mắt tốt đẹp; nhưng có bao giờ đến những cảnh khác không. Việt Nam thì rộng rừng rậm nhiều ao truông sông ngòi mênh mông, cái nghèo đói còn rộng lắm thì họ đã đến chưa?
Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Câu chuyện của một du sinh Việt Nam tại Ba Lan, 32 năm sau ngày 30-4
Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong cuộc vượt biển kinh hoàng
Phim “Bolinao 52” – thảm kịch của 110 người vượt biên đi tìm tự do
Chương trình “Operation Baby Lift”
Hiện còn 600 ngàn tấn bom mìn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam
Giáo dục học đường tại Việt Nam ngày càng xuống cấp
Dự án viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam
Tướng Ngô Quang Trưởng từ trần, hưởng thọ 77 tuổi
Linh cữu cựu Tổng thống Gerald Ford được đưa về bang Michigan
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

dimanche 29 avril 2007

Bỏ tù 6 luật sư tại VN là một sự đàn áp có hệ thống

RFA phỏng vấn luật sư Trần Thanh Hiệp:
RFA 29.04.07

Bỏ tù 6 luật sư tại VN là một sự đàn áp có hệ thống

Giới Thiệu:

Nguồn tin thông thạo từ trong nước cho biết hồ sơ của các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã được chuyển sang tòa. Và như vậy là vụ án hai luật sư này đã được chuẩn bị để đưa ra xử. Đầu tháng trước hai luật sư bị bắt và tạm giam gọi là tội chống nhà nước chiếu theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Trong suốt thời gian họ bị khởi tố để điều tra rồi truy tố để đưa ra tòa, thân nhân của họ đã không được thông báo đầy đủ về tội trạng của họ, và nhất là họ không được luật sư biện hộ. Sau đó, nghe nói đã có luật sư Trần Lâm ở Hải Phòng sẽ biện hộ cho hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Nhưng ông này vẫn chưa được phép gặp thân chủ.

Biên tập viên Nguyễn An đã trao đổi với luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam Vì Nhân Quyền trụ sở đặt tại Paris về trường hợp các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Xin được nói rằng ý kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

---
Nguyễn An: Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp. Thưa ông, có thể nói rằng đây là lần đầu tiên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã có những luật sư tỏ thái độ công khai chống đối và nhà cầm quyền cũng đã công khai thẳng tay truy tố những luật sư ấy. Hiện tượng mới này đã xảy ra trong bối cảnh mà dư luận gọi là “leo thang đàn áp”. Là người đã hành nghề lâu năm ở trong nước cũng như ở ngoài nước, xin luật sư cho biết cảm tưởng và nhận định của ông về mặt pháp lý cũng như thực tế của vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sắp được đem ra xử nay mai. Theo luật sư thì vụ án này là đàn áp thuần túy hay chỉ là việc triển khai bình thường của pháp quyền của chế độ?

Ls Trần Thanh Hiệp: Thưa ông Nguyễn An, nếu tôi nói và được nói thẳng cảm tưởng của tôi thì tôi rất công phẫn trước sự kiện các đồng nghiệp của tôi ở trong nước đang bị hành hạ một cách rất thô bạo. Nhớ lại gần 50 năm trước đây tại miền Nam Việt Nam, tôi là một trong 16 người luật sư đã công khai chống lại việc học tập tố cộng để bảo vệ sự độc lập của quyền bào chữa mà luật sư là tiếng nói chân chính và trung thành. Và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nhượng bộ, quyền bào chữa ấy đã được triệt để tôn trọng. Ngoài ra, khi được chỉ định bênh vực cho những người cộng sản cầm súng chống chính quyền dân chủ ở miền Nam, chúng tôi đã tận tình tranh cãi theo lương tâm. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội hiện nay đã đối xử quá tàn tệ đối với các luật sự dù rằng quyền hành nghề của luật sư dưới chế độ Hà Nội đã bị cắt xén tối đa rồi.

Tôi tưởng cần nhấn mạnh rằng không phải chỉ có 2 mà có tới 6 luật sư đang là đối tượng hành hạ của nhà cầm quyền Hà Nội. Ngoài hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân còn có các luật sư Bùi Thị Kim Thành vì bênh vực cho dân oan mà bị bắt giam tống vào nhà thương điên, vừa bị bắt giam trở lại. Luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Nguyễn Thị Thùy Trang đã bị bắt giam và điều tra về chuyện gọi là “lật đổ chính quyền”. Luật sư Nguyễn Văn Chuyển hiện cũng đang bị giam giữ mà chưa ai rõ tội trạng. Vậy, căn cứ vào những điều kiện họ bị bắt giữ, có khởi tố hay không khởi tố, đã truy tố hay chưa truy tố, điều tôi phải nói ngay là những luật gia này chẳng những bị đàn áp mà còn bị đàn áp có hệ thống.

Nguyễn An: Luật sư nhấn mạn đến cái tính gọi là “có hệ thống” của cuộc đàn áp, điều đó có ý nghĩa thế nào?

Ls Trần Thanh Hiệp: Nói đàn áp tróng trơn là nói một hành vi riêng lẽ để giải quyết một vụ nhất định. Còn nói đàn áp có hệ thống là để chỉ một tình trạng trong đó việc đàn áp đã được sắp xếp một cách có quy mô trong một toàn bộ có tổ chức chu đáo nên đàn áp không còn chỉ là một hành vi riêng lẽ, mà là một bộ máy tinh vi để nghiền nát đối tượng.

Cái gọi là “leo thang đàn áp” ở Việt Nam hiện nay, theo tôi là một tốc độ trong nhiều tốc độ chuyển động của bộ máy đàn áp này. Nói tóm tắt trong một câu thì đàn áp có hệ thống nhân quyền ở Việt Nam là đàn áp bằng cả một hệ thống chính trị độc tài đảng trị. Theo một chính sách nhất quán chứ không phải bằng một cá nhân, một cơ quan riêng lẽ nào, dù ở trung ương hay ở địa phương.

Nguyễn An: Xin luật sư nói cụ thể hơn nếu có thể được?

Ls Trần Thanh Hiệp: Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm đảng CSVN, nhà nước CHXHCNVN và các tổ chức xã hội. Điều này không phải là sự giải thích của cá nhân tôi hay của bất cứ ai mà là điều đã được giảng dạy tại các trường đại học của chế độ. Vả lại, căn cứ vào thực tế mà xét thì quả thật đúng như vậy.

Hiến pháp, nơi điều 4 định rằng quyền lãnh đạo, tức là nắm giữ chủ quyền quốc gia, thuộc về đảng cộng sản. Đảng này vạch ra đường lối cai trị và giao cho nhà nước thi hành. Thực hiện đường lối ấy, quốc hội làm luật để thể hiện đường lối của đảng. Chính phủ áp dụng luật. Các tổ chức xã hội hoan nghênh và cổ võ.

Trong các vụ đàn áp đối lập chính trị và tôn giáo đang xảy ra hay còn đang tiếp diễn, người ta thấy rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã áp dụng luật hình sự, dùng công an bắt giam điều tra để sản xuất ra những bản án tiền chế đưa cho tòa án xét sử chiếu lệ, tuyên những bản án làm sẵn một chiều, không có tiếng nói của bào chữa, đó là những gì dư luận đã có dịp quan sát thấy trong vụ án Nguyễn Văn Lý. Thật là sai lầm nếu chỉ chú trọng lên án người công an đã bịp miệng cha Lý. Thật ra hành động bịt miệng này chỉ là một chi tiết nhỏ và sẽ thấy cả một hệ thống từ trên xuống dưới “nhất tể bịt miệng người dân”, Đảng định ra đường lối độc quyền cai trị, Lập Pháp làm ra luật đàn áp đối lập, công an được quyền bắt giam và làm tội đối lập, viện kiểm sát thông qua quan điểm buộc tội của công an, tòa án độc đoán gia án không cần sự tranh cãi của luật sư. Trong cái logic Đảng trị này thì hành động bịt miệng bị cáo như trong vụ án cha Lý là chuyển động đương nhiên của bộ máy đàn áp.

Nguyễn An: Nhắc lại vụ án Nguyễn Văn Lý là bàn lại chuyện quá khứ. Nhưng trong vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì người ta muốn biết là 2 vị luật sư này có phạm tội mà họ bị truy tố hay không, đó là điểm sẽ được phân tích trong chương trình phát thanh kế tiếp.

Xin cám ơn luật sư Hiệp, và xin hẹn sẽ tiếp tục trao đổi với ông về tội trạng của 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lệ Thị Công Nhân. Cũng xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài A’ Châu Tự Do.

samedi 28 avril 2007

Vì sao có Quốc Hận ?

Vì sao có Quốc Hận?
Friday, April 27, 2007

Ngô Nhân Dụng

Thế hệ trẻ người Việt, dù bây giờ dưới tuổi 40 cũng biết chắc chắn một điều là sau ngày ngày 30 Tháng Tư năm 1975, đời sống của người dân miền Nam đã suy sụp về mọi mặt. Người dân miền Nam được nếm mùi ăn bo bo, sống trong chế độ công an, hộ khẩu, họp hành triền miên, nghe radio ra rả đêm ngày, không khác gì cảnh đồng bào miền Bắc đã chịu đựng từ năm 1954. Sau ngày đó, con cái nhiều gia đình thất học, nhà cửa bị chiếm đoạt, người bị đẩy lên rừng làm “kinh tế mới,” vân vân. Mất tự do, bị chèn ép, nhiều người đã vượt biển và đã chết. Vì thế người dân miền Nam gọi 30 Tháng Tư là “Ngày quốc hận,” ngày cả nước cùng đau đớn. Tên gọi đó đã thành quen và đi vào lịch sử.

Còn một ngày quốc hận đáng nhớ khác là ngày 20 Tháng Bảy năm 1954, ký hiệp định Genève chia đôi đất nước. Ðó là một ngày quốc hận đau thương hơn nữa. Chính việc phân chia đất nước là nguyên nhân gây cảnh người Việt Nam giết nhau suốt 15 năm trời, cho đến năm 1975.

Cuộc chiến tranh chấm dứt ngày 30 Tháng Tư có thể mở một cơ hội mới cho dân tộc, vì cảnh máu đổ đã chấm dứt. Nhưng đã biến thành một ngày tang thương; vì phe thua trận là những người vẫn tin tưởng ở tự do, dân chủ, và lựa chọn kinh tế thị trường. Những người phía bên kia, đảng Cộng Sản chọn chế độ chuyên chính độc tài và kinh tế tập trung chỉ huy, họ đã thắng trận.

Nguồn gốc việc phân chia “quốc, cộng” đã được gieo từ thập niên 1920-1930. Lúc đó nhiều thanh niên yêu nước đi tìm đường giải phóng dân tộc, trong số đó có một số người tin theo chủ nghĩa Cộng Sản, nhiều người khác thì không. Chúng ta cần nhìn lại lịch sử thời gian trước đó để nhìn rõ toàn cảnh.

Lúc Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (sau bị ông Stalin bắt đổi tên là đảng Cộng Sản Ðông Dương, và buộc phải trao quyền lãnh đạo cho Trần Phú), các nhà cách mạng Việt Nam ngoài đảng Cộng Sản đều muốn nước nhà sau khi độc lập sẽ theo một chế độ dân chủ, tự do giống như ở Trung Hoa đang xây dựng. Nhưng ông Hồ Chí Minh và các cán bộ cộng sản có sẵn một chủ trương khác, đã hấp thụ từ các trường của Stalin. Họ muốn là sau khi đuổi người Pháp đi thì sẽ thiết lập ở nước ta một chế độ chuyên chính theo phong trào Ðệ Tam Quốc Tế. Và nước Việt Nam sẽ là một phần của mặt trận vô sản toàn thế giới chống lại chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Khái niệm về quốc gia, về tổ quốc đối với họ là các tư tưởng lạc hậu.

Chúng ta có thể thấy rõ ý định của ông Hồ Chí Minh, như ông viết rất rõ rệt trong báo Thanh Niên mà ông xuất bản ở Quảng Châu năm 1925. Ngày 18 Tháng Mười năm 1925 báo này in trên tiêu đề khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!” Câu này trích từ Tuyên Ngôn Cộng Sản. Tham vọng của Hồ Chí Minh và các đảng viên cộng sản là vượt lên trên chủ nghĩa quốc gia, dân tộc hẹp hòi. Ngày 20 Tháng Mười Hai năm 1926 ông Hồ viết: “Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân... để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới.” Không ai có thể phủ nhận ý định rõ rệt của ông Hồ Chí Minh: Lồng vào cuộc vận động giành độc lập của dân tộc Việt Nam một mục tiêu khác: Ðấu tranh giai cấp. Ðó là một khẩu hiệu hoàn toàn xa lạ đối với đa số người Việt Nam yêu nước thời đó. Nhưng ông Hồ đã được huấn luyện ở Mát Cơ Va, ông lãnh lương của guồng máy Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế và được họ hỗ trợ để thi hành chính sách bành trướng của Ðệ Tam Quốc Tế.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ thường cố mô tả Hồ Chí Minh như một người yêu nước nhiều hơn là người cộng sản thật. Có thể điều đó đúng, nhưng không ai biết sự thật ra sao. Nhưng biện hộ cho ông Hồ như vậy không khác gì tố cáo những bài báo ông viết trên tờ Thanh Niên kể trên là những lời lường gạt! Và chúng ta sẽ thấy, cho đến trước khi chết, ông Hồ vẫn hãnh diện làm một người cộng sản. Năm 1960 Hồ Chí Minh viết, “Ðảng ta luôn luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của nhân dân... đập tan được mọi âm mưu của giai cấp tư sản hòng tranh quyền lãnh đạo cách mạng với đảng ta...” (cuốn Vì Ðộc Lập Tự Do, Vì Chủ Nghĩa Xã Hội, in năm 1970, trang 219). Trong một bài phỏng vấn nhân 100 năm sinh nhật Lenin, (nói chuyện vào Tháng Bảy năm 1969, đăng trên báo Nhân Dân ngày 5 Tháng Ba năm 1970) Hồ Chí Minh nói rằng chủ nghĩa Lê Nin là một “cẩm nang thần kỳ” khi gặp khó khăn cứ mở ra rồi theo đó mà giải quyết. Ông nói “...giai cấp công nhân và Ðảng của nó (sic) phải lãnh đạo cuộc cách mạng.”

Ðảng Cộng Sản cũng hay nhắc đến chủ trương “đoàn kết” và “dân chủ” của ông Hồ khi viết chương trình vắn tắt đầu tiên của đảng Cộng Sản. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều lần ông Hồ Chí Minh đã thay đổi phương pháp tranh đấu. Có lúc ông nêu ra chủ trương đoàn kết các giai cấp, các thành phần dân tộc để chống các đế quốc. Những thay đổi đó đều theo đúng chỉ thị của Stalin xuyên qua văn phòng Quốc Tế Thứ Ba. Ông Hồ luôn luôn chấp hành các chỉ thị như vậy. Lý do không những vì ông là một cán bộ cộng sản gương mẫu luôn luôn theo lệnh cấp trên, mà còn vì các hoạt động và đời sống của ông hoàn toàn tùy thuộc tiền trợ cấp của Ðệ Tam Quốc Tế.

Trước khi đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, Hồ Chí Minh sống ở Thái Lan có lúc mất liên lạc với Ðệ Tam Quốc Tế, nên ông không nhận được các chỉ thị mới. Thời gian năm 1929 chính sách của Stalin là đấu tranh giai cấp một cách cực đoan mà Hồ Chí Minh không hay. Cho nên lúc đó ông còn giữ chủ trương đi qua thể chế dân chủ kiểu tư sản trước khi làm cách mạng cộng sản. Nhưng các cán bộ cộng sản khác ở Việt Nam thì họ biết. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nêu khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” chính là thi hành chỉ thị đấu tranh giai cấp cực đoan của Stalin, mặc dù sau đó phong trào này bị chỉ trích vì hành động nông nổi. Khi ông Hồ trở lại Mát Cơ Va đầu thập niên 1930 ông đã bị đưa ra xét xử, có thể bị tử hình vì đã làm sai chính sách của Stalin, nhưng ông được người đỡ đầu cứu thoát chết. Bài học này, và thời gian sống ở Nga trong lúc Stalin thủ tiêu các lãnh tụ khác trong trung ương đảng Cộng Sản Liên Xô, khiến Hồ Chí Minh vừa tập được tính trung thành tuyệt đối với Stalin, lại học được kinh nghiệm phải giết những “đồng chí” có khả năng đối lập với mình trước khi đánh nhau với bên địch.

Năm 1935, Ðệ Tam Quốc Tế lại đưa ra chính sách mới, chủ trương lập những mặt trận đoàn kết với các đảng chính trị và các giai cấp khác để chống các đảng phát xít. Lý do vì Stalin đang lo nước Nga có thể bị phe phát xít tấn công. Hồ Chí Minh cũng tuân theo chủ trương đó và bớt hô hào đấu tranh giai cấp. Trong thời gian trước Ðại Chiến Thứ Hai, Stalin đã báo động các đế quốc đang chuẩn bị tấn công Liên Xô. Ông ra lệnh tất cả các đảng cộng sản trên thế giới có nhiệm vụ phải bảo vệ Liên Xô. Sau đó là thời gian Hồ Chí Minh tìm cách cộng tác với quân Mỹ ở Trung Quốc.

Sự ra đời của một đảng Cộng Sản đã đặt cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam một vấn đề mới: Lựa chọn giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quốc tế. Và ông Hồ Chí Minh đã chọn đường lối quốc tế. Và đó là lúc mầm mống chia rẽ dân tộc, đưa tới những “ngày quốc hận” đã bắt đầu được gieo hạt.

Nhưng lý thuyết đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản toàn thế giới, xóa bỏ tổ quốc, vượt trên dân tộc, có thích hợp với người Việt Nam vào thời gian đó hay không? Cho tới bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục tuyên truyền rằng việc ra đời của đảng Cộng Sản năm 1930 là do nhu cầu đấu tranh của giai cấp lao động Việt Nam, và Hồ Chí Minh đã khôn ngoan ghép cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc với cuộc cách mạng quốc tế vô sản. Nhưng sự thật thì ý tưởng cách mạng vô sản hoàn toàn xa lạ đối với người Việt lúc đó; sự thành công của đảng Cộng Sản ở nước ta hoàn toàn là do họ có thủ đoạn cướp lấy việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ lợi dụng lòng yêu nước của người Việt Nam để củng cố quyền hành của đảng.

Tiêu biểu cho những người yêu nước trong những thập niên 1920-1930 là Phan Bội Châu. Cụ Phan nghĩ gì về chủ trương giai cấp đấu tranh của đảng Cộng Sản?

Nhiều người viết lịch sử theo Cộng Sản thường nói Phan Bội Châu cũng có khuynh hướng cộng sản. Sự thực là cụ Phan đã tỏ lòng kính trọng Lê nin vì coi ông là một người cách mạng, nhưng cụ không hề tin vào chủ nghĩa Mác Lê nin. Kinh nghiệm của cụ khi tiếp xúc với đại diện của chính phủ Liên Xô ở Trung Quốc khiến cụ chống lại họ. Khi Phan Bội Châu ngỏ ý muốn gửi các thanh niên Việt Nam sang học ở Nga như cụ đã từng làm với Nhật Bản gần 20 năm trước, đại diện của Nga đã nói họ sẵn sàng giúp. Các du học sinh sẽ được trợ cấp để sống và được học miễn phí. Nhưng họ đặt ra những điều kiện là người đi học phải tuyên thệ trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản, khi về nước phải truyền bá chủ nghĩa này, phải báo cáo các tin tức về cho Ðệ Tam Quốc Tế, và phải lập ra đảng Cộng Sản để thi hành đường lối Ðệ Tam Quốc Tế. Thực chất, Stalin chỉ muốn có những đạo quân gián điệp và khuynh đảo theo lệnh của ông ta. Vì thế Phan Bội Châu đã chấm dứt không liên lạc với đại diện của chính phủ Nga nữa. Cụ thấy chủ nghĩa Cộng Sản hoàn toàn trái ngược với chủ trương dân tộc của Việt Nam Quốc Dân Ðảng mà cụ đã thành lập.

Năm 1938, phóng viên Maurice Detour báo L' Effort phỏng vấn Phan Bội Châu ở Huế, bài này được dịch đăng trên báo Tràng An, ngày 7 Tháng Mười, 1938. Detour tỏ ý phê bình ý kiến của cụ Phan là trái với phong trào Giai Cấp Ðấu Tranh trên thế giới. Theo báo Tràng An, cụ Phan tỏ vẻ giận lắm, cụ nói: “Hô hào giai cấp tranh đấu ở xứ này là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế.”

Những ý kiến của cụ Phan đã được suy nghĩ kỹ từ trước. Cụ hỏi: “Thế nào là tư bản? Một người có 5, 10 mẫu ruộng, một anh chủ tiệm may mà gọi là tư bản ư?... Ðã có người An Nam nào đáng gọi là một nhà tư bản hay chưa? Tôi đã nói ở nước này chưa có sự phân biệt rõ ràng hai giai cấp tư bản và lao động...”

Vào năm 1938, cụ Phan Bội Châu đã nhìn trước thấy một cuộc chiến tranh thế giới sẽ bùng nổ. Cụ biết đó là một cơ hội để dân tộc Việt Nam giành độc lập, với điều kiện người Việt Nam phải đoàn kết với nhau. Ðó là một lý do khiến Phan Bội Châu nổi giận khi người ta nói đến Giai Cấp Ðấu Tranh. Cụ nói trong cuộc phỏng vấn trên: “Ðã không chung sức... lần hồi thu phục lại những quyền đã mất, để gầy dựng lại nền tảng quốc gia mà còn đi kiếm cách tương tàn tương phấn, làm giảm mất lực lượng tranh đấu, thật là một điều thất sách!” Không những coi đó là điều thất sách, Phan Bội Châu còn thấy đó là một chính sách phá hoại: “Tóm lại, người ta lợi dụng phong trào xã hội để chia rẽ lực lượng trong nước, để phá hủy sự đoàn kết, và để làm tiêu diệt tinh thần quốc gia của dân ta.”

Ngô Nhân Dụng

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=59046&z=7

Tại sao huynh đệ tương tàn ?

Thể thức bầu cử trong Hiến Pháp Dân Chủ

Thể thức bầu cử trong Hiến Pháp Dân Chủ
(LÊN MẠNG Thứ năm 26, Tháng Tư 2007)

Nguyễn Học Tập
(VNN)

Nhân CSVN đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội CSVN vào tháng 5-2007 sắp tới, xin giới thiệu lại bài viết của ông Nguyễn Học Tập về "Thể thức bầu cử trong hiến pháp dân chủ" để bạn đọc thấy được những điều kiện cần để có được một cuộc bầu cử dân chủ. Không có được những điều kiện thiết yếu bảo đảm, mọi cuộc bầu cử gọi là dân chủ sẽ chỉ là dân chủ mỵ dân, mang đến những kết quả tai hại khó lường cho đất nước, và người dân không có lợi gì mà không tẩy chay cuộc bầu cử như thế.

***

Sau khi xác định thể chế "Cộng Hoà Liên Bang, Dân Chủ Và Xã Hội" ở đoạn 1, điều 20, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức lập lại đặc tính Dân Chủ của Quốc Gia và đưa ra chỉ thị phương thức thực thi Dân Chủ ở đoạn kế tiếp:

- "Mọi quyền lực Quốc Gia đều phát xuất từ dân chúng. Quyền lực Quốc Gia được dân chúng hành xử qua các cuộc đầu phiếu, trưng cầu dân ý và qua các cơ quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp" (Điều 20, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, CHLBD).

Điều vừa kể cho thấy các cuộc đầu phiếu, trưng cầu dân ý là những động tác nguyên thủy khởi đầu

- để người dân hành xử "quyền tối thượng Quốc Gia thuộc về dân" hay "mọi quyền lực Quốc Gia đều phát xuất từ dân chúng " của mình,

- để tạo ra các "cơ quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp",

- cũng như để định hướng và kiểm soát sao cho quyền lực Quốc Gia được hành xử theo chính hướng, lý tưởng dân chủ được Hiến Pháp xác định, hiệu năng và không thiên vị bè phái.

Nêu lên những tư tưởng vừa kể, chúng ta thấy được tầm quan trọng của động tác bầu cử.

Luật lệ để bảo đảm cho tiếng nói bình đẳng và dân chủ của người dân trong dịp bầu cử, chúng ta đã có dịp bàn đến trong bài LUẬT BẦU CỬ CộNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC.

Qua chủ đề của bài đang viết, THỂ THỨC BẦU CỬ, chúng ta muốn tìm xem thể thức nào phải được áp dụng, để cho người dân được tự do cầm lá phiếu của mình, bầu cho những ai mà mình tự do và ý thức được có cách suy tư và hành xử quyền lực Quốc Gia theo phương thức dân chủ, hợp với suy nghĩ và xác tín của mình.

Thể thức chính đáng phải có để người dân tự do chọn người thay mình hành xử quyền lực Quốc Gia, trong tinh thần "mọi quyền lực Quốc Gia phát xuất từ dân chúng" rất quan trọng, nếu không, người dân chỉ là những con múa rối của thế thức "Đảng cử, dân bầu" và "làm mọi cho Đảng", hơn là phục vụ vì lợi ích của Đất Nước.

Thể thức bầu cử phải có như vừa kể, được Hiến Pháp xác định từ các cuộc bầu cử trung ương, ở tầm vóc Liên Bang (Bund), cũng như địa phương, các Tiểu Bang (Laender).

Đối với cuộc bầu cửa ở Liên Bang:

- "Các nghị viên của Hạ Viện (Bundestag) được tuyển chọn bằng các cuộc đầu phiếu phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín". (Điều 38, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

Ở các cấp địa phương:

- "Ở các Tiểu Bang, các Vùng và Xã Ấp, dân chúng tuyển chọn thành phần đại diện từ các cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" (Điều 28, đoạn, id.).

Qua những gì Hiến Pháp 1949 CHLBD xác định, chúng ta thấy những đặc tính phải có để bảo đảm cho cuộc bầu cử có tính cách dân chủ, đó là những đặc tính "phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín".

A- Phổ thông.

Trước hết đặc tính phổ thông của Hiến Pháp 1949 CHLBD được Hiến Pháp 1947 Ý Quốc nêu lên cùng một ý nghĩa, nhưng dưới cách diễn tả khác:

- "Lá phiếu có tính cách cá nhân và bình đẳng, tự do và kín. Hành xử quyền bỏ phiếu là một bổn phận công dân" (Điều 48, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Qua đặc tính "cá nhân" của lá phiếu, chúng ta thấy tính cách phổ thông được Hiến Pháp 1949 CHLBD đề cập, nếu chúng ta đọc đoạn 1 của cùng một điều khoản Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, được nêu ra trước đó:

- "Là cử tri mọi công dân, nam và nữ, đã đạt đến tuổi trưởng thành" (Điều 48, đoạn 1, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Nhập chung hai đoạn 1 và 2 của điều khoản 48 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng ta thấy được lá phiếu để bầu cử là lá phiếu cá nhân của mọi công dân nam nữ đã đến tuổi trưởng thành, là lá phiếu cá nhân của mọi cử tri, hay lá phiếu cá nhân và phổ thông.

Như vậy, hai đoạn của điều 48 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác nhận lá phiếu bầu cử là lá phiếu cá nhân và phổ thông, của mọi công dân đến tuổi trưởng thành và được mỗi người, chính mình đứng ra bỏ phiếu.

a) Lá phiếu cá nhân hay lá phiếu trực tiếp

Lá phiếu cá nhân có nghĩa là phải được chính cá nhân cử tri đứng ra bỏ phiếu,

- nói lên ý kiến và xác tín mà mình cho là chính đáng đối với vấn đề đang được cuộc bầu tử tổ chức để tham khảo,
- bỏ phiếu cho chính cá nhân mà mình tín nhiệm là người có khả năng và đức hạnh,
- bỏ phiếu cho đảng phái mà mình cho là chủ trương hợp với lý tưởng của mình
- hay bỏ phiếu để ủng hộ hay bác bỏ chương trình mà mình cho là có lợi hay phương hại đến cuộc sống cá nhân và cuộc sống Quốc Gia.

Lá phiếu cá nhân, không ai được đứng ra bỏ phiếu thay cho mình.

Muốn bảo đảm cho lá phiếu có tính cách cá nhân, không có phương thức nào hay hơn là lá phiếu phải được tự mình lựa chọn lấy trong phòng kín.

Và lá phiếu, muốn bảo đảm được tính cách cá nhân thực sự, là lá phiếu phải được tự do chọn lựa, không bị áp lực, doạ nạt trước cũng như sau khi bỏ phiếu.

Lá phiếu cá nhân đặt con người trước lương tâm và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống của chính mình, và của đồng bào mình, nói lên người dân hành xử "quyền tối thượng" của mình trong cuộc sống Đất Nước (Schmith Carl, Verfasssungslehre, Duncker u. Humblot, Berlin 1965, 245).

Chỉ có những thể chế quân chủ độc đoán, độc tài như Phát Xít và Cộng Sản mới kiểm soát, bắt bớ người dân phải bỏ phiếu công cộng và theo ý muốn "Đảng cử, dân bầu" của họ (Nawiasky, Wahlrechtsfragen im heutigen Deuschland, Archiv des Verfassungslehre Rechts, N.E. 1931, 185).

Không bị sợ sệt khép nép, hay tôn trọng lễ nghĩa nào khác, lá phiếu cá nhân được bỏ phiếu trong phòng kín cho phép người công dân cử tri ý thức và vững dạ những gì mình chọn, là những gì "quid propium" của chính mình, hành xử theo lương tâm con người tự do và hiểu biết với trách nhiệm của mình (Ferrari, Enc. di dir., voce Elezioni (teoria generale), 616).

Và đó cũng chính là những gì Viện Bảo Hiến Ý đã xác quyết: lá phiếu cá nhân là là phiếu bảo đảm cho người công dân cử tri được tự do lựa chọn, không phải bị bất cứ một ràng buộc nào (Corte Cost., sent. n.16 del 1978 e n. 27 del 1981).

Lá phiếu cá nhân là lá phiếu phải được chính người công dân cử tri lựa chọn và tự tay mình bỏ phiếu.

Người cử tri bị đui mù, cụt tay hay bị tê liệt bất toại, có thể hành xử quyền bỏ phiếu của mình nhờ thân nhân hay một cử tri khác giúp đỡ, với tư cách là người tình nguyện, miễn là cả hai điều được ghi danh vào bản niêm yết cử tri tại xã ấp của mình (Điều 55, đoạn 2, "Văn Bản Luật Thống Nhất", Testo Unico, T.U. 1957 Ý Quốc, là Văn Bản tập hợp và sửa đổi các luật lệ thời quân chủ, Statuto Albertino, và các bản văn luật pháp sau Hiến Pháp 1947).

Nhưng dù sao thì phương thức thực hành trong các trường hợp bất khả kháng vừa kể, theo giáo sư Mortati Carlo, cũng có thể tạo nhiều lạm dụng, cần phải được kiểm soát chặt chẽ (Mortati C., Istituzioni di diritto pubblico, Cedam, Padova 1976, IX ed., vol. II, 431).

Cũng theo Văn Bản Luật Thống Nhứt trên (T.U.), người trợ lực hoặc được giao cho bổn phận bỏ phiếu giúp cho người tàn tật trong các trường hợp vừa kể, sẽ bị phạt tù 1 đến 3 năm và phạt tiền đến 50.000 lire lúc đó, năm 1967 (tương đương với 1.000 Euro hiện nay), bỏ phiếu cho một ứng cử viên hay cho một danh sách chính đảng khác với ý muốn bệnh nhân.

Văn Bản Luật Thống Nhứt cũng hạn chế là không ai có thể trợ giúp bỏ phiếu cho hơn một người tàn tật (Điều 55, đoạn 3 T.U.).

Còn nữa, sẽ bị phạt tù từ 3 đến 5 năm và phạt tiền mặt đến 2000 Euro, ai mạo danh người khác để bỏ phiếu bằng hồ sơ giả mạo (Điều 103, đoạn 3 T.U.).

b) Tính cách phổ quát của cuộc bỏ phiếu.

Tính cách phổ quát của các cuộc đầu phiếu được Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác nhận, như tinh thần của Hiến Pháp 1949 CHLBD:

- "Là cử tri, mọi công dân nam nữ đạt đến tuổi trưởng thành" (Điều 48, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Và như chúng ta biết điều 48, đoạn 1 vừa kể là điều khoản nằm trong phần đầu của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc (1-54), phần nêu lên các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người và người công dân, trong Tiết Mục IV, nói về các mối tương quan chính trị giữa người dân và tổ chức Quốc Gia.

Do đó nêu lên thể thức bầu cử phổ thông, Hiến Pháp:

- không chỉ có ý hạn hẹp đề cập đến các cuộc đầu phiếu để thiết định cơ chế hiến định Quốc Gia (Hạ Viện, Thượng Viện và Hội Đồng Vùng, điều 56, 58 và 132 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
- mà còn nói lên tư cách pháp nhân của người cử tri, có quyền nói lên tiếng nói của mình liên quan đến các tổ chức vượt trên tầm vóc Quốc Gia, đặt Quốc Gia liên quan đến các Quốc Gia khác, như Quốc Hội Âu Châu chẳng hạn (điều 3, luật 24.01.1979, số 14),
- cũng như việc chọn lựa định hướng chính trị phải có đáp ứng với hoàn cảnh thực tế, phát biểu ý kiến của mình đồng thuận hay bác bỏ.

Nói tóm lại, quyền bầu cử là tư cách pháp nhân của người công dân trưởng thành có thể xử dụng bất cứ trong trường hợp nào, theo luật định, liên quan đến quyền chính trị của người dân đối với đất nước, Tiết Mục IV của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, và là một trong những quyền dân chủ căn bản của con người, bất khả xâm phạm.

Điều 48, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc vừa kể, liên quan đến phổ thông đầu phiếu, không có gì khác hơn là áp dụng thực hành những giá trị được Hiến Pháp xác nhận trong phần đầu, phần nêu lên các giá trị về con người phải được tôn trọng (điều 1-54).

Cộng Hoà Dân Chủ Ý Quốc sẽ không còn là một Quốc Gia Dân Chủ nữa, nếu

- mọi công dân đến tuổi trưởng thành của mình không phải tất cả là cử tri; thiên vị, bè phái không còn phải là dân chủ, bởi lẽ bình đẳng là một trong những đặc tính căn bản tiên khởi của dân chú;
- theo định kỳ, các công dân không còn được hành xử quyền cử tri của mình, để thiết lập lại các cơ quan lãnh đạo Quốc Gia, dân chủ không có luân phiên, canh tân giới lãnh đạo có chương trình tốt đẹp hơn, hiệu năng hơn, không thiên vị hơn là lối "dân chủ tập trung độc tài của Đảng và Nhà Nước" (điều 6, Hiến Pháp 1992 XHCNVN), chớ không phải là dân chủ với ý nghĩa nguyên thủy tốt đẹp mà mọi người mong ước cho Đất Nước,
- mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được kêu gọi để bày tỏ ý kiến chọn lựa đường lối chính trị Quốc Gia phải có và có sáng kiến đưa ra đề nghị tốt đẹp hơn cho Quốc Gia.

Dĩ nhiên trình độ dân chủ không thể chỉ được đo lường bằng trương độ số dân chúng được quyền bỏ phiếu, bởi lẽ
- ở một vài Quốc Gia quyền bỏ phiếu chỉ được dành cho các cử tri nam giới, chớ không
"Là cử tri, mọi công dân nam nữ đã đạt đến tuổi trưỏng thành"
- ở một vài Quốc Gia khác, quyền phổ thông đầu phiếu được áp dụng, nhưng lá phiếu không có tính cách cá nhân, không bi đặt điều kiện, doạ nạt, kiểm soát, và với các ứng viên đã được tiền định "Đảng cử, dân bầu " trong thể chế độc tài.

Không ai lạ gì mà ở các Quốc Gia vừa được đề cập, tỷ số cử tri ủng hộ các thành viên được tuyển chọn vượt trên 90%. Tỷ số đồng thuận càng cao, càng tố cáo bộ mặt độc tài cưỡng chế của tổ chức Quốc Gia, chớ không phải toàn quốc dân chúng chỉ là đoàn cừu không biết suy nghĩ.

B- Tự do.

Lá phiếu tự do được luật bầu cử ở Ý, trong Bản Văn Luật Thống Nhứt 1957 (Testo Unico, T.U.) bảo đảm bằng cách:

- tuyên án phạt bất cứ ai dùng bạo lực hay đe doạ chính cử tri hoặc người thân của cử tri để bắt buộc cử tri phải bỏ phiếu cho người nầy hay người khác, bỏ phiếu cho danh sách đảng nầy hay đảng khác, bỏ phiếu trắng hoặc không đi bỏ phiếu, tuyên truyền loan tin thất thiệt, hoặc dùng các thủ thuật để lường gạt cử tri (Điều 97, T.U.).

- tuyên án phạt viên chức có bổn phận phục vụ công cộng, cơ quan phục vụ công ích, giáo sĩ của bất cứ tôn giáo nào, hay bất cứ ai có phận vụ hành xử công quyền dân sự cũng như quân sự, lợi dụng vị thế của mình để ảnh hưởng hay thuyết phục, làm áp lực lên cử tri bỏ phiếu cho ứng viên nầy hay đảng phái khác, cũng như tạo ảnh hưởng để cử tri bỏ việc hành xử quyền và bổn phận công dân bỏ phiếu của mình (Điều 98, T.U.).

- tuyên án phạt bất cứ ai doạ nạt hay dùng bạo lực phá rối tiến trình bỏ phiếu tại địa điểm dân chúng đang hành xử quyền và bổn phận công dân bỏ phiếu của mình (Điều 100, T.U.).

- cấm ngặt mọi cuộc hội họp tuyên truyền vận động tuyển cử ngày hôm trước, cũng như trong thời gian bỏ phiếu đang diễn tiến, khiến dân chúng hoang mang, mất định hướng những gì mình đã suy nghĩ (Điều 8, luật 24.04.1975, n. 130).

- cấm ngặt mọi cuộc hội họp, tuyên truyền ở các nơi công cộng cũng như những nơi được mở ra cho công chúng (tiệm ăn, quán bar, hý trường, nơi tế tự) hay hội họp đi biểu tình tuyên truyền, dán bích chương, căn biểu ngữ bênh vực cho phe nhóm hay xách động, phá rối trong khuôn viên cách lối ra vào nơi bỏ phiếu dưới 200 thước (Mortati C., Instituzioni di diritto pubblico, id., 434).

C- Bình đẳng.

Lá phiếu bình đẳng là phương thức thể hiện quyền bình đẳng của mọi công dân không phân biệt địa vị cá nhân hay xã hội:

- "Mọi người đều có địa vị ngang nhau và bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, điều kiện cá nhân hay xã hội" (Điều 3, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

- "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật"

Không ai có thể bị thua thiệt hay được ưu đãi vì lý do phái giống, sinh trưởng, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc tịch hay xuất xứ, niềm tin, quan niệm tôn giáo hay chính trị của mình" (Điều 3, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

Trên nguyên tắc, lá phiếu bình đẳng được bảo đảm trong động tác bỏ phiếu, nhưng còn vấn đề luật pháp phải làm sao bảo đảm được cả lúc thẩm định giá trị, tùy theo luật lệ bầu cử của mỗi định chế.

"Lá phiếu được vớt lại" ở CHLBD (cfr. LUẬT BẦU CỬ CộNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC) cho thấy tinh thần dân chủ, bình đẳng cao độ của người dân Đức.

Tùy theo mỗi định chế, giá trị của lá phiếu bình đẳng của động tác bỏ phiếu có thể có giá trị khác nhau khi thẩm định:

- phương thức "tưởng thưởng đa số tuyệt đối hay đa số định tính 2/3 'majorité qualifiée'" đạt được của ứng viên hay chính đảng là trường hợp điển hình, cho phép chính đảng được các mức đa số vừa kể có nhiều dân biểu được tuyển chọn hơn là do chính sức mạnh của của các phiếu định đoạt (Luật 31.03.1953, n. 148 Ý Quốc),
- lá phiếu sẽ không có giá trị nào cho chính đảng không có được ít nhứt 1 dân biểu trong đơn vị bầu cử hay 300.000 phiếu trên toàn quốc (Điều 83, đoạn 1 T.U. 1957 Ý Quốc) hay không có được 3 cử tri đơn danh và ít nhứt 5% số phiếu trên toàn quốc, theo đạo luật "lằn mức ngăn chận" (Sperrklausell) ở Cộng Hoà Liên Bang Đức.

Ở Ý phương thức hành xử "tưởng thưởng đa số " như vừa kể của luật bầu cử năm 1953 đã bị Viện Bảo Hiến phán quyết là cách cho phép hành xử vi hiến của đạo luật 148, T.U. vừa kể, vì không hợp với tinh thần quyền bình đẳng (điều 3, đoạn 1) của Hiến Pháp, chúng ta đã trích dẫn ở trên (Corte Cost., sent. n. 63 del 1961) (Paladin Livio, Il principio costituzionale dell'eguaglianza, Giuffré, Milano 1965, 304s).

Còn nữa, có thể động tác bỏ phiếu là động tác bình đẳng nơi thùng phiếu, nhưng tổ chức Quốc Gia cũng như hệ thống luật pháp phải được thiết định thế nào để những cản trở về kinh tế, xã hội, kể cả điều kiện sinh sống và làm việc, không là chướng ngại vật ảnh hưởng, đặt điều kiện ép bức người cử tri lệ thuộc vào một số dữ kiện nào đó khi cầm lá phiếu trong tay:

- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại, trong khi giới hạn thật sự tự do và bình đẳng của người dân, không cho phép mỗi người triển nở hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của Xứ Sở" (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
(Romagnoli Umberto, Principi fondamentali (art 1-12), in Commentario della Costituzione, a cura di G. Branca, Zanichelli, Bologna 1975, 164s).

D- Lá phiếu kín.

Lá phiếu kín có nghĩa là người cử tri có thể bỏ phiếu nơi kín đáo, tự mình phát biểu tư tưởng của mình về vấn đề đang bàn:

- chọn Hạ Viện Quốc Hội,
- Hội Đồng Vùng, Xã Ấp,
- trưng cầu dân ý để chấp thuận hay bác bỏ dự án chính trị sắp được thi hành,
- trưng cầu dân ý bãi bỏ đạo luật không thích hợp...

Về phía người cử tri, lá phiếu kín có nghĩa là không được nói với ai, ít ra trong ngày bỏ phiếu, là mình sẽ hay đã bỏ phiếu cho ai, cho biết "chấp nhận hay bác bỏ" dự án luật hay đề thảo đường lối chính trị mà mình được hỏi ý kiến.

Lá phiếu kín là điều kiện cần thiết, nhưng tự nó chưa đủ để bảo đảm là lá phiếu tự do, mặc dầu được bỏ phiếu trong phòng kín cũng vậy, nếu những điều kiện về cá nhân, tự do và bình đẳng kể trên không được bảo đảm.

Lá phiếu kín được bảo đảm bằng

- dùng chính mẫu phiếu đồng nhứt về màu sắc cũng như kích thước, được chính cơ quan Chính Quyền thực hiện (Điều 31, T.U.),
- bảo đảm cho cử tri đến bàn giấy trình diện hồ sơ, thẻ căn cước, kiểm soát tên họ mình trong danh sách cử tri, nhận lấy các lá phiếu, mà không một người ngoại cuộc nào được đi theo hoặc đến gần (Điều 58, đoạn 2 T.U.).
- nếu cử tri không đồng thuận vào phòng kín để bỏ phiếu, vì bị áp lực, doạ nạt nào đó có thể, vị chủ tịch của ủy ban tại phòng phiếu phải thu góp tất cả các lá phiếu lại và tuyên bố vô hiệu lực việc bỏ phiếu của cử tri (Điều 62, T.U.).
- nếu vị chủ tịch không can thiệp để cho người khác cản trở cử tri không được vào phòng kín để bỏ phiếu, việc thiếu trách nhiệm đó có thể cho ông lãnh án từ 3 tháng đến 1 năm tù (Điều 111, T.U.).
- mọi lá phiếu có chữ viết hay dấu hiệu làm cho người khác có thể nhận diện được chủ nhân của là phiếu, đều bị coi là vô hiệu lực (Điều 62, T.U.),

Thật ra tất cả những gì vừa kể cho thấy cả các Quốc Gia Tây Âu vẫn chưa đạt đến trình độ dân chủ lý tưởng như mong muốn.

Ai trong chúng ta cũng biết tư tưởng dân chủ của chúng ta phát xuất từ quan niệm dân chủ được áp dụng từ thời Cộng Hoà Athène của Hy Lạp, thế kỷ 2-3 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, đến thế kỷ 3 sau Thiên Chúa Giáng Sinh: Démocratie (Pháp ngữ), Democracy (Anh ngữ), Demokratie (Đức ngữ), Democratia (La tinh) và Democrazia (Ý ngữ), đều phát xuất từ Demokratía (Hy Lap): Demos, dân chúng; krátos: quyền hành).

Phương thức hành xử Dân Chủ trực tiếp của dân chúng Hy Lạp: mỗi khi có vấn đề phải giải quyết, liên quan đến phương cách tổ chức thị xã (Politiké) hay "đường lối chính trị Quốc Gia", nói như ngôn từ chúng ta, dân chúng của Thị Xã (Polis) được kêu gọi tựu họp nhau ở công trường, và giải quyết "chấp nhận hay bác bỏ" bằng cách giơ tay hay hô to.

Người dân Hy Lạp lúc đó áp dụng phương thức bỏ phiếu "công cộng" (palese). Bởi lẽ họ có tinh thần dân chủ thực sự và cao độ, không ai bắt nạt được ai, khi mọi người đều có quyền ngang nhau bày tỏ ý kiến của mình trong cộng đoàn đang nhóm họp (Isegoría: do isos, như nhau; agorà: cộng đồng: mọi người đều như nhau, ngang hàng nhau, có quyền phát biểu như nhau, lúc cộng đồng đang nhóm họp; hay: "tự do ngôn luận", nói theo ngôn ngữ chúng ta).

Các hành xử dân chủ của dân Hy Lạp lúc đó là phương thức hành xử "dân chủ trực tiếp": người dân tự mình đứng ra cho biết ý kiến và điều hành Thị Xã theo đa số.

Từ cách hành xử dân chủ đó của người Hy Lạp trong lịch sử, chúng ta thấy được lý tưởng của một Quốc Gia dân chủ thực sự, là lý tưởng nơi đó người dân cử tri có thể công nhiên bày tỏ lập trường của mình, không sợ áp lực, điều kiện trước khi bỏ phiếu và cũng không sợ hậu quả đối với tư tưởng mình đã phát biểu.

Nền dân chủ của chúng ta, của cả các nước văn minh Tây Âu, vẫn còn áp dụng nhiều trường hợp bỏ phiếu kín, cho thấy chưa có điều kiện dân chủ như người Hy Lạp lúc đó, người cử tri không bị áp lực và cũng không sợ hậu quả thù hận của xã hội chúng ta.

Nói cách khác, bỏ phiếu kín là một phương thức bảo đảm cho lá phiếu được tự do, mặc dầu bỏ phiếu kín tự nó là "điều kiện cần thiết " chớ "chưa đủ" để lá phiếu phát biểu được "tự do phát biểu tư tưởng", như trong các trường họp và điều kiện được đề cập.

Bỏ phiếu kín, là mặc nhiên công nhận lá phiếu có thể không được tự do diển tả tư tưởng của cử tri, nếu phải bỏ phiếu công khai.

Tuy nhiên trong thể chế dân chủ của các Quốc Gia Tây Âu, một đôi khi Hiến Pháp cũng chỉ định phải bỏ phiếu công khai, với mục đích khác, được Hiến Pháp nhằm đến.

- Quốc Hội bỏ phiếu công khai để chấp thuận tín nhiệm hay bất tín nhiệm Chính Quyền, cho phép Chính Quyền bắt đầu, tiếp tục hành xử quyền lực Quốc Gia hay không cho và bắt buộc phải giải nhiệm:

* "Mỗi Viện Quốc Hội chấp nhận hay thu hồi tín nhiệm của mình bằng nguyên cớ có lý do và qua cuộc bỏ phiếu xướng danh (voto nominale)" (Điều 94, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Trường hợp vừa kể cho thấy mỗi thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội công khaibàytỏ lập trường của mình đối với Chính Quyền, xứng đáng hay không đảm trách xử dụng uy quyền Quốc Gia.

Lá phiếu công khai không những nói lập trường của cá nhân vị nghị sĩ, mà còn là lập trường của chính đảng mà nghị sĩ là thành viên thuộc hệ.

Lá phiếu công khai của vị nghị sĩ, cũng là đường lối chính trị của chính đảng liên hệ, được phổ biến cho dân chúng biết để mọi người thấy đâu là lẽ phải và đường lối thích hợp hành xử cho Quốc Gia.

Lập trường đó của vị nghị sĩ và của chính đảng ông sẽ có ảnh hưởng đến lần bỏ phiếu sắp đến cho ông và cho đảng ông, được dân chúng suy nghĩ quyết định.

- Trong khi đó thì dường như hầu hết các cuộc bỏ phiếu có liên quan đến chủ thể con người ứng viên, để tôn trọng nhân phẩm của ứng cử viên, đều được Hiến Pháp thiết định qua các cuộc bỏ phiếu kín và không ai được tiết lộ lý do nội dung của lá phiếu. Nói cách khác, không được dùng lá phiếu như là dụng cụ để tâng bốc, cũng như mạ lỵ ứng cử viên.

Đó là trường hợp bỏ phiếu kín

* để chọn Tổng Thống, được thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội và đại biểu của các Vùng đứng ra tuyển chọn (Điều 48, đoạn 1 Hiến Pháp 1947).

* để chọn 5 thẩm phán của Viện Bảo Hiến và 10 thành viên của Tối Cao Pháp Viện được Lưỡng Viện Quốc Hội tuyển chọn (Điều 3, Luât Hiến Pháp 22.11.1967, n.2 và 22; Luật Hiến Pháp 24.03.1958, n. 195 Ý Quốc).

* để tuyển chọn thành viên của các cơ cấu nội bộ của mỗi Viện Quốc Hội do các dân biểu bầu ra: để bầu Chủ Tịch Hạ Viện (Điều 4, đoạn 2 Nội Quy Hạ Viện; điều 4, đoạn 1 Nội Quy Thượng Viện Ý Quốc).

* để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận một số vấn đề nào đó vào chương trình bàn thảo của Quốc Hội trong thời gian ấn định (ordine del giorno), (Điều 27, đoạn 2 Nội Quy Hạ Viện Ý Quốc),

* để "chuẩn y hay bác bỏ" dự thảo luật đã được đệ trình và được các Ủy Ban liên hệ nghiên cứu (Điều 91, đoạn 1 Nội Quy Hạ Viện Ý Quốc).

Thường thì trong các phiên bàn cãi của các Ủy Ban Quốc Hội, cuộc bỏ phiếu bằng cách giơ tay để quyết định, trừ khi được đa số thành viên của Ủy Ban, đối với một số vấn đề nào đó, yêu cầu bỏ phiếu kín (Điều 51, đoạn 1 Nội Quy Hạ Viện và điều 113, đoạn 2 Nội Quy Thượng Viện Ý Quốc).

E- Bỏ phiếu là bổn phận công dân.

Phần cuối cùng của điều 48, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đề cập đến hành xử quyền bỏ phiếu là bổn phận công dân của mọi người dân đến tuổi trưởng thành:

- "Lá phiếu có tính cách cá nhân và bình đẳng, tự do và kín. Hành xử quyền bỏ phiếu là bổn phận công dân" (Điều 49, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Và điều 4, Bản Văn Luật Thống Nhứt, T.U. cho rằng:

"Tác động bỏ phiếu là một bổn phận bắt buộc mà không công dân nào có thể khước từ, nếu không muốn thiếu bổn phận chính xác của mình đối với Quê Hương".

Nền tảng của bổn phận công dân vừa được nêu ra được đặt trên lợi ích chung của những ai được kêu gọi để tuyển chọn

- những người có trách nhiệm các cơ quan tối thượng đại diện cho Quốc Gia,
- những thành viên các cơ quan công quyền,
- những chương trình quyết định để áp dụng thực thi của các cơ quan được đề cập (Mortati C., Istituzioni di diritto pubblico, Cedam, Padova 1976, IX ed., vol 2, 434).

Như vậy không đi bỏ phiếu hay "không tham dự vào chính trị, không làm chính trị", để chọn lựa những gì tốt đẹp nhứt khả thi, áp dụng cho đất nước, là thiếu bổn phận liên đới với đồng bào mình, chớ không phải muốn làm hay không cũng được.

Là thái độ hèn mạc, ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc đồng bào "sống chết mặc bây! ":

- "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi con người phát triển nhân cách của mình, và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu về phương diện chính trị, kinh tế và xã hội" (Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Và rồi hành động vô trách nhiệm và ích kỷ vừa kể, trước sau gì cũng sẽ có ảnh hưởng "boomerang" ngay cả đến cuộc sống cá nhân của mình.

Và cũng vì đó, làm thiệt hại cho đồng bào và cho chính mình, mà Bản Văn Luật Thống Nhứt, điều 115 T.U., tuyên án phạt:

- danh sách của những ai không chu toàn quyền và bổn phận bỏ phiếu sẽ được niêm yết tại cơ quan hành chánh xã ấp nơi các đương sự cư ngụ trong vòng một tháng.
- trong thời gian 5 năm, trên căn cước, hay thẻ thông hành, cũng như các giấy chứng nhận và thị thực của xã ấp liên hệ, đều sẽ được đóng dấu "đã không bỏ phiếu", đối với các đương sự không đi bỏ phiếu mà không có lý do chính đáng.
- vị xã trưởng, sau khi định giá những lý do được đưa ra, có bổn phận liệt kê vào danh sách niêm yết những ai không thi hành quyền và bổn phận bỏ phiếu, chỉ trừ

* các giáo sĩ của bất cứ tôn giáo nào,
* những ứng viên định cư ở xã ấp khác, có tên trong danh sách để được bầu cử tại xã ấp của vị xã trưởng,
* những ai chứng minh được vì lý do bất khả kháng, kể cả vì nghề nghiệp phải di chuyển trên 30 cây số để đến được nơi bỏ phiếu, hay những cử tri đang bị đau ốm (Điều 115 T.U.).

Và để giúp giải quyết một ít khó khăn cho các cử tri, các đạo luật 116, 117 và 118 T.U. quyết định:

- điều 116, giá vé đường hoả xa nội địa được giảm đến 70%, cả đi lẫn về, cho các ứng viên phải di chuyển tại nơi hiện cư đến địa điểm bỏ phiếu, được chứng minh bằng thẻ cử tri.
- điều 117, đối với các công dân di cư ra ngoại quốc, giá vé hỏa xa sẽ miễn phí, cả đi lẫn về, kể từ trạm đầu tiên khi vào biên giới cho đến địa điểm bỏ phiếu.
- điều 118, hoàn trả chi phí cho quân nhân hay nhân viên công chức dân sự phải di chuyển đến nơi bỏ phiếu, khác với nhiệm sở đang đảm trách trên mọi phần đất Quốc Gia.

Nói tóm lại xác nhận thể thức bầu cử phải được tổ chức và bảo đảm bằng lá phiếu

- cá nhân
- và phổ quát,
- trực tiếp,
- tự do,
- bình đẳng
- và kín,

cũng như xác định bỏ phiếu là quyền và bổn phận công dân không thể thiếu, với những phương thức trừng phạt đối với những ai thiếu trách nhiệm và trợ giúp phương tiện cho các cử tri gặp khó khăn, cho thấy Hiến Pháp xác định tầm quan trọng của động tác bỏ phiếu.

Không có bầu cử, nhứt là bầu cử được thực hiện trong những điều kiện vừa nêu lên, sẽ không có dân chủ.

Hiến Pháp đứng ra định nghĩa thể chế Nhân Bản và Dân Chủ:

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm" (Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức),
- "Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội" (Điều 20, đoạn 1, id.).

hay

- "Ý Quốc là một Quốc Gia Cộng Hoà Dân Chủ, được xây dựng trên nền tảng làm việc" (Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
sẽ là những câu nói vô nghĩa, nếu không đứng ra bảo đảm được quyền và bổn phận bầu cử của người dân, được thực hiện trong các điều kiện nêu trên.

Nhân Bản và Dân Chủ không phải chỉ tuyên bố mà có, mà là tuyên bố và đứng ra tiền liệu các phương thức để có được và bảo đảm cho tồn tại.

Nhân Bản và Dân Chủ "thực hữu" (substantielles) khác với Nhân Bản và Dân Chủ "thuyết lý" (formelles).

http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=3041

CĐ Người Việt tại Úc trả lời

CĐ Người Việt tại Úc trả lời

DCVOnlineSYDNEY, Australia (26/4/2007)

– Để trả lời với Hà Nội về phiên toà và bản án 8 năm tù giành cho linh mục Nguyễn Văn Lý, cùng đánh động công luận tại Australia, hôm nay Cộng đồng Người Việt Tự do tại Úc châu (CĐNVTD/UC) đã cho đăng công bố trên tờ nhật báo The Australian, phát hành ½ triệu số trên toàn lãnh thổ Úc châu.Nội dung ¼ trang công bố vắn tắt trình bày với dân chúng tại Australia việc nhà nước CHXHCN Việt Nam chà đạp quyền tự do ngôn luận và đàn áp những người sinh hoạt dân chủ ra sao. Không gì dễ hiểu và rõ hơn, CĐNVTD/UC đã giới thiệu với nhân dân và chính phủ Úc hình ảnh linh mục Lý bị bịt miệng tại Toà án Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên (Huế) hôm 30/3/2007.CĐNVTD tại Úc châu cũng kêu gọi người Úc cùng viết thư đến dân biểu và nghị sĩ yêu cầu dùng quan hệ ngoại giao và mậu dịch áp lực Hà Nội phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người: tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, cũng như tự do tôn giáo. Và CĐNVTD/UC cũng đưa thông tin của Đại sứ quán tại Canberra để dân chúng Úc châu tiện bày tỏ quan điểm với nhà nước CHXHCN Việt Nam.


nguon

jeudi 26 avril 2007

HAI TẤM HÌNH CÁCH MẠNG

HAI TẤM HÌNH CÁCH MẠNG

Ls. Hoàng Duy Hùng


Tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý hai tay bị còng ngồi trước tòa một cách bình thản, hai bên hai công an mặc sắc phục canh chừng, dân chúng đứng đàng sau đông đảo tham dự, một công an chìm mặc y phục dân sự dùng hai cánh tay lực lưỡng bịt miệng linh mục Lý trong khi linh mục Lý nhắm mắt lại không phản ứng, làm cho cả thế giới bàng hoàng sửng sốt.


Người ta thường nói cộng sản dã man tàn bạo, bịt miệng dân không cho họ có tiếng nói. Đó chỉ là một lối nói trừu tượng để ám chỉ trong chế độ cộng sản không có tự do ngôn luận. Nhưng tấm hình linh mục Lý bị công an bịt miệng cho thấy đây không còn là một lối nói trừu tượng nữa, mà thật sự là bằng hành động hữu hình phơi trần sự man rợ của CSVN trong thời đại văn minh này.

Tấm hình này có hai ý nghĩa: 1/ Tinh thần kiên cường bất khuất của linh mục Lý nói riêng và của Lực Lượng Dân Chủ nói chung. Linh mục Lý bình thản nhắm mắt lại cho thấy linh mục Lý không sợ sức mạnh của cộng sản, coi thường tòa án bù nhìn đang múa máy trước mặt linh mục Lý. Đó chính là thái độ uy vũ bất năng khuất; 2/ Chế độ CSVN tàn bạo, không văn minh, ban ngày ban mặt trước bao nhiêu ống kính quốc tế mà còn giở những trò còng tay bịt miệng một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ như vậy thì huống chi ở đàng trong khi không có ai dòm ngó thì họ còn làm bao nhiêu điều phi nhân như thế nào nữa!!

Ngày 31/3/2007, linh mục Nguyễn Văn Lý bị tòa án CSVN ở Thừa Thiên xử 8 năm tù ở, những đảng viên Thăng Tiến gồm có anh Nguyên Phong 6 năm, anh Nguyễn Bình Thành 5 năm, hai chị Lê Thị Lệ Hằng và Hoàng Thị Anh Đào 18 tháng tù treo. Sau đó CSVN gấp rút đưa linh mục Lý ra giam ở trại giam Hà Nam Ninh. Đây là phiên tòa ô nhục của CSVN, và tấm hình linh mục Lý bị bịt miệng lột trần bộ mặt thật của ĐCSVN. Tấm hình này là tấm hình lịch sử đánh dấu một khúc quanh trong tiến trình đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Nay mai Linh mục Lý có thể bị nhồi sọ, bị tiêm thuốc làm cho khủng hoảng tinh thần hay làm cho bị hoang tưởng khi bị giam trong nhà tù CSVN, hoặc 50 năm nữa linh mục Lý sẽ không còn sống, nhưng tấm hình này sẽ không bao giờ phai nhòa trong lịch sử, tấm hình này sẽ sống mãi trong dòng thác đấu tranh dân chủ của dân tộc Việt.

Nhiều người so sánh tấm hình linh mục Lý bị bịt miệng với tấm hình một anh thanh niên đứng chận đoàn xe tăng ở Quãng Trường Thiên An Môn năm 1989.


Ngày 15/4/1989, những sinh viên như Wang Dan, Chai Ling, Wang Juntao, Zhao Changqing, và Wuer Kaixin lấy cớ đến đặt vòng hoa tưởng niệm cố Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang tại Tượng Đài Những Anh Hùng Của Nhân Dân trong Quãng Trường Thiên An Môn, họ phát động một cuộc biểu tình. Sinh viên đến tham dự càng lúc càng đông, đa số từ tuổi 18 đến 25. Khi con số đã lên đông, họ chuyển sang đấu tranh đòi triệt hạ tham nhũng và đòi tự do ngôn luận. Đảng Cộng Sản cử người điều đình, sinh viên quyết tâm không điều đình. Ngày 13/5/1989, biết tin hai ngày nữa Tổng Bí Thư ĐCS Liên Sô Mikhail Gorbachev sẽ đến viếng thăm Bắc Kinh, sinh viên tổ chức tuyệt thực đòi dân chủ cho đất nước. Ngày 19/5, Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương đến gặp sinh viên, nói chuyện rất tình cảm, ủng hộ sinh viên, kêu gọi sinh viên ngưng tuyệt thực và ngồi xuống bàn thảo với chính phủ tìm một giải pháp để đất nước hoàn thành Bốn Phương Diện Cải Cách. Đây là lần chót Triệu Tử Dương xuất hiện công khai trước quần chúng vì sau đó ông bị hạ bệ và bị giam lỏng cho tới ngày qua đời năm 2005. Ngày 30/5/1989, sinh viên làm hình nộm tượng Nữ Thần Tự Do và đặt hình nộm này đối diện với hình của Mao Trạch Đông. Sau bao lần bàn thảo, phe thủ cựu thắng thế, Lý Bằng và Kiều Thạch triệu hồi lộ quân ở Ngọai Mông về đàn áp sinh viên.

Rạng ngày 4/6/1989, quân đội tràn vào Quãng Trường Thiên An Môn đàn áp cuộc biểu tình, bắn xối xả vào sinh viên. Cộng Sản Trung Quốc nói chỉ có khoảng 300 người chết, 2000 người bị thương. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cho biết khoảng 2600 người bị thảm sát và hơn 30000 người bị thương. Tuy nhiên, đám đông cũng chưa tan hàng hẳn. Ngày hôm sau, 5/6/1989, 18 chiếc xe tank được tăng viện từ từ tiến vào Quãng Trường để dọn sạch không cho một người nào được ở lại nơi này. Khi đoàn xe tank tiến vào Trường An Đại Đạo, cổng vào của Thiên An Môn, một người thanh niên hai tay xách hai bao mua hàng, chạy ra đứng giữa đại lộ chận đoàn xe tank lại. Một số phóng viên báo chí quốc tế ở trên các khách sạn gần đó thấy sự kiện lạ lập tức chụp hình và quay video. Xe tank di chuyển hướng khác né tránh không cán vào anh, anh cũng di chuyển theo, nhất định chận xe tank lại. Cảnh tượng ly kỳ và ngoạn mục. Khi xe tank ngừng lại, người thanh niên leo lên chiếc xe tank, vỗ vào nắp xe tank, nói với người binh sĩ lái xe tank như sau: “Tại sao các anh lại ở đây? Thành phố của chúng ta đã bị loạn lên vì các anh. Về đi, quay đầu lại đi, đừng giết người của chúng ta nữa.” Video quay được cho thấy vài người ở bên vệ đường chạy đến kéo anh ta xuống và lôi anh ta vào biến mất trong đám đông.
Từ năm 1989 đến nay, du khách đến Bắc Kinh đều hỏi hướng dẫn viên du lịch chỉ chỗ nơi người thanh niên can đảm chận đoàn xe tank. Họ gọi anh là Tank Man hay Người Cách Mạng Vô Danh.

Từ trên lầu 6 của Khách Sạn Beijing, cách xa Quãng Trường Thiên An Môn khoảng 1 cây số, Jeff Widener (sinh năm 1956), ký giả của AP, đã chụp tấm hình Người Cách Mạng Vô Danh chận đoàn xe tank. Ông đã dùng ống kính 400mm của ông “zoom” tối đa để chụp tấm hình lịch sử đó. Nhờ tấm hình này, ông đã đoạt giải Pulitzer năm 1990, và cũng nhờ tấm hình này, ông bước lên đài danh vọng và thành công. Một ký giả khác, ông Stuart Franklin, cũng chụp được những tấm hình tương tự nhưng không rõ bằng tấm hình của ký giả Jeff Widener. Tấm hình của Jeff Widener có 4 chiếc xe tank, trong khi đó tấm hình của Stuart Franklin có 6 chiếc. Stuart Franklin đoạt giải World Press, không thua gì giải Pulitzer của Jeff Widener. Năm 2003, Life Magazine chọn tấm hình này của Stuart Franklin là 100 tấm hình có ý nghĩa nhất thay đổi lịch sử thế giới. Ký giả Charlie Cole cũng chụp được những tấm hình về Người Cách Mạng Vô Danh, và cũng nhờ những tấm hình đó, ông cũng đã lãnh những giải giá trị của quốc tế. Tháng 4 năm 1998, Time Magazine chọn Người Cách Mạng Vô Danh là 1 trong 100 người quan trọng có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.

Sau khi người thanh niên vô danh đó biến hút vào đám đông, các ký giả đi săn lùng anh. Người ta cho các ký giả biết tên anh là Wang Weilin, một sinh viên 19 tuổi đến từ tỉnh Hồ Nam. Không biết bao nhiêu tin đồn về anh, có người nói rằng anh đã bị công an bắt và bị thủ tiêu cách dã man rồi. Nhưng vào năm 2006, người ta đã tìm ra được Người Cách Mạng Vô Danh, ông đang sống ở Đài Loan. Wang Weilin là bí danh của ông. Năm 1989, ông là một sinh viên 19 tuổi theo ngành Khảo Cổ Học của Đại Học Changsha ở tỉnh Hồ Nam. Khi cuộc biểu tình ở Thiên An Môn lên cao, đầu tháng 6, ông cùng với một số bạn bè kéo nhau lên Bắc Kinh tham gia vào biến cố này. Sau khi lẩn vào đám đông, ông trốn thoát khỏi Bắc Kinh sống chui sống nhủi gần 4 năm trời. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, sau đó ông trốn thoát đến Hồng Kông và từ Hồng Kông ông đến ẩn náu ở Đài Loan. Ông đã lập gia đình ở Đài Loan, và hiện nay sức khỏe của ông không được tốt cho lắm.

Tấm hình Wang Weilin chận đoàn xe tank có một ý nghĩa thâm thúy vì đàng sau khung cảnh Biến Cố Thiên An Môn đã diễn ra một sự kiện khác: Vụ Ném Trứng Nhồi Mực vào ảnh Mao Trạch Đông được treo ở Quãng Trường do 3 người là Yu Dongyue, Yu Zhijian, và Lu Decheng.

Yu Dongyue và Lu Decheng là thày giáo, và Yu Zhijian là công nhân lái xe truck, cả 3 ở tỉnh Hồ Nam, cùng quê với Người Cách Mạng Vô Danh Wang Weilin, là những bạn thân của nhau, vào tháng 5 năm 1989 đáp tàu hỏa lên Bắc Kinh tham gia cuộc biểu tình với sinh viên. Cả ba còn trẻ, mới 21 tuổi. Trong dịp này, ba người chụp ảnh lưu niệm ngay tại Quãng Trường. Ngày 23/5, khi khí thế biểu tình lên cao, ba người nhồi mực đen vào trong các trái trứng rỗng ruột, ném những trái trứng này vào bức tranh to lớn của Mao Trạch Đông được treo ngay trước cổng Tử Cấm Thành, đối diện với Thiên An Môn. Công an không dám làm gì với ba người này, nhưng chính những sinh viên và những người biểu tình đã bắt ba người, trao cho công an truy tố. Đa số người biểu tình cho rằng tình hình chưa đủ chín mùi, hành động như thế là phá hoại, giúp cho nhà cầm quyền lấy cớ đàn áp cuộc biểu tình. Đoàn biểu tình không ưa Mao Trạch Đông, nhưng trong giai đoạn đó đoàn biểu tình vẫn cần nương vào “biểu tượng” này để đấu tranh, khi nào thành công rồi thì chắc chắn hình ảnh Mao Trạch Đông sẽ được hạ bệ giống y như tượng đồng của Lenin đã bị kéo cổ xuống ở Nga.

Yu Dongyue bị kết án 20 năm tù. Lu Decheng bị kết án chung thân, và Yu Zhijian bị kết án 16 năm. Cả ba bị đưa về trại giam khổ sai Lingling ở tỉnh Hồ Nam. Cả ba bị hành hạ cách tàn nhẫn. Năm 1998, Lu Decheng được trả tự do, sau đó năm 2001 đến lượt Yu Zhijian. Phần Yu Dongyue, từng bị trói vào cột đèn giam phơi nắng nhiều ngày trời, ngày 2/22/06 họ thả ông ra thì người ta thấy ông có những dấu hiệu của điên loạn. Các cơ quan nhân quyền của quốc tế rất lưu ý về trường hợp của ông và hiện nay họ đang tìm cách giúp ông chữa trị bệnh điên loạn này.

Wang Weilin khôn khéo chận xe tank khuyên can họ không làm tổn đức giết hại người biểu tình, được sinh viên thương mến. Ba người kia cũng từ tỉnh Hồ Nam, có nhiệt tình cho đất nước, nhưng lại ứng xử không khéo léo, nôn nóng quá có thể làm hỏng việc, và vì thế đã bị chính những người biểu tình bắt trao cho công an, nhận một hậu quả rất thương tâm.
Đàng sau linh mục Nguyễn Văn Lý còn có Nhóm Linh Mục ĐGM Nguyễn Kim Điền. Linh mục Phan Văn Lợi được nhiều người chú ý đến vì cho rằng linh mục trầm tĩnh có những quyết định sáng suốt để bảo vệ chủ lực của Lực Lượng Dân Chủ. Đã không có một sự “phá hoại” nào giống như chuyện ném trứng nhồi mực ở Thiên An Môn. Hậu trường chính trị này là bức bình phong tuyệt đẹp tô thêm ý nghĩa cho tấm hình linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng tại tòa án.

Tấm ảnh linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng trước tòa án ở Thừa Thiên và tấm ảnh Wang Weilin ngăn chận đoàn xe tank ở Thiên An Môn có mẫu số chung đó là dũng khí của người đấu tranh. Nhưng tấm ảnh của Lm Lý còn một ý nghĩa nữa đó là phơi trần bộ mặt thật vô văn hóa và tàn bạo của chế độ CSVN.
Nhưng, Wang Weilin thì được những ai yêu chuộng tự do dân chủ đều ủng hộ, còn linh mục Lý thì đa phần ủng hộ và một số người bĩu môi làm cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Rõ ràng não trạng của những người biểu tình tại Thiên An Môn khác xa với não trạng của người Việt đang đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay.

Thử tưởng tượng một nhóm sinh viên đại học ở Hà Nội, lứa tuổi 18 - 25, đến đặt vòng hoa cho cựu Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh vừa mới qua đời. Nhóm này còn có những người trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản ra mặt ủng hộ và hướng dẫn. Không cần biết đàng sau sinh viên này có hậu ý gì hay không, chắc chắn có những người đấu tranh cực hữu sẽ chụp lên trên đầu nhóm sinh viên này một cái nón cối là do Cộng Sản giật dây.

Cho rằng sinh viên may mắn tạo được một khí thế đấu tranh, cuộc biểu tình quy tụ đông người, có người ném đá vào tượng Hồ Chí Minh, sinh viên bắt những người này giao cho công an, chắc chắn nhóm cực hữu sẽ hô hoán đây là bằng chứng cuộc biểu tình này Cộng Sản giàn dựng, đây là cuộc đấu tranh cuội!! Lực Lượng Dân Chủ đã bị Cộng Sản lừa quá nhiều lần nên lúc nào cũng nghi ngờ, nhưng nghi ngờ quá đến độ không chỉa mũi dùi tấn công bạo quyền mà chỉa mũi dùi vào những lực lượng dân chủ non trẻ thì chắc chắn cuộc đấu tranh sẽ phải bị trì trệ kéo dài nhiều năm tháng. Đó là trường hợp đau lòng linh mục Lý và Lực Lượng Dân Chủ đang bị phe ta bắn phe mình chỉ vì những quan niệm cực hữu và bảo thủ này.

Lãnh đạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là những người trẻ nên họ có những sáng kiến mới trong đấu tranh, tạo một khí thế ào ạt nhưng lại không đi trật đường rày. Hiện nay các vị trưởng thượng trong Lực Lượng Dân Chủ của người Việt e sợ nếu để cho những người trẻ đấu tranh mà không có quý vị trưởng thượng lãnh đạo hoặc giám sát thì giới trẻ sẽ bị cộng sản mua chuộc hoặc đi sai đường. Xin các bậc trưởng thượng đừng sợ, hãy nhìn vào giới trẻ của Thiên An Môn, lớn nhất của họ lúc đó cũng chỉ 27 tuổi, và bây giờ những người đó đang ở tuổi trung niên lãnh đạo công cuộc đấu tranh của người Trung Hoa. May mắn thay Lực Lượng Dân Chủ ở trong nước có những người trẻ như Ls. Lê Thị Công Nhân và Ls. Nguyễn Văn Đài, chính những người trẻ này sẽ làm chuyển biến lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó chính là một nét son khác của hậu trường chính trị tăng vẻ đẹp hùng tráng tấm hình linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng tại tòa.

Lời Kết: Cả thế giới đã biết đến tấm hình Wang Weilin ngăn chận đoàn xe tank, chúng ta có nhiệm vụ phải làm cho cả thế giới biết đến tấm hình linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng tại tòa án. Đó là tấm hình nói lên tất cả ý nghĩa của cuộc đấu tranh, mạnh hơn cả vạn quyển sách. Hãy có những billboards tại các thủ phủ của các tiểu bang và những nơi đông người Việt cư ngụ, hãy có các postals lớn nhỏ trên các mặt báo chí quốc tế, và hãy có hàng vạn post cards của tấm hình linh mục Lý bị còng tay bịt miệng tại tòa gởi cho chính quyền địa phương, tiểu bang, và liên bang. Hãy biến sức mạnh của tấm hình này thành sức mạnh chung của cuộc đấu tranh, đừng đặt vấn đề linh mục Lý nơi đây nữa, mà hãy đặt thành quả chung của cuộc đấu tranh làm mục tiêu./.
Houston ngày 23/4/07

Unicode:

Wang Dan (Vương Đan 26/2/1969 -?) là sinh viên năm thứ nhất ở Đại Học Bắc Kinh. Sau biến cố này, ông bị bắt giam, bị kết án 2 lần, 1 lần năm 1989 và 1 lần năm 1995, vì tội danh âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản. Ông là khuôn mặt nổi nhất trong biến cố Thiên An Môn. Ông bị lưu đày khổ sai ở trại giam tử thần Liaoning. Cả thế giới làm áp lực, năm 1998, Bắc Kinh chấp thuận cho ông Wang Dan qua Hoa Kỳ "để chữa bệnh." Năm 2001, ông Wang Dan tốt nghiệp Cử Nhân Lịch Sử Đông Phương ở Harvard University. Ông đang đệ trình luận án tiến sĩ ở đại học này. Ông được UCLA mời làm giảng sư danh dự. Hiện nay ông là Chủ Tịch của Chinese Constitutional Reform Association.

Chai Ling (15/4/1966 -?) sinh ở tỉnh Sơn Đông. Năm 1987, cô có bằng Cử Nhân Tâm Lý ở Đại Học Bắc Kinh. Cô đang theo đuổi lên cao học thì diễn ra biến cố Thiên An Môn. Cô là một trong những người lãnh đạo của biến cố này. Tuy nhiên, cô bị chỉ trích vì đã kêu gọi sinh viên dàn hàng đối đầu với binh lính, không được lùi bước, nhưng khi binh lính bắn chết các sinh viên, cô bỏ chạy. Cô trốn thoát được qua Pháp sinh sống, sau đó qua Hoa Kỳ. Hiện nay cô là một trong những người hoạt động cho tự do dân chủ của Trung Hoa.

Wang Juntao (Vương Cẩm Đào 1962) là một đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc đã sát cánh với Wang Dan trong biến cố Thiên An Môn. Năm 1976, mới 14 tuổi, ông tham gia biểu tình chống Tứ Nhân Bang mà kẻ đứng đầu là Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông (Tứ Nhân Bang gồm có: Jiang Qing, Yao Wenyuan, Zhang Chungqiao, và Wang Hongwen). Năm 1979-1981, đang khi học môn Vật Lý Học ở Đại Học Bắc Kinh, ông tham gia Phong Trào Bức Tường Dân Chủ, nơi mà các sinh viên viết những khẩu hiệu đòi dân chủ và những tấm hình chế diễu Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping). Ông và nhiều sinh viên đã tiểu vào một cái bình nhỏ (tiểu bình) và ném cái bình đó vào bức tường ám chi? Đặng Tiểu Bình khai thúi đáng phải quăng cho vỡ đi. Tuy nhiên, để tạo thế lực đấu tranh, ông tham gia vô Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Ông là đồng sáng lập viên Viện Nghiên Cứu Xã Hội và Kinh Tế Bắc Kinh, một viện nghiên cứu tư đầu tiên cách bán chính thức tại Trung Quốc. Ông là người yểm trợ cho Wang Dan phát động cao trào biểu tình ở Thiên An Môn. Sau biến cố này, ông trốn và họ bắt được ông vào cuối tháng 10 năm 1989. Tháng 2 năm 1991, họ kêu án ông 13 năm tù về tội âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản. Dưới áp lực của quốc tế, năm 1994, Trung Quốc cho ông sang Hoa Kỳ để chữa bệnh. Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ ở Columbia University và hiện nay ông sát cánh với Wang Dan trong công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của người Trung Hoa.

Zhao Changqing (Triệu Trường Thanh 4/1969 -?) sinh ra ở một làng nhỏ tại tỉnh Sơn Tây. Năm 1987, ông từng viết thư cho Quốc Hội yêu cầu thay đổi mở rộng dân chủ. Năm 1988, ông lên học Đại Học Bắc Kinh, học về ngành giáo dục. Sau biến cố Thiên An Môn, ông bị ở tù tại trại giam Xincheng của Bắc Kinh hơn nửa năm. Sau đó, họ đuổi ông về Sơn Tây. Năm 1992, ông tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Dục ở Đại Học Sơn Tây và sau đó hành nghề thày giáo. Ông viết những bài bình luận đòi hỏi tự do dân chủ, ngày 25/3/1998, ông bị bắt. Ngày 6/9/1998 ông bị tòa kết án 3 năm tù. Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tranh đấu. Ngày 10/7/2003 ông bị tòa kết án lần nữa, lần này 5 năm tù. Trong tù, ông có nhiều thái độ phản kháng. Tháng 12 năm 2005, ông không chịu chào "quốc kỳ" cộng sản, thế là họ biệt giam ông 40 ngày. Ra khỏi biệt giam, ông giúp đỡ các thành viên Pháp Luân Công, ngày 18/2/2006, ông bị đưa vào biệt giam lần nữa, 90 ngày. Hiện nay ông vẫn ở trong tù và các cơ quan nhân quyền của quốc tế rất quan tâm về tính mạng của ông.

Wuer Kaixi (1968 -?) Sinh ra và lớn lên ở Uyghur. Ông là một sinh viên xuất sắc, được điểm cao. Trong biến cố Thiên An Môn, ông là người phát động chiến dịch tuyệt thực, và ông lên truyền hình quốc gia chế diễu Thủ Tướng Lý Bằng. Chính ông đã cứu nhiều sinh viên bằng cách điều đình với các sĩ quan quân đội, mua thời gian cho các sinh viên bỏ trốn. Ông cũng bỏ trốn, lúc đầu sang Pháp, sau đó qua Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Cử Nhân ở Harvard Unviversity. Ông qua Đài Loan sinh sống, vận động thống nhất Trung Quốc trong một chế độ dân chủ. Ông lập gia đình và hiện nay là một nhà bình luận thời cuộc cho Đài Truyền Hình Quốc Gia của Đài Loan.

Hu Yaobang (20/11/1915 - 15/4/1989) là Tổng Bí Thư ĐCSTQ từ năm 1980 tới năm 1987. Ông tham gia Đảng Cộng Sản từ thập niên 1930s, được sự tin yêu của Zhou Enlai. Ông sống sót qua Giai Đoạn Nhảy Vọt 1958-1960 và Cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-1969. Sau đó, ông hỗ trợ cho Zhou Enlai và Deng Xiaoping chống lại Tứ Nhân Bang. Năm 1976, Zhou Enlai và Mao Tzetung qua đời, Deng Xiaoping từ từ nắm lại quyền lực, loại bo? Hua Guofeng (Hoa Quốc Phong). Deng Xiaoping nắm giữ chức vu. Chủ Tịch Ủy Ban Quân Ủy Trung Ương, quân đội do ông điều động và đó là thực quyền. Hu Yaobang giữ chức Tổng Bí Thư và Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương) nắm chức Thủ Tướng. Năm 1978, Deng Xiaoping chủ xướng Bốn Phương Diện Cải Cách (Four Modernizations): Nông Nghiệp, Kỹ Nghệ, Khoa Học, và Quốc Phòng. Sau biến cố Phong Trào Bức Tường Dân Chủ 1979-1981, Hu Yaobang muốn cải cách tận gốc rễ đó là cải cách chính trị, chấp nhận đối lập, trả quyền tự quyết cho dân Tây Tạng. Năm 1986, ông diễn thuyết cho sinh viên ở Đại Học Bắc Kinh nói về Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí. Ông được sinh viên mến mộ. Kích động bởi diễn văn của ông, tháng Giêng năm 1987, vài chục ngàn sinh viên tràn xuống đường đòi tự do ngôn luận. Sinh viên bị đàn áp. Deng Xiaoping cách chức Tổng Bí Thư của Hu Yaobang và đưa Zhao Ziyang lên thay thế ở cương vị này. Hu Yaobang buồn bã, sinh bệnh và ngày 15/4/1989, ông qua đời vì cơn nhồi tim. Nghe tin này, sinh viên đến đặt vòng hoa tưởng niệm ông ở Tượng Đài Những Anh Hùng Của Nhân Dân trong Quãng Trường Thiên An Môn, từ đó tạo nên biến cố chấn động cả thế giới. Xác của Hu Yaobang được thiêu và đem về chôn ở Gongqing (Trùng Khánh). Ngày 20/11/2005, ĐCSTQ chính thức phục hồi danh dự cho Hu Yaobang, họ long trọng mừng 90 năm sinh nhật của ông.

Zhao Ziyang (17/10/1919 - 17/1/2005) sinh ra trong một gia đình phú nông ở tỉnh Hoa Nam. Năm 1932, ông tham gia Đoàn Thiếu Niên Cộng Sản. Ông từng hoạt động bí mật chống đối Nhật từ năm 1937-1945. Thân phụ của ông là một địa chủ nên đã bi. Đảng thủ tiêu cuối năm 1948. Ông lập gia đình với bà Liang Boqi, có 1 gái và 4 trai. Sau khi Đảng Cộng Sản kiểm soát được lục địa, ông được thuyên chuyển về Quảng Đông và ông rất thành công tại nơi này do những đề nghị cải cách nông nghiệp của ông. Năm 1962, ông hủy bỏ hệ thống Hợp Tác Xã ở Quảng Đông, chấp thuận trả lại đất cho nông dân tự canh tác. Năm 1965, ông làm Bí Thư Tỉnh Quảng Đông. Vì ông là người từng ủng hô. Chủ Tịch Nhà Nước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) và là người có tư tưởng cấp tiến nên trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa, ông đã bị thanh trừng. Năm 1967, ông bị cách chức Bí Thư Tỉnh Quảng Đông, bị đội mũ ô nhục đi khắp đường phố Quảng Tây để cho dân chúng nhổ nước bọt và ném cà chua trứng thối. Họ gọi ông là "vết ô nhục còn sót lại của bọn tham tàn địa chủ." Ông bị buộc đi lao động khổ sai bốn năm trời trong một xưởng kỹ nghệ, và năm 1971, ông bị đày đi Nội Mông. Năm 1972, nhờ sự giúp đỡ của Zhou Enlai, ông được trở về Quảng Đông và năm 1973, ông được phục chức, được vào Ban Chấp Hành Trung Ương. Ông được đưa đi Tứ Xuyên và năm 1975 ông làm Bí Thư Thứ Nhất của tỉnh này. Ông giúp Đặng Tiểu Bình triệt hạ được Tứ Nhân Bang nên được tín nhiệm. Năm 1979, ông được cất nhắc vào Bộ Chính Trị và năm 1982 ông là Uủy Viên Thường Trực. Ông được cử vào chức vu. Thủ Tướng và vào năm 1987, Deng Xiaoping cách chức Tổng Bí Thư của Hu Yaobang, Zhao Ziyang lên thay thế. Chính ông khuyến khích sinh viên đến đặt vòng hoa cho Hu Yaobang để từ đó tạo nên biến cố Thiên An Môn. Sau biến cố Thiên An Môn, ông bị cách chức và bị giam lỏng cho tới ngày qua đời 17/1/2005. ĐCSTQ không cử hành tang lễ cho ông đúng cung cách của một lãnh tụ, họ hỏa thiêu xác ông, không cho chôn ở Babaoshang nơi dành riêng cho các cán bộ cao cấp. Nhưng cuối năm 2005, ĐCSTQ phục hồi danh dự cho Hu Yaobang và Zhao Ziyang.

Li Peng (10/1928 -?) là Thủ Tướng từ năm 1987 - 1998, người được mệnh danh là đồ tể của Thiên An Môn. Ông là con của nhà văn Li Shuoxun, một trong những đảng viên Cộng Sản đầu tiên. Năm ông lên ba, thân phụ của ông bi. Quốc Dân Đảng sát hại. Zhou Enlai nhận Li Peng làm con nuôi. Năm 1941, ông học ở Trường Khoa Học tại Diên An. Năm 1945, ông gia nhập Đảng Cộng Sản. Năm 1948, ông được đi du học ở Moscow. Trở về nước, năm 1979, Li Peng được cử làm Thứ Trưởng Năng Lực và năm 1981 là Bộ Trưởng của bộ này. Năm 1982, ông được vào Trung Ương. Năm 1985, ông vào Bộ Chính Trị, và năm 1987, ông vào Ban Thường Vụ của Bộ Chính Trị và nắm giữ chức Thủ Tướng. Sau biến cố Thiên An Môn, ông tiếp tục giữ chức vụ này tới năm 1998, ông chuyển qua giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội đến năm 2002 thì về hưu. Ông nâng đỡ đàn em Luo Gan (Lưu Cán) vào trong Ban Thường Vụ của Bộ Chính Trị.

Qiao Shi (12/1924 -?) là đồ tể trong hậu trường của Thiên An Môn. Ông sinh ra ở Jiang Zhitong tỉnh Thượng Hải, và có bà con xa với Chiang Kai-Shek (Tưởng Giới Thạch). Khi còn là sinh viên trung học, ông đã tham gia biểu tình chống lại chính phủ của Chiang Kai-Shek. Tháng 8 năm 1940, ông tham gia Đảng Cộng Sản. Ông lập gia đình với bà Yu Wen và có bốn con, hai trai và hai gái. Năm 1949, sau khi ĐCSTQ kiểm soát lục địa, ông được đặc cử coi Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Từ năm 1954 đến 1962, ông làm trong Công Ty Thép An Sơn. Năm 1963, ông về làm trong Bộ Quốc Tế Vận của Trung Ương ĐCSTQ. Cách Mạng Văn Hóa bùng nổ ra, ông bị thanh trừng vì họ cho rằng ông là bà con của Chiang Kai-Shek. Tên của ông cũng là Thạch trùng hợp với Thạch của ho. Tưởng. Cuộc Cách Mạng Văn Hóa qua đi, Qiao Shi được trả tự do và trở về làm việc trong Bộ Quốc Tế Vận, và năm 1982, ông được cử làm lãnh đạo của bộ này. Năm 1985, Qiao Shi được cử làm Ủy Viên An Ninh Trung Ương của Đảng. Năm 1986, ông làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội. Với cương vi. Ủy Viên An Ninh của Đảng, năm 1989, ông về phe với Lý Bằng triệu hồi Lộ Quân ở Ngoại Mông về đàn áp sinh viên đang biểu tình ở Thiên An Môn. Vì Lý Bằng ở mặt nổi nên người ta không quy tội nhiều cho Qiao Shi trong vụ thảm sát này. Sau biến cố Thiên An Môn, ông nhanh chóng trở thành một khuôn mặt sáng giá trong chính trường của Trung Quốc. Năm 1993 - 1998, ông là Chủ Tịch Ban Thường Vụ của Quốc Hội Trung Quốc, là nhân vật quyền lực đứng hàng thứ ba ở nước này. Ông tranh chấp quyền lực với Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) nhưng không đủ sức và năm 1998, lấy lý do đã 74 tuổi, ông xin về hưu.

dc2006
HoangDuyHung

Nghị Định 56/2006/NĐ-CP Của Nhà Nước CSVN Bóp Nghẹt Thông Tin - Văn Hóa

Nghị Định 56/2006/NĐ-CP Của Nhà Nước CSVN Bóp Nghẹt Thông Tin - Văn Hóa
--------------------------------------------------------------------------------

8/18/2006

--------------------------------------------------------------------------------

Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 6 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin

Ngày 20/6/2006. Cập nhật lúc 9h 7'

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005

Căn cứ Pháp lệnh Thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức, cá nhân vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này thì phải bị xử phạt hành chính.

2. Vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin quy định trong Nghị định này bao gồm: Những hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong các hoạt động thông tin báo chí; hoạt động xuất bản; điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; mỹ thuật, triển lãm văn hoá, nghệ thuật, nhiếp ảnh; quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật và quyền liên quan; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; di sản văn hoá; thư viện; công trình văn hoá, nghệ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá; công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.

3. Vi phạm hành chính trong các hoạt động thông tin báo chí, xuất bản, điện ảnh, xuất khẩu văn hoá phẩm có nội dung tiết lộ bí mật nhà nước thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hoá - thông tin bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hoạt động thông tin báo chí; điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; mỹ thuật, triển lãm văn hoá, nghệ thuật, nhiếp ảnh; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; di sản văn hoá, thư viện là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hoạt động xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá, bản quyền tác giả là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

3. Trường hợp quá thời hiệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, c và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

5. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 4. Nguyên tắc xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật.

2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin phải xử phạt đúng thẩm quyền; đối với những vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt, những vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, người thụ lý phải lập biên bản, chuyển giao biên bản, các tài liệu có liên quan khác và tang vật, phương tiện vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong tình trạng đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi đó theo quy định của pháp luật.

2. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại các Điều 8 và 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm và khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ - THÔNG TIN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Mục 1

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN BÁO CHÍ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 6. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin báo chí

Hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin báo chí bao gồm các hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), hoạt động truyền hình trả tiền, hoạt động xuất bản đặc san, bản tin, tài liệu, tờ rơi, phát hành thông cáo báo chí, đăng phát bản tin trên màn hình điện tử, hoạt động cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet và các hoạt động liên quan đến việc thu chương trình truyền hình trực tiếp từ vệ tinh (TVRO).

Điều 7. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động thông tin báo chí

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép;

b) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép;

c) Thay đổi trụ sở cơ quan báo chí mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi mà không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát hành thông cáo báo chí, đăng phát bản tin trên màn hình điện tử, thiết lập trang tin điện tử trên Internet, lắp đặt TVRO mà không có giấy phép theo quy định;

b) Xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề, mở thêm kênh, tăng trang, thêm chương trình mà không có giấy phép;

c) Cung cấp dịch vụ thông tin Internet mà không có giấy phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản báo in, báo điện tử, phát sóng phát thanh, truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 8. Vi phạm các quy định về trình bày sản phẩm thông tin báo chí

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày;

b) Trình bày trang 1, bìa 1 của báo, tạp chí, đặc san, bản tin, tài liệu, tờ rơi không phù hợp với nội dung của sản phẩm thông tin báo chí;

c) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu sản phẩm thông tin báo chí đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều 9. Vi phạm các quy định về cải chính trên báo chí

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện cải chính không đúng các quy định về vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ;

b) Thực hiện không đúng các quy định về đăng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cải chính không đúng thời gian quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cải chính theo quy định;

b) Không đăng, phát sóng kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo sai sự thật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc đăng, phát sóng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 10. Vi phạm các quy định về nội dung thông tin

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể;

d) Không thực hiện việc báo cáo, giải trình nội dung thông tin với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc báo cáo, giải trình không đúng thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu nhưng chưa nghiêm trọng;

b) Thông tin về những chuyện thần bí mà không có chú dẫn xuất xứ tư liệu.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Miêu tả tỷ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài viết, hình ảnh;

b) Đăng, phát tranh, ảnh kích dâm, khoả thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng, phát nội dung không được phép thông tin nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đăng, phát lại các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu sản phẩm thông tin báo chí, tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với nhà báo thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.

Điều 11. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quyền cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân được quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 7 Luật Báo chí.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cơ quan báo chí tự ý thêm bớt, cắt xén hoặc thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn trên báo chí;

b) Cơ quan báo chí, nhà báo không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời phỏng vấn của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;

c) Cơ quan báo chí thêm, bớt, cắt xén làm sai nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng, phát trên báo chí.

Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, hoạt động nghề nghiệp của nhà báo

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động;

b) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác để hoạt động;

c) Sử dụng thẻ nhà báo không đúng nhiệm vụ được giao.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo để can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động đúng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật;

b) Huỷ hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 13. Vi phạm các quy định về họp báo

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi họp báo mà không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng quy định về họp báo đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Báo chí.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức họp báo mà không được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chấp nhận hoặc đã có lệnh đình chỉ;

b) Họp báo có nội dung vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Báo chí.

Điều 14. Vi phạm các quy định về lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí không đúng địa điểm, không đúng thời gian, không đúng số lượng, không đúng thủ tục theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm các quy định về phát hành sản phẩm thông tin báo chí

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không ghi giá bán trên sản phẩm thông tin báo chí.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc phát hành sản phẩm thông tin báo chí hợp pháp hoặc bán sản phẩm báo chí nhập khẩu trái phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành các sản phẩm thông tin báo chí không có giấy phép xuất bản.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành các sản phẩm thông tin báo chí không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

Điều 16. Vi phạm các quy định về đăng ký cung cấp bộ giải mã chương trình truyền hình nước ngoài, đăng ký phân phối các bộ giải mã chương trình truyền hình nước ngoài, đăng ký cho các cơ quan, tổ chức kinh doanh việc lắp đặt, sửa chữa các thiết bị thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận đăng ký;

b) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy chứng nhận đăng ký và các quy định khác của pháp luật về hoạt động liên quan đến thu chương trình truyền hình từ vệ tinh;

c) Kinh doanh thiết bị thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh nhập khẩu trái phép.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện các hoạt động cung cấp, phân phối bộ giải mã chương trình truyền hình nước ngoài, kinh doanh lắp đặt, sửa chữa các thiết bị thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 17. Vi phạm các quy định về truy nhập, quản lý và cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính (Internet)

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Truy nhập thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại trên mạng thông tin máy tính;

b) Không niêm yết nội quy hoạt động tại các đại lý Internet.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi để cho khách hàng truy nhập thông tin có nội dung độc hại trên mạng thông tin máy tính.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát tán thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại từ mạng thông tin máy tính ra ngoài;

b) Đưa vào mạng thông tin máy tính thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại nhưng hậu quả chưa nghiêm trọng;

c) Đưa vào mạng thông tin máy tính xuất bản phẩm thuộc loại chưa được phép lưu hành;

d) Lưu giữ thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại trong máy tính tại các đại lý Internet.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào mạng thông tin máy tính thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại gây hậu quả nghiêm trọng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và d khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Mục 2

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 18. Vi phạm các quy định về trình bày, minh hoạ xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Ghi không đủ hoặc không đúng những thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm;

b) Trình bày bìa hoặc minh hoạ xuất bản phẩm không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều 19. Vi phạm các quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cản trở việc phát hành xuất bản phẩm hợp pháp;

b) Bán các loại sách, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê các loại sách được xuất bản hoặc nhập khẩu trái phép;

c) Bán sách, tranh, ảnh, lịch có nội dung tuyên truyền mê tín, hủ tục;

d) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu từ 50 bản đến dưới 200 bản.

2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;

b) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu từ 200 bản đến dưới 500 bản;

c) Bán sách, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.

3. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát hành hoặc tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản phẩm thuộc loại không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu;

b) Bán sách, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành;

c) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu từ 500 bản trở lên;

d) Tiêu thụ, phổ biến xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, các điểm b và c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động xuất bản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhà xuất bản thay đổi trụ sở mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

b) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động xuất bản hoặc quyết định xuất bản.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động xuất bản;

b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào;

c) Xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản;

d) Nhập khẩu không đúng tên xuất bản phẩm trong danh mục đăng ký nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất bản xuất bản phẩm mà không đăng ký kế hoạch xuất bản;

b) Xuất bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản;

c) Xuất bản xuất bản phẩm không có giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

d) Xuất bản sách thuộc loại phải thẩm định mà không tổ chức thẩm định;

đ) Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh mà không có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;

e) Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh mà không đăng ký kế hoạch nhập khẩu với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

g) Không thực hiện đúng quy định về liên kết trong lĩnh vực xuất bản tại Điều 20 Luật Xuất bản.

4. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thành lập nhà xuất bản mà không được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản, tổ chức phát hành nước ngoài ở Việt Nam mà không có giấy phép hoặc hoạt động không đúng nội dung được ghi trong giấy phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 21. Vi phạm các quy định cấm đối với nội dung xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc của thân nhân người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật;

c) Xuất bản bản đồ thể hiện sai địa giới hành chính các cấp.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất bản bản đồ thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản;

b) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động;

c) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Xuất bản xuất bản phẩm có nội dung xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cánh mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, các khoản 2 và 3 Điều này.

Điều 22. Vi phạm các quy định về hoạt động in

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng ký thiết bị in theo quy định của pháp luật;

b) Photocopy, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in;

b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động in dưới bất kỳ hình thức nào;

c) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép hoạt động in;

d) Cơ sở hoạt động in, nhân bản khi phát hiện nội dung sản phẩm đặt in, nhân bản vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản mà không báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi in xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng từ 50 bản đến dưới 500 bản.

4. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) In, nhân bản xuất bản phẩm không đủ thủ tục hoặc không có hợp đồng theo quy định;

b) In xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản.

5. Phạt tiền từ trên 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) In, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ, hoặc có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản;

b) Cơ sở hoạt động in xuất bản phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;

c) In xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng từ 1.000 bản trở lên;

d) Nhập khẩu máy photocopy mầu mà không có giấy phép nhập khẩu;

đ) In các sản phẩm mà pháp luật cấm lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp được phép in gia công cho nước ngoài.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 4, điểm a, d và đ khoản 5 Điều này.

Điều 23. Vi phạm các quy định về lưu chiểu xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đủ số lượng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định hoặc nộp lưu chiểu chưa hết thời hạn 10 ngày đã phát hành.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Mục 3

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 24. Vi phạm các quy định về sản xuất phim nhựa, phim video

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quay phim ở những khu vực có biển cấm quay phim hoặc có nội dung cấm quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh;

b) Sản xuất phim nhựa, phim video có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của người khác mà không được người đó cho phép;

c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép sản xuất phim nhựa, phim video đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam;

d) Sửa chữa, tẩy xoá, chuyển nhượng giấy phép sản xuất phim nhựa, phim video đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài được cấp giấy phép sản xuất phim tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài hoặc hợp tác làm phim với nước ngoài không đúng nội dung quy định trong giấy phép;

b) Sản xuất phim nhựa, phim video có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất phim nhựa, phim video có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, khuyến khích tệ nạn xã hội, hành vi tội ác, mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái;

b) Hoạt động dịch vụ, hợp tác làm phim với nước ngoài mà không có giấy phép.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất phim nhựa, phim video có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b) Sản xuất phim nhựa, phim video có nội dung đồi trụy, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, thể hiện tư tưởng, văn hoá phản động, các hành vi tội ác;

c) Sản xuất phim nhựa, phim video có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc;

d) Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam mà không có giấy phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, và 4 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 25. Vi phạm các quy định về in, nhân bản, tàng trữ phim nhựa, băng đĩa phim

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép phim nhựa, băng đĩa phim thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 5 bản đến dưới 50 bản.

2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép phim nhựa, băng đĩa phim thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 50 bản đến dưới 100 bản.

3. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim nhựa, băng đĩa phim chưa được phép lưu hành với số lượng dưới 20 bản;

b) Tàng trữ trái phép phim nhựa, băng đĩa phim thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 100 bản đến dưới 500 bản;

c) Tàng trữ nhằm lưu hành hình ảnh, phim có nội dung cấm lưu hành với số lượng dưới 10 phim.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim nhựa, băng đĩa phim chưa được phép lưu hành với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;

b) Tàng trữ trái phép phim nhựa, băng đĩa phim thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 500 bản trở lên;

c) Tàng trữ nhằm lưu hành phim có nội dung cấm lưu hành với số lượng từ 10 phim đến 50 phim.

5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim nhựa, băng đĩa phim chưa được phép lưu hành với số lượng từ 100 bản trở lên;

b) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh quảng cáo những mặt hàng cấm quảng cáo vào phim nhựa, băng đĩa phim;

c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào phim nhựa, băng đĩa phim đã được phép lưu hành;

d) Tàng trữ nhằm lưu hành phim có nội dung cấm lưu hành với số lượng từ 51 phim đến 100 phim.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim nhựa, băng đĩa phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ hoặc cấm lưu hành;

b) Nhân bản phim nhựa, băng đĩa phim có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực;

c) Tàng trữ nhằm lưu hành phim có nội dung cấm lưu hành với số lượng trên 100 phim.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4, các khoản 5 và 6, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 26. Vi phạm các quy định về phát hành phim nhựa, băng đĩa phim

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua băng đĩa phim không dán nhãn với số lượng từ 5 bản đến dưới 20 bản;

b) Bán hoặc cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng dưới 20 bản;

c) Bán hoặc cho thuê băng đĩa phim không đúng địa điểm ghi trong giấy phép;

d) Mua, bán nhãn băng đĩa phim chưa ghi đủ đề mục theo quy định từ 5 bản trở lên;

đ) Mua, bán nhãn băng đĩa phim giả với số lượng từ 10 nhãn đến dưới 50 nhãn;

e) Tẩy xoá, sửa đổi nhãn dán trên băng đĩa phim.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán, cho thuê hoặc lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng dưới 20 bản;

b) Mua, bán hoặc cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;

c) Đánh tráo nội dung băng đĩa phim đã được dán nhãn để kinh doanh;

d) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để bán, cho thuê băng đĩa phim;

đ) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép bán, cho thuê băng đĩa phim;

e) Mua, bán nhãn băng đĩa phim giả với số lượng từ 50 nhãn trở lên.

3. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua băng đĩa phim không dán nhãn với số lượng từ 100 bản đến dưới 500 bản;

b) Bán, cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 100 bản đến dưới 500 bản;

c) Bán, cho thuê băng đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản.

4. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán, cho thuê băng đĩa phim mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin;

b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để bán, cho thuê băng đĩa phim;

c) Phát hành phim nhựa, băng đĩa phim chưa có quyết định cho phép phổ biến;

d) Phát hành phim nhựa, băng đĩa phim quá phạm vi được phép ở trong nước;

đ) Mua, bán, cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản;

e) Bán, cho thuê băng đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;

g) Sản xuất nhãn băng đĩa phim giả để tiêu thụ;

h) Bán, cho thuê hoặc lưu hành phim nhựa, băng đĩa phim có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực.

5. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thêm, bớt làm sai nội dung phim đã được phép phổ biến để bán, cho thuê;

b) Mua, bán, cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả từ 1.000 bản đến dưới 5.000 bản.

6. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ nhằm phổ biến phim thuộc loại cấm phổ biến hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ;

b) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng đĩa phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành hoặc tiêu huỷ;

c) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng đĩa phim có nội dung đồi trụy;

d) Mua, bán, cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn hoặc dán nhãn giả từ 5.000 bản trở lên;

đ) Xuất khẩu phim thuộc loại phải có quyết định cho phép phổ biến mà chưa có quyết định hoặc chưa được phát sóng trên đài truyền hình.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, các điểm d và đ khoản 2, các điểm b, đ, e và h khoản 4, điểm b khoản 5, khoản 6 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1, các điểm a, b, c và e khoản 2, khoản 3, các điểm c, đ, e, g và h khoản 4, các khoản 5 và 6 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 4 Điều này.

Điều 27. Vi phạm các quy định về chiếu phim

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chiếu phim tại nơi công cộng gây ồn quá mức quy định hoặc quá 12 giờ đêm;

b) Cho trẻ em dưới 16 tuổi vào rạp chiếu phim để xem loại phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chiếu băng đĩa phim không dán nhãn tại nơi công cộng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim chưa được phép lưu hành tại nơi công cộng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực tại nơi công cộng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chiếu phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành hoặc tiêu huỷ tại nơi công cộng;

b) Chiếu phim có nội dung đồi truỵ tại nơi công cộng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Điều 28. Vi phạm các quy định về lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh không đủ số lượng, không đúng chủng loại theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Mục 4

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 29. Vi phạm các quy định về nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 5 bản đến dưới 100 bản.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 100 bản đến dưới 300 bản.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 300 bản đến dưới 500 bản.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản;

b) Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu;

b) Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung đồi truỵ;

c) Nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 1.000 bản đến dưới 5.000 bản.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 5.000 bản trở lên.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

Điều 30. Vi phạm các quy định về sản xuất băng, đĩa ca nhạc, sân khấu

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép sản xuất, giấy phép phát hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu;

b) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, mê tín dị đoan vào băng, đĩa ca nhạc, sân khấu đã được phép phát hành;

c) Trích ghép âm thanh, hình ảnh chưa được phép phát hành vào băng, đĩa ca nhạc, sân khấu đã được phép phát hành;

d) Không nộp lưu chiểu băng, đĩa ca nhạc, sân khấu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chuyển nhượng giấy phép sản xuất, giấy phép phát hành cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để sản xuất băng, đĩa ca nhạc, sân khấu;

b) Sản xuất băng, đĩa ca nhạc, sân khấu nhằm mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc trích ghép thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung cấm vào băng, đĩa đã được phép phát hành để kinh doanh.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung đồi trụy, nội dung cấm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 và 4 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và 4 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và 4 Điều này.

Điều 31. Vi phạm các quy định về mua, bán, cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán, cho thuê hoặc lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại chưa được phép phát hành với số lượng dưới 50 bản;

b) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng dưới 50 bản.

2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua, bán, cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 50 bản đến dưới 100 bản;

b) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại in, nhân bản lậu từ 50 bản đến dưới 100 bản.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung cấm với số lượng dưới 20 bản;

b) Mua, bán, cho thuê hoặc lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phát hành với số lượng từ 100 bản đến dưới 300 bản;

c) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 100 bản đến dưới 300 bản.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua, bán, hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung cấm với số lượng từ 20 bản đến dưới 50 bản;

b) Mua, bán, cho thuê hoặc lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại chưa được phép phát hành với số lượng từ 300 bản đến dưới 500 bản;

c) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 300 bản đến dưới 500 bản.

5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung cấm với số lượng từ 50 bản đến dưới 100 bản;

b) Mua, bán, cho thuê hoặc lưu hành băng, đĩa ca nhạc sân khấu thuộc loại chưa được phép phát hành với số lượng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản;

c) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 500 bản đến dưới 1.000 bản.

6. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung cấm với số lượng từ 100 bản trở lên;

b) Mua, bán, cho thuê hoặc lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại chưa được phép phát hành với số lượng từ 1.000 bản trở lên;

c) Mua, bán hoặc cho thuê băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 1.000 bản trở lên.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 32. Vi phạm các quy định về tàng trữ, phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung mê tín dị đoan tại nơi công cộng;

b) Tàng trữ, phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại nhân bản lậu với số lượng dưới 50 bản.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ, phổ biến trái phép băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại cấm phổ biến với số lượng dưới 20 bản;

b) Tàng trữ, phổ biến trái phép băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại nhân bản lậu với số lượng từ 50 bản đến dưới 100 bản;

c) Phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực tại nơi công cộng.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại cấm phổ biến với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;

b) Tàng trữ trái phép băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại nhân bản lậu với số lượng từ 100 bản đến dưới 300 bản;

c) Tàng trữ, phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung phản động, đồi trụy;

d) Phát hành băng, đĩa ca nhạc sân khấu mà không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn không đúng nội dung băng, đĩa được phép phát hành.

5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ trái phép băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại cấm phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;

b) Tàng trữ trái phép băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại nhân bản lậu với số lượng từ 300 bản trở lên;

c) Tàng trữ trái phép băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thuộc loại chưa được phép lưu hành với số lượng từ 300 bản trở lên.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 33. Vi phạm các quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tự tiện thay đổi nội dung, thêm bớt lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép công diễn mà gây hậu quả xấu;

b) Tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép mà gây hậu quả xấu;

c) Mặc trang phục không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam;

d) Người biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi thiếu văn hoá hoặc phát ngôn thô tục, không đúng đắn.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng nội dung đã ghi trong giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin;

b) Nghệ sỹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài vào biểu diễn tại Việt Nam mà không được cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin cho phép;

c) Dùng băng, đĩa hoặc các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn để thể hiện thay cho giọng của người biểu diễn;

d) Mua, bán, chuyển nhượng, sửa chữa, cho mượn, cho thuê giấy phép công diễn để tổ chức biểu diễn;

đ) Biểu diễn sau 12 giờ đêm mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

e) Tổ chức biểu diễn nhằm mục đích từ thiện nhưng không thực hiện đúng mục đích xin phép;

g) Tổ chức biểu diễn tác phẩm thuộc loại chưa được phép phổ biến.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, nghệ sỹ nước ngoài biểu diễn tại nơi công cộng mà không có giấy phép công diễn hoặc giấy tiếp nhận biểu diễn do cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin có thẩm quyền cấp hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;

b) Tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin cấm biểu diễn;

c) Tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn theo quy định phải có giấy phép công diễn hoặc giấy tiếp nhận biểu diễn mà không có giấy phép công diễn hoặc giấy tiếp nhận biểu diễn;

d) Giả mạo giấy phép công diễn để tổ chức biểu diễn.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực tại nơi công cộng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm nghệ thuật đã có quyết định cấm biểu diễn, tác phẩm có nội dung đồi trụy, phản động;

b) Biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung kích động chiến tranh xâm lược, gây chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, các hành vi tội ác;

c) Biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép công diễn đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.



Mục 5

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HOÁ CÔNG CỘNG,

HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 34. Vi phạm các quy định về nếp sống

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke;

b) Say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan;

b) Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ khác;

c) Lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng lễ hội để tổ chức hoạt động gây mất trật tự, an ninh; tuyên truyền trái pháp luật; chia rẽ đoàn kết dân tộc.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu sung công quỹ số tiền thu bất chính đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc treo cờ Tổ quốc cao hơn, trang trọng hơn các cờ khác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 35. Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dùng âm thanh quá mức độ ồn tối đa cho phép để tuyên truyền, quảng cáo các loại trò chơi, dịch vụ được tổ chức ở lễ hội;

b) Cho người dưới 18 tuổi vào khiêu vũ tại nơi kinh doanh hoạt động vũ trường.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới 200 m hoặc quá 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

b) Không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke;

c) Sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke mà không có hợp đồng lao động theo quy định;

d) Phát hành vé quá số ghế, quá sức chứa hoặc quá số lượng được cơ quan có thẩm quyền cho phép tại nơi tổ chức hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke sau khi đã được cấp giấy phép;

b) Che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke;

c) Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke khi đang hoạt động; chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động;

d) Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động vũ trường, chiếu phim, hoạt động karaoke gây ồn quá mức quy định;

đ) Sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 4 và tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 36. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dùng loa phóng thanh hoặc các loại âm thanh khác để quảng cáo, cổ động tại nơi công cộng mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;

b) Tổ chức lễ hội theo quy định phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý mà vẫn tổ chức.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khách sạn, cơ sở lưu trú từ một sao trở lên kinh doanh karaoke mà không đảm bảo các điều kiện về cửa phòng, diện tích phòng theo quy định;

b) Khách sạn, cơ sở lưu trú từ một sao trở lên kinh doanh karaoke mà không có văn bản thông báo cho Sở Văn hoá - Thông tin sở tại biết.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp luật;

b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke, thi hoa hậu, trình diễn thời trang;

c) Tổ chức trò chơi điện tử và các trò chơi khác để kinh doanh mà có nội dung phản động, đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, có tính chất cờ bạc;

d) Tổ chức thi hoa hậu, trình diễn thời trang không đúng nội dung được phép;

đ) Nhà hàng ăn uống, giải khát không có giấy phép hoạt động vũ trường mà tổ chức cho khách khiêu vũ.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh karaoke không có giấy phép;

b) Tổ chức thi hoa hậu, trình diễn thời trang mà không có giấy phép;

c) Tổ chức lễ hội theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hoạt động vũ trường không có giấy phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm c khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này.

Điều 37. Vi phạm các quy định về sản xuất, lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử, bán hoặc cho thuê băng đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc có nội dung độc hại khác.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử, lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm lưu hành tại nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất, nhân bản băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm;

b) Sản xuất, nhập khẩu máy, nhập khẩu băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm;

c) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này.

Điều 38. Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức trò chơi có nội dung kinh dị, kích động bạo lực tại nơi công cộng;

b) Uống rượu tại phòng karaoke;

c) Kinh doanh trò chơi điện tử quá giờ được phép.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán rượu tại phòng karaoke;

b) Sử dụng từ 2 đến 3 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke;

c) Bán tranh, ảnh có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác;

b) Lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, phim, băng đĩa, vật liệu có nội dung ca nhạc, sân khấu hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành;

c) Sử dụng từ 4 đến 5 nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke;

d) Hoạt động karaoke, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang quá giờ được phép;

đ) Phát tán trong mạng điện thoại di động thông tin, hình ảnh có nội dung độc hại.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, nơi hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác;

b) Cho thuê, cho mượn địa điểm làm vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, hoạt động karaoke và những hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá khác mà biết nơi cho thuê, cho mượn được sử dụng cho hoạt động mại dâm, nghiện hút, ma tuý, đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc tố giác;

c) Sử dụng từ 6 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke;

d) Hoạt động vũ trường quá giờ được phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dung túng, bao che cho các hoạt động có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, hoạt động mại dâm, sử dụng ma tuý, đánh bạc hoặc “cá độ” được thua bằng tiền hoặc hiện vật tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác;

b) Lưu hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành phim đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu hoặc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng khác.

7. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác có tính chất đồi truỵ tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 tái phạm hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 1, các điểm a và c khoản 2, các điểm a, b và đ khoản 3, các khoản 5 và 6 Điều này.

Điều 39. Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi treo, trưng bày tranh, ảnh có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 40. Vi phạm các quy định về sản xuất, đốt hàng mã

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử, văn hoá.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hàng mã; tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất gia công hàng mã cho nước ngoài mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc sản xuất gia công cho nước ngoài nhưng tiêu thụ ở trong nước.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Điều 41. Vi phạm các quy định về dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ của cơ sở dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ ngoài công lập

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ theo quy định phải đăng ký với Sở Văn hoá - Thông tin sở tại mà không đăng ký.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ hoặc sử dụng người dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ không đủ điều kiện theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ có nội dung cấm.

Mục 6

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC MỸ THUẬT; TRIỂN LÃM VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT; NHIẾP ẢNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 42. Vi phạm các quy định về giấy phép, đăng ký hoạt động

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức triển lãm văn hoá, nghệ thuật theo quy định phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không đăng ký hoặc thực hiện không đúng với nội dung đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng mà không được phép;

b) Tổ chức triển lãm văn hoá, nghệ thuật theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được phép;

c) Tổ chức triển lãm văn hoá, nghệ thuật có nội dung cấm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép mà vẫn tổ chức triển lãm;

d) Chủ địa điểm triển lãm cho thực hiện triển lãm văn hoá, nghệ thuật mà tổ chức, cá nhân triển lãm không có giấy đăng ký triển lãm hoặc giấy phép triển lãm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc phải tháo dỡ triển lãm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 43. Vi phạm các quy định cấm trong lĩnh vực mỹ thuật, triển lãm văn hoá, nghệ thuật, nhiếp ảnh

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chụp ảnh ở khu vực có biển cấm;

b) Lồng ghép ảnh gây hậu quả xấu cho quan hệ của người khác hoặc xúc phạm cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để kinh doanh mà mẫu tượng đó chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt và cho phép;

b) Sản xuất, kinh doanh tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh không đảm bảo sự trang trọng, tôn kính đối với lãnh tụ.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm ra tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, dịch sách, báo có nội dung độc hại để phổ biến hoặc tàng trữ nhằm mục đích phổ biến.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm những ấn phẩm, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh và những sản phẩm văn hoá, nghệ thuật khác thuộc loại cấm phổ biến.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, thể hiện tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, đồi truỵ, các hành vi tội ác;

b) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc;

c) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung độc hại nhưng không thuộc quy định tại các điểm a và b khoản này.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải tháo dỡ công trình đã xây dựng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Mục 7

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUYỀN TÁC GIẢ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VÀ QUYỀN LIÊN QUAN,

HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 44. Vi phạm các quy định về sao chép, nhân bản, xuất bản, tái bản, lắp ghép tác phẩm, sản phẩm, chương trình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trích ghép băng đĩa nhạc, sân khấu để kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu bản quyền.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản, sao chép, trích ghép để nhân bản băng đĩa ca nhạc, sân khấu để kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu bản quyền;

b) Sao chép tác phẩm tạo hình không nhằm mục đích kinh doanh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;

c) Kết nối truyền hình cáp mà không có hợp đồng với chủ sở hữu bản quyền.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng để kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng để phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu chương trình;

b) Sao chép, nhân bản hoặc lắp ghép để sao chép, nhân bản băng đĩa phim để kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm;

c) Kinh doanh phần mềm thuộc loại sao chép lậu.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sao chép, nhân bản, xuất bản, tái bản tác phẩm viết để kinh doanh mà không có thoả thuận bằng văn bản với chủ sở hữu tác phẩm;

b) Sao chép phần mềm máy tính mà không có thoả thuận bằng văn bản với chủ sở hữu tác phẩm;

c) Sao chép tác phẩm kiến trúc mà không có thoả thuận bằng văn bản với chủ sở hữu tác phẩm.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sao chép, nhân bản phim nhựa để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận với chủ sở hữu tác phẩm.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Điều 45. Vi phạm các quy định về quyền đứng tên, đặt tên cho tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, sửa đổi, trích dẫn, thêm bớt, dịch, biên soạn, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển chọn, tuyển tập, hợp tuyển, chú giải tác phẩm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Trích dẫn tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không đề tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm;

b) Trích dẫn tác phẩm làm sai lạc ý của tác giả.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dịch, biên soạn, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển chọn, tuyển tập, hợp tuyển, chú giải tác phẩm mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm gốc.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mạo danh tác giả hoặc thay đổi tên tác phẩm để nhân bản nhằm mục đích kinh doanh;

b) Thêm bớt hoặc làm thay đổi nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật mà không được sự đồng ý của tác giả.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

Điều 46. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến, biểu diễn tác phẩm

1. Phạt từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm phải trả tiền cho chủ sở hữu mà không trả tiền cho chủ sở hữu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ghi âm, ghi hình hoặc trực tiếp phát sóng từ nơi đang biểu diễn mà không có thoả thuận bằng văn bản của người biểu diễn trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến lần đầu tác phẩm mà không có thoả thuận bằng văn bản với chủ sở hữu tác phẩm;

b) Biểu diễn tác phẩm sân khấu theo quy định phải trả tiền cho chủ sở hữu tác phẩm mà không trả tiền theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát sóng phim nhựa, phim video mà không có thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tác phẩm;

b) Công bố, phổ biến ở trong nước tác phẩm bị cấm công bố, phổ biến hoặc tác phẩm của tác giả bị cấm công bố, phổ biến.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này.

Điều 47. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tác phẩm, sản phẩm, chương trình vi phạm quyền tác giả

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh phim nhựa, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu, chương trình phát thanh, truyền hình, tác phẩm viết, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, phần mềm máy tính được nhân bản, tái bản, sao chép, lắp ghép vi phạm quyền tác giả.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 8

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO, VIẾT, ĐẶT BIỂN HIỆU, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 48. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động quảng cáo

1. Phạt tiền 200.000 đồng đối với mỗi băng-rôn quảng cáo không có giấy phép.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo bằng thùng hàng có diện tích từ 0,5 m² trở lên gắn trên mỗi xe máy mà không có giấy phép;

b) Quảng cáo bằng băng - rôn đã hết thời hạn ghi trong giấy phép mà không tự tháo dỡ;

c) Quảng cáo bằng áp - phích không ghi tên người xuất bản, tên cơ sở in.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi m2 vượt quá diện tích quy định trong giấy phép quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi số giấy phép, thời hạn giấy phép, tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo hoặc các hình thức tương tự;

b) Quảng cáo về kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ sinh lời mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định;

c) Quảng cáo trên bảng, biển, hộp đèn có diện tích dưới 40 m², vật phát quang, vật thể trên không, vật thể dưới nước mà không có giấy phép thực hiện quảng cáo;

d) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo được cấp giấy phép đầu tư mà trước khi hoạt động không gửi văn bản thông báo đến Sở Văn hoá - Thông tin nơi đặt trụ sở;

đ) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở tỉnh, thành phố khác mà không thông báo cho Sở Văn hoá - Thông tin nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trong lĩnh vực y tế trái với quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ;

b) Quảng cáo trong lĩnh vực nông nghiệp trái với quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ;

c) Quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo đã hết hạn quy định trong giấy phép mà không tự tháo dỡ;

d) Quảng cáo trên các phương tiện giao thông và vật thể di động tương tự khác mà không có giấy phép;

đ) Quảng cáo trên phim nhựa, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu, mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành các sản phẩm đó duyệt và cho phép;

e) Chuyển nhượng giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện quảng cáo;

g) Đưa sản phẩm quảng cáo lên màn hình điện tử mà không gửi trước sản phẩm đó đến Sở Văn hoá - Thông tin sở tại theo quy định.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, dựng, đặt, gắn bảng, biển quảng cáo có diện tích từ 40 m² trở lên hoặc đặt màn hình quảng cáo mà không có giấy phép thực hiện quảng cáo;

b) Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thay đổi về tên gọi, quốc tịch, họ tên người đại diện, số người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh, nội dung hoạt động, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện, chi nhánh mà không thông báo cho cơ quan cấp phép biết.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo ở Việt Nam mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép;

b) Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 4, điểm đ khoản 5, điểm a khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ hoặc xóa sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 2, điểm c khoản 4, các điểm c và d khoản 5, điểm a khoản 6 Điều này;

b) Buộc ghi đủ thông tin trên bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Điều 49. Vi phạm các quy định về hình thức quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi dùng âm thanh quảng cáo cho việc bán báo hoặc bán hàng rong, rao vặt gây ồn tại nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi dùng ma-nơ-canh hoặc các hình thức tương tự để trưng bày quảng cáo hàng hoá gây mất mỹ quan.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo sản phẩm hàng hoá do tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động ở Việt Nam sản xuất mà không ký kết hợp đồng quảng cáo với tổ chức, cá nhân Việt Nam làm dịch vụ quảng cáo;

b) Trên một sản phẩm quảng cáo có cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài mà tiếng nước ngoài viết trước tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hoặc khổ chữ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam lớn hơn khổ chữ tiếng Việt;

c) Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người khác;

d) Sử dụng nghiệp vụ xổ số để quảng cáo không đúng quy định của Bộ Tài chính;

đ) Dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được phép của tổ chức, cá nhân đó;

e) Quảng cáo biểu trưng, nhãn hiệu chung cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mà trong đó có loại hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo nhưng không ghi rõ loại hàng hoá, dịch vụ cần quảng cáo mà pháp luật không cấm quảng cáo;

g) Dùng âm thanh quảng cáo quá mức độ âm thanh được phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dùng âm thanh để quảng cáo từ 23 giờ đến 05 giờ;

b) Dùng âm thanh quảng cáo trên màn hình điện tử đặt ngoài trời;

c) Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo của nhà tài trợ trong các hoạt động văn hoá, thể thao, hội nghị, hội thảo quá số lượng được phép theo quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm g khoản 4, điểm a khoản 5, tái phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải tháo dỡ sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại các điểm b và e khoản 4, điểm c khoản 5 Điều này.

Điều 50. Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với mỗi áp - phích, tờ rơi, tờ gấp quảng cáo không đúng nơi quy định.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với mỗi băng - rôn quảng cáo không đúng nơi quy định trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của cơ quan nhà nước;

b) Quảng cáo số điện thoại, địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định; viết, vẽ, quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật thể khác làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường.

4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, dựng, đặt, gắn bảng, biển quảng cáo không đúng địa điểm, vị trí đã quy định trong giấy phép;

b) Treo, dựng, đặt, gắn bảng, biển quảng cáo trong hành lang an toàn giao thông, phạm vi bảo vệ công trình giao thông, lưới điện, công trình viễn thông, đê điều gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn lưới điện, công trình viễn thông, đê điều.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo tại địa điểm cấm quảng cáo.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ, xóa các sản phẩm quảng cáo gây mất mỹ quan đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;

b) Cắt liên lạc điện thoại đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 51. Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi tranh, ảnh, áp - phích, tờ rơi, tờ gấp, dù che, xe đẩy, dây cờ và những hình thức tương tự để quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với mỗi băng - rôn quảng cáo về kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sinh lời mà dùng màu cờ Tổ quốc làm nền hoặc chăng ngang đường giao thông.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo bằng áp-phích, tờ rơi, tờ gấp và các hình thức tương tự mà có nội dung cấm quảng cáo;

b) Kinh doanh loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo;

c) Quảng cáo không rõ ràng, không sạch đẹp, ảnh hưởng đến mỹ quan;

d) Quảng cáo dùng từ ngữ không lành mạnh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã duyệt trong giấy phép;

b) Quảng cáo hàng hoá chưa được phép kinh doanh, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo;

c) Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trên thùng hàng gắn trên xe máy, phương tiện giao thông, vật thể di động khác, trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật, thời trang, giao lưu văn hoá, thi đấu thể thao;

d) Sử dụng biểu trưng, nhãn hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;

đ) Quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ;

e) Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo có hình dáng, màu sắc, hình thức thể hiện tương tự các tín hiệu giao thông, biển báo công cộng;

b) Dùng hình ảnh đồng tiền Việt Nam để quảng cáo;

c) Quảng cáo không dùng tiếng nói, chữ viết Việt Nam trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Quảng cáo.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký;

b) Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

c) Quảng cáo có nội dung so sánh làm giảm uy tín, chất lượng hàng hoá của tổ chức, cá nhân khác;

d) Sản xuất loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo;

đ) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

e) Sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca để quảng cáo;

g) Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 3, các điểm c và d khoản 4 Điều này, điểm c khoản 4 Điều 52 Nghị định này.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, các điểm d và đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Điều 52. Vi phạm các quy định về quảng cáo trong lĩnh vực thông tin báo chí

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số lần, quá lượng thời gian cho phép trên một kênh trong một ngày;

b) Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số ngày cho phép trong một đợt; không đủ thời gian và khoảng cách giữa các đợt;

c) Quảng cáo trên báo in vượt quá 10% diện tích cho phép;

d) Quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình không có tiếng nói, chữ viết thể hiện rõ mục thông tin quảng cáo;

đ) Quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của chương trình phát thanh, truyền hình không phải là chương trình chiếu phim, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí;

e) Quảng cáo trên báo in không có phần riêng, trang riêng hoặc không ghi rõ mục thông tin quảng cáo; không đánh số trang riêng của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo; phụ trang, phụ bản không cùng khuôn khổ, không phát hành cùng báo chính; số trang của phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo vượt quá số trang đã được cấp phép.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo quá 2 lần trong chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo quá 10 lần cho một sản phẩm trên một kênh trong một ngày của đài phát thanh, đài truyền hình;

b) Kênh, chương trình chuyên quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép nhưng không thông báo rõ lượng thời gian cụ thể của chương trình quảng cáo đó cho người xem, người nghe biết ngay từ đầu chương trình;

c) Quảng cáo xen lẫn nội dung tin, bài trên báo chí;

d) Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày;

đ) Quảng cáo cho một hàng hoá, dịch vụ quá 5 ngày liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; các đợt quảng cáo cách nhau dưới 5 ngày đối với báo hàng ngày hoặc cách nhau dưới 4 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ;

e) Đưa sản phẩm quảng cáo lên mạng thông tin máy tính mà không gửi trước sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trên trang nhất của báo, trên bìa 1 của tạp chí, trừ báo, tạp chí, đặc san chuyên quảng cáo; quảng cáo trong chương trình thời sự của đài truyền hình, đài phát thanh;

b) Kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng máy tính mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trên Internet;

b) Quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của một người quảng cáo hoặc một người kinh doanh dịch vụ quảng cáo vượt quá 50% thời lượng của mỗi lần quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình;

c) Quảng cáo trên báo chí, bảng, biển cho hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo.

Điều 53. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trên bìa vở học sinh những sản phẩm hàng hoá không phục vụ cho việc học tập;

b) Quảng cáo cho xuất bản phẩm, phim nhựa, băng đĩa phim, băng đĩa ca nhạc, sân khấu, tác phẩm nghệ thuật chưa được phép xuất bản, chưa được phép phát hành, phổ biến hoặc công diễn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên xuất bản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 29 Luật Xuất bản.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có nội dung cấm trên xuất bản phẩm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 54. Vi phạm các quy định về quảng cáo trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thời trang, hoạt động văn hoá, thi đấu thể dục thể thao

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trong các cuộc liên hoan, hội nghị, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật, thời trang, giao lưu văn hoá, thi đấu thể dục thể thao hoặc chương trình vui chơi, giải trí trên đài truyền hình mà trên phông có treo, dựng, đặt, gắn sản phẩm của các nhà tài trợ nhưng không có tên của chương trình đó hoặc có tên của chương trình đó nhưng treo, dựng, đặt, gắn sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn, khổ chữ lớn hơn tên của chương trình đó;

b) Quảng cáo bằng hình thức biểu diễn nghệ thuật hoặc xen trong chương trình biểu diễn nghệ thuật mà không đúng nội dung được phép hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt và cho phép;

c) Quảng cáo về biểu diễn mạo danh nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp; quảng cáo giới thiệu diễn viên không đúng với danh hiệu hoặc thành tích nghệ thuật do Nhà nước hoặc cơ quan có chức năng phong tặng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trong chương trình biểu diễn nghệ thuật, thời trang, vui chơi, giải trí, thi đấu thể dục thể thao, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trong các cuộc liên hoan, biểu diễn nghệ thuật, thời trang, giao lưu văn hoá, thi đấu thể dục thể thao có quy mô quốc gia.

Điều 55. Vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu không sát cổng hoặc mặt trước trụ sở của cơ quan, tổ chức, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu có biển hiệu;

b) Không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Trên biển hiệu của cơ quan, tổ chức Việt Nam không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài;

b) Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam;

c) Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam;

d) Biển hiệu có kèm quảng cáo.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không có biển hiệu.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc phải có biển hiệu đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Mục 9

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HOÁ, THƯ VIỆN, CÔNG TRÌNH VĂN HOÁ, NGHỆ THUẬT, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 56. Vi phạm các quy định về bảo vệ công trình văn hoá, nghệ thuật, bảo vệ di sản văn hoá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hoen bẩn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm ô nhiễm môi trường nơi có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá, nghệ thuật;

b) Tuyên truyền, phổ biến, trình diễn sai lệch nội dung và giá trị di sản văn hoá phi vật thể;

c) Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử, văn hoá.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hại hiện vật có giá trị dưới 20.000.000 đồng trong các bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa;

b) Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan có thẩm quyền hoặc khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

c) Sửa chữa, tẩy xóa bằng xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá;

d) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hại nhưng chưa nghiêm trọng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;

b) Làm thay đổi yếu tố nguyên gốc của di sản văn hoá.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hại hiện vật có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên trong bảo tàng; làm hư hại nghiêm trọng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hoá, nghệ thuật;

b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá, nghệ thuật vào bất cứ mục đích gì;

c) Xây dựng trái phép trong các khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi huỷ hoại các di tích lịch sử, văn hoá, công trình văn hoá, nghệ thuật.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 4, điểm c khoản 5, khoản 6 Điều này;

b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, thu hồi diện tích lấn chiếm đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 5 Điều này;

c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 57. Vi phạm các quy định về khai quật khảo cổ, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai quật khảo cổ học không đúng nội dung ghi trong giấy phép;

b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá không đúng nội dung và thiết kế kỹ thuật đã được duyệt.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai quật khảo cổ học không có giấy phép; đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ;

b) Trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sưu tầm, nghiên cứu văn hoá phi vật thể ở Việt Nam mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoặc thực hiện không đúng nội dung được phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 58. Vi phạm các quy định về phát hiện, bảo vệ, khai báo và giao nộp di sản văn hóa (di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia)

1. Phạt tiền theo giá trị cụ thể của từng di sản văn hóa đối với hành vi phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt như sau:

a) Phạt tiền từ 25% đến 30% đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20% đến 25% đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 15% đến 20% đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10% đến 15% đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 7% đến 10% đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5% đến 7% đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, nhưng mức phạt tối đa không quá 30.000.000 đồng.

2. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện được di sản văn hoá có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt.

3. Phạt tiền đối với hành vi gây hư hại di sản văn hoá do phát hiện được mà không tự giác giao nộp như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại di sản văn hoá có giá trị dưới 100.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại di sản văn hoá có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại di sản văn hoá có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại di sản văn hoá có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 59. Vi phạm các quy định trong lĩnh vực thư viện

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị dưới 500.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng;

b) Sao chụp trái phép tài liệu thư viện;

c) Sử dụng trái phép tài liệu thư viện có nội dung quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và các tài liệu thuộc loại sử dụng hạn chế khác;

d) Không thực hiện việc đăng ký hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, huỷ hoại tài liệu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, huỷ hoại tài liệu có giá trị từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, huỷ hoại tài liệu có giá trị từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, huỷ hoại tài liệu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, huỷ hoại tài liệu có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện hoặc các xuất bản phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải trả chi phí cho việc phục hồi tài liệu đã bị hư hại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này;

b) Buộc phải trả lại tài liệu thư viện đã chiếm dụng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mục 10

HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU SẢN PHẨM VĂN HOÁ; CÔNG BỐ, PHỔ BIẾN TÁC PHẨM RA NƯỚC NGOÀI, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 60. Vi phạm các quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai man, dấu diếm văn hoá phẩm thuộc loại phải khai báo theo quy định với số lượng dưới 10 bản trong khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai man, dấu diếm văn hoá phẩm thuộc loại phải khai báo theo quy định với số lượng từ 10 bản trở lên trong khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 61. Vi phạm các quy định về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hóa

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhập khẩu văn hoá phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép với số lượng từ 10 bản đến dưới 30 bản;

b) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhập khẩu văn hoá phẩm không đúng danh mục ghi trong giấy phép với số lượng từ 10 bản đến dưới 30 bản;

b) Nhập khẩu văn hoá phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép với số lượng từ 30 bản trở lên;

c) Nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng dưới 30 bản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng từ 30 bản đến dưới 300 bản;

b) Xuất khẩu di sản văn hoá theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng từ 300 bản trở lên.

5. Phạt tiền đối với việc nhập khẩu thiết bị in theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những vi phạm mà tang vật có giá trị dưới 500.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những vi phạm mà tang vật có giá trị từ 500.000.000 trở lên.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 62. Vi phạm các quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với văn hoá phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng dưới 10 bản.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng từ 10 bản đến dưới 100 bản;

b) Sử dụng văn hoá phẩm nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng để kinh doanh;

c) Chuyển đổi mục đích sử dụng văn hoá phẩm nhập khẩu mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng từ 100 bản trở lên;

b) Sử dụng văn hóa phẩm nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh để kinh doanh có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

4. Phạt tiền đối với việc xuất khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không được phép như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm trong trường hợp không tịch thu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2, điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 63. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh ra nước ngoài mà không có giấy phép;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài mà không có giấy phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm báo chí ra nước ngoài mà không có giấy phép;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm sân khấu ra nước ngoài mà không có giấy phép;

c) Công bố, phổ biến tác phẩm âm nhạc ra nước ngoài mà không có giấy phép;

d) Cung cấp cho báo chí nước ngoài thông tin thuộc loại cấm công bố, phổ biến ra nước ngoài.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm xuất bản ra nước ngoài mà không có giấy phép;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài mà không có giấy phép.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm mỹ thuật thuộc loại cấm công bố, phổ biến.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm báo chí thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm âm nhạc thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

c) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm sân khấu thuộc loại cấm công bố, phổ biến.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm xuất bản thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm điện ảnh thuộc loại cấm công bố, phổ biến.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THÔNG TIN

Điều 64. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch ñy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

Điều 65. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa - thông tin đang thi hành công vụ có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được quy định tại Nghị định này.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành văn hóa - thông tin các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được quy định tại Nghị định này.

3. Thanh tra viên, Chánh thanh tra chuyên ngành các cấp của các ngành có liên quan đến lĩnh vực văn hóa - thông tin có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình.

Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Hải quan

Lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 32 và 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm văn hoá được quy định tại Nghị định này.

Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát nhân dân

Lực lượng Cảnh sát nhân dân có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin có liên quan đến trật tự, an toàn xã hội thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại Nghị định này.

Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ các sản phẩm văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.

Điều 69. Thủ tục xử phạt

Thủ tục xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin được áp dụng theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Chương IV Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 70. Thu, nộp tiền phạt

Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà bị phạt tiền thì phải nộp tiền tại địa điểm theo quy định của pháp luật. Thủ tục thu, nộp tiền phạt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 71. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm

1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người ra quyết định tịch thu phải chuyển giao quyết định xử phạt, biên bản tịch thu và toàn bộ tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền để tổ chức bán đấu giá theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ đối với băng đĩa và các sản phẩm văn hoá đã có nội dung.

3. Đối với tang vật là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, người ra quyết định phải báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin để Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin giao cho cơ quan thích hợp quản lý, sử dụng.

Trong mọi trường hợp chuyển giao tang vật sang sở hữu nhà nước, thủ tục chuyển giao và quản lý tang vật thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 72. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép trong lĩnh vực văn hóa - thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 73. Thủ tục tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại

1. Đối với văn hoá phẩm bị tịch thu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin quyết định tiêu hủy thì phải thành lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Thành phần Hội đồng xử lý bao gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin, cơ quan công an, tài chính và các cơ quan có liên quan cùng cấp.

2. Khi tiến hành tiêu huỷ văn hoá phẩm, cơ quan có trách nhiệm phải lập biên bản tiêu huỷ. Biên bản phải có chữ ký xác nhận của các thành viên Hội đồng xử lý. Trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan chứng kiến việc tiêu hủy.

3. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn cụ thể thủ tục tiêu huỷ các loại văn hoá phẩm cần phải tiêu huỷ theo quy định tại Nghị định này.

Chương IV

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 74. Khiếu nại, tố cáo

1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hoá - thông tin quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

3. Việc khởi kiện hành chính đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 119 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và các quy định về khiếu nại, tố cáo khác có liên quan.

Điều 75. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền quy định, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá- thông tin có hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 76. Hiệu lực của Nghị định

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006; bãi bỏ Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.

2. Những quy định của Chính phủ và các quy định tại các văn bản khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 77. Trách nhiệm thi hành Nghị định

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Phan Văn Khải