1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 18 mai 2007

Nghị sĩ Frank Wolf nói về nhân quyền VN

Nghị sĩ Frank Wolf nói về nhân quyền VN


Dân biểu Hạ viện Frank Wolf thuộc đảng Cộng Hòa ở Mỹ

Dân biểu liên bang Mỹ, ông Frank Wolf cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã tệ đi từ đầu năm và đề nghị bên hành pháp hủy việc đón các lãnh đạo Việt Nam.

Việc chính quyền trong nước mạnh tay đối với hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến đã khiến cho Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu bất bình.

Chỉ vài giờ sau khi tòa tuyên án năm năm cho luật sư Trần Quốc Hiền hôm Thứ Ba thì Đức, nước đang giữ chức chủ tịch Liên hiệp châu Âu EU, ra tuyên bố đại diện cho EU, lên án việc Việt Nam ra án tù đối với nhiều nhà hoạt động nhân quyền trong những phiên tòa gần đây.

Hồi giữa tháng Tư, Dân biểu Hạ viện Frank Wolf thuộc đảng Cộng Hòa ở Mỹ gửi thư tới ngoại trưởng Condoleeza Rice bày tỏ quan ngại về tình hình tại Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ, ông Frank Wolf, dân biểu của tiểu bang Virginia nói theo ông tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã tệ đi.

Frank Wolf: Tình hình nhân quyền ở Việt Nam rất tệ, nó càng trở nên tệ hơn sau chuyến viếng thăm của tổng thống, sau khi Quốc hội Hoa Kỳ trao quy chế bình thường hóa vĩnh viễn quan hệ thương mại PNTR cho Việt Nam. Đã tồi tệ tới mức gần như không thể tệ hơn được nữa.

BBC: Nhưng thưa ông, tại sao ông lại quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam? Ông có mối liên hệ trực tiếp nào với Việt Nam không?

Chẳng phải là chúng ta cần quan tâm tới vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới ư? Chúng tôi chỉ vừa mới trao quy chế PNTR cho họ, và họ đang đi tìm kiếm các cơ hội giao thương. Thế mà họ lại đi bắt người và vi phạm nhân quyền. Điều mà chính phủ Việt Nam đang làm đối với các công dân của họ thật là tồi tệ, cho nên chính phủ các nước cần phải lên tiếng.

BBC: Gần đây, bà dân biểu Loretta Sanchez bị chính phủ Việt Nam chỉ trích là bà đã tìm cách tranh thủ lá phiếu cử tri qua việc nhận xét về Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về việc đó?

Thật là lố bịch. Chính phủ Việt Nam đang thực sự vi phạm nhân quyền, cản trở tự do tín ngưỡng và thiếu tôn trọng công dân nước mình. Họ đang đi ngược lại ý kiến thế giới, đi ngược lại cả những gì mà họ nói là họ đang đấu tranh để bảo vệ.

Tôi cho rằng bà dân biểu Sanchez đã hành động đúng đắn và hy vọng sẽ có thêm nhiều người có hành động như bà ấy.

BBC:Có phải là ôngg đã đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cân nhắc và hủy bỏ chuyến viếng thăm tới đây của Chủ tịch nước Việt Nam tới Hoa Kỳ không̣?

Tôi nghĩ rằng ông ấy không nên tới Mỹ thì hơn. Thật lố bịch khi đón tiếp ông ấy ở đây.

BBC:Ông đã gửi thư cho Ngoại trưởng Rice hôm 19-4. Có tin tức gì từ tiến sĩ Rice không, thưa ông?

Chưa, chưa có gì cụ thể.

BBC:Ông có hy vọng sẽ nhận được hồi âm từ bà ấy?

Tôi hy vọng. Điều chúng tôi cố gắng làm là thay đổi tình hình, và tôi nghĩ, nếu càng có thêm nhiều người lên tiếng, chính phủ sẽ phải thay đổi. Bức tường Berlin sụp đổ sau khi nhiều người đã dám lên tiếng.

BBC:Và ông có nhận được ủng hộ từ các cử tri?

Đây không phải là vấn đề chính trị. Nói như thế, tôi nghĩ là lạc đề. Tôi phát biểu về nhân quyền ở Tây Tạng, mà đâu có người Tây Tạng nào sống ở quận của tôi. Tôi phát biểu về nhân quyền cho người Uyghur ở Trung Quốc, và chẳng có người Uyghur nào sống ở khu vực của tôi cả.

BBC:Nhưng ông chưa từng đến Việt Nam. Làm thế nào ông chắc chắn như vậy trong các nhận định?

Thế bạn đã lên mặt trăng chưa?

BBC:Chúng ta hiện không bàn về chuyện mặt trăng, thưa ông.

Nhưng bạn có thể đọc những tường trình về các phi hành gia đã đặt chân lên mặt trăng. Tôi đã nói chuyện với nhiều người, dân biểu Chris Smith và nhiều người khác đã đến Việt Nam. Thí dụ, nghị sĩ Tom Davis đã đến đó nhiều lần.

BBC:Từ nay tới tháng Sáu, khi mà Chủ tịch nước Việt Nam dự kiến sẽ tới thăm Hoa Kỳ, ông có dự định có hành động gì khác nữa không?

Có, tôi sẽ làm bất kỳ điều gì mình có thể làm.

BBC

Aucun commentaire: