1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 20 mai 2007

Kỳ bầu cử và tình hình dân chủ

Kỳ bầu cử và tình hình dân chủ

Bill Hayton
viết từ London
20/5/2007

Chủ nhật này, người dân Việt Nam đi bầu cử Quốc hội, thế nhưng kết quả như thế nào thì ai cũng rõ vì chỉ có Đảng cộng sản có quyền đề cử.
Cuộc bầu cử diễn ra ngay sau khi có một chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh dân chủ, vốn kêu gọi bầu cử tự do.


Linh mục Nguyễn Văn Lý bị xử tù hồi tháng Ba

Hình ảnh nhân viên công an mặc thường phục lấy tay che miệng linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa dường như là biểu tượng rõ ràng cho thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam với bất đồng chính trị.

Thế nhưng trong khi cơ quan an ninh Việt Nam tiến hành cái mà tổ chức Human Rights Watch gọi là "một trong các chiến dịch tồi tệ nhất nhằm vào phe đối kháng hòa bình trong 20 năm nay" thì đảng Cộng sản lại tỏ ra cởi mở hơn.

Vậy tương lai của dân chủ ở Việt Nam sẽ như thế nào?

Chất vất tại Quốc hội

Thoạt nhìn, Quốc hội Việt Nam trông chẳng khác gì một đám đông 'nghị gật'.

90% số đại biểu Quốc hội khóa vừa mãn nhiệm là đảng viên Cộng sản, và 10% còn lại phải được đảng thông qua.

Đảng Cộng sản giữ kiểm soát chặt chẽ về những gì mà Quốc hội bàn luận và quyết định.

Thí dụ, về nguyên tắc thì Quốc hội bầu chọn chủ tịch nước và thủ tướng, thế nhưng bao giờ cũng chỉ có một vị được đề cử và vị này là do Đảng chỉ định trước.

Thế nhưng Quốc hội Việt Nam đang bắt đầu cho thấy các dấu hiệu tư duy độc lập trong cách thức bàn thảo luật và xem xét trách nhiệm của các bộ trưởng.

Trong nhiều phiên họp Quốc hội gần đây, việc chất vấn các bộ trưởng vì những hành động tắc trách, đã được phát trực tiếp trên vô tuyến và thu hút sự quan tâm của cả nước.

Bộ trưởng giao thông và Chánh án tòa án tối cao đã mất chức sau khi bị chỉ trích tại Quốc hội là không hoàn thành trách nhiệm.

Tuy nhiên, một số đại biểu như ông Đỗ Trọng Ngoạn vẫn cho rằng như thế là chưa đủ.

"Cần phải tiếp tục phát triển viễn kiến cũng như hiểu biết của Quốc hội, nếu không Quốc hội sẽ bị tụt hậu. Khi đó chúng ta sẽ không thể đưa ra các quyết định sáng suốt và dẫn tới tình trạng đất nước nằm lâu dài trong tình trạng lạc hậu."

Kiểm soát của Đảng

Trong khi một bộ phận của hệ thống đảng cộng sản tỏ ra muốn cởi mở hơn thì một bộ phận khác lại không muốn vậy.


Đại biểu QH Tôn Nữ Thị Ninh:

"Tôi không tán thành quan điểm cho rằng cử tri bao giờ cũng đúng".

Các phiên tòa xử bất đồng chính kiến trong những tháng gần đây, thí dụ như vụ xử linh mục Lý hồi tháng Ba, là bằng chứng rõ ràng.

Những người bị xử đã bị tội kêu gọi bầu cử tự do đa đảng.

Đảng Cộng sản tin rằng vai trò của mình là dẫn dắt đất nước, chứ không phải hoàn toàn tuân theo ý nguyện của người dân.

Quan điểm đó được đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh, người trong vai trò phụ trách đối ngoại thường dẫn các đoàn đại biểu Quốc hội tới Mỹ và các nước khác, diễn đạt một cách thành thục:

"Tôi không tán thành quan điểm cho rằng cử tri bao giờ cũng đúng."

"Ở nước nào cũng có những khoảng đất của bảo thủ, hãy nhìn xem những gì đã xảy ra tại Nam Phi với chủ nghĩa apartheid. Lẽ phải không hẳn luôn luôn đi kèm với quyền lực của đa số."

Về nguyên tắc các công dân đều có thể ra ứng cử Quốc hội, thực tế họ phải được Đảng thông qua.

Có hai giai đoạn bầu chọn đều do cơ quan bao trùm của Đảng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.

Trong giai đoạn thứ nhất, ứng cử viên tương lai phải thuyết phục được đồng nghiệp về tư cách của mình; và trong giai đoạn thứ hai, họ phải làm tương tự tại địa phương.

Sự kiểm soát này có nghĩa bất cứ ai mà quan điểm không được Đảng chấp thuận sẽ chẳng có cơ hội để ra ứng cử.

'Bất đồng chính kiến'

Tuy thế, một số bộ phận trong Đảng muốn có thêm người ứng cử tự do để thu hút thêm nhân tài vào Quốc hội.


Cho dù tăng trưởng nhanh, Việt Nam vẫn là nước nghèo

Những người tự ứng cử này không phải bất đồng chính kiến, mà là "đối lập trung thành" của Đảng. Thế nhưng ngay cả chính điều này, như mọi khía cạnh khác của cải cách chính trị, cũng bị chỉ trích.

Không có bình luận gia về Việt Nam nào có thể đưa ra nhận định về chia rẽ bên trong Đảng, nhưng ông Martin Gainsborough từ trường Đại học Bristol của Anh, đang theo dõi chặt chẽ các diễn tiến bên trong chính trường Việt Nam.

"Bên trong Việt Nam - cả chính thức và không chính thức - đang có các ý kiến khác nhau về tốc độ thay đổi chính trị."

"Nhiều người cho rằng Quốc hội cần đi xa hơn trong việc khẳng định vai trò của mình ở trong nước. Người khác lại nghĩ thay đổi như hiện nay đã là nhanh rồi và cần thận trọng hơn."

"Một phần thách thức và tranh luận ở Việt Nam là về các ý kiến trên."

Cải cách chính trị ở Việt Nam diễn ra chậm chạp, nhưng dù sao nó cũng đang diễn ra và sẽ tiếp tục chừng nào nó không đe dọa quyền lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản.

Ban lãnh đạo Việt Nam có thể thử cởi mở để tăng hiệu quả cho hệ thống hiện hành, thế nhưng một sự chuyển đổi hệ thống để có một xã hội thực sự cởi mở và dân chủ thì còn lâu mới có thể xảy ra.

BBC

Quyền lợi là trên hết

Aucun commentaire: