1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 20 avril 2007

Phỏng vấn Hồng Y Phạm Minh Mẫn về phiên toà xử Linh mục Nguyễn Văn Lý

Phỏng vấn Hồng Y Phạm Minh Mẫn về phiên toà xử Linh mục Nguyễn Văn Lý
2007.04.20
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Sự việc linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giữ và phiên tòa xét xử linh mục tại Huế đã gây phẫn nộ lan rộng ra khắp thế giới. Nhiều cơ quan hoạt động nhân quyền cũng như các chính trị gia tại Hoa Kỳ và Châu Âu đã gửi thư hay kháng nghị đến chính quyền Việt Nam phản đối và đòi lại công bằng cho linh mục.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Tổng giám mục Sài Gòn Phạm Minh Mẫn nhận tấn phong Hồng y từ Đức giáo Hoàng John Paul II hôm 10-8-2005. AFP PHOTO.

Trong khi đó thì cho tới nay Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đơn vị trực tiếp quản lý cha Lý không đưa ra một lời bình luận nào khiến dư luận không khỏi bỡ ngỡ và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Mặc Lâm có bài phỏng vấn Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục địa phận Sài Gòn về vấn đề này, mời quý vị theo dõi.

Bức màn im lặng từ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn bao phủ lên trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý sau khi vị linh mục này bị bắt giữ và bị tuyên án 8 năm tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Hàng loạt ý kiến khác nhau về việc này được tung lên mạng từ nhiều giới, từ giáo dân trong nước cho đến hải ngoại, từ chức sắc Công Giáo cho đến người ngoài đạo, ý kiến tập trung vào câu hỏi tại sao Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vẫn chưa đưa ra lời công bố nào trong khi linh mục Nguyễn Văn Lý đã bắt đầu lần những chuỗi mân côi trong nhà giam từ mấy tuần lễ qua.

Những lời đồn đoán do bức xúc hay trăn trở về thái độ im lặng này của nhiều tầng lớp giáo dân cũng như người ngoài đạo cho thấy sự quan tâm của họ đối với trường hợp của Linh Mục Lý và thái độ ôn hòa chờ đợi một câu trả lời công bình từ phía Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã phần nào chứng tỏ sự trưởng thành của cộng đồng dân Chúa trong và ngoài nước.

Trong nỗ lực mang đến thính giả những thông tin giá trị nhất từ hội thánh Việt Nam về vấn đề này, chúng tôi cố liên lạc với Hồng Y Phạm Minh Mẫn, hiện là Tổng Giám Mục địa phận Sài Gòn, để xin ý kiến của ngài về vấn đề này. Đức Hồng Y đã cho phép chúng tôi phỏng vấn bằng điện thư email và ngài cũng trả lời bằng hình thức này.
Không hiểu rõ nguyên nhân

Bạn nghĩ gì về ý kiến của Hồng Y Phạm Minh Mẫn? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Sau đây là câu hỏi thứ nhất của chúng tôi:

Mặc Lâm: Kính thưa đức Hồng Y, sau khi Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bắt và kết án, ý kiến của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc này ra sao?

Trong thư trả lời Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho biết như sau, lời do Lê Dân đọc:

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn: HĐGM.VN đến tháng 10.2007 mới họp mặt. Nội dung chương trình do các Giám mục đề xuất. Cha Lý thuộc giáo phận Huế. Đức Tổng Giám mục có đề xuất vấn đề hay không? Tôi nghĩ rằng tùy thuộc vào sự góp ý của cộng đồng dân Chúa tại Huế.
Vì lẽ, từ xa tôi không hiểu rõ nguyên nhân cũng như ý nghĩa thâm sâu của những nghịch lý trong cuộc sống của cha. Có lẽ chỉ có Huế mới thấu hiểu.”

Câu hỏi thứ hai của chúng tôi được gửi đi là:
Mặc Lâm: Những băn khoăn trong cộng đồng giáo dân hải ngoại về số phận của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, không hiểu việc ngài làm có đúng với tinh thần công đồng Vatican hay không? và bổn phận giáo dân thì phải hành xử như thế nào để phù hợp với tinh thần này?

Và sau đây là câu trả lời:

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn: Câu hỏi của anh mở đường cho tôi có mấy suy nghĩ nầy. Hy vọng từ đó, anh có thể tìm ra giải đáp đối với những việc làm không những của cha Lý, song cả của anh và của tôi nữa.

Xem đoạn video phiên toà xử Linh mục Nguyễn Văn Lý của Zoomin.tv> Xem đoạn video phiên toà xử Linh mục Lý của Zoomin.tv" el="http://mfile.akamai.com/21307/wmv/rfa.download.akamai.com/21309/wm.rfa.global/video/RFA-Viet/NguyenVanLyTrial2.asx">>> Xem đoạn video phiên toà xử Linh mục Lý của Zoomin.tv > Get a Windows Media Player">>> Get a Windows Media Player

1. Vatican II đề ra mục tiêu xây dựng Nước Trời tại trần thế nầy là kiến tạo một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lý và công bằng, trong sự thánh thiện và hiệp nhất, trong yêu thương và bình an. Và đó là công trình của Chúa Thánh Thần. Tất nhiên với sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa. Cộng tác với Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn dắt đi trong đường lối cứu độ của Thiên Chúa.

2. Đường lối cứu độ của Thiên Chúa được Vatican II triển khai, và được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị nhắc lại cho HĐGM.VN. Những nét chính của đường lối cứu độ đó là đối thoại thẳng thắn và hợp tác lành mạnh, là từ bi bao dung và khiêm tốn phục vụ, nhằm tiếp nối và làm chứng cho tình yêu cứu độ mà Chúa Giêsu đã thể hiện đối với sự sống và phẩm giá của mọi người.

Tình Yêu cứu độ của Con Thiên Chúa

Đến đây, đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đề nghị xem tư liệu ngài đính kèm theo email, mô tả Tình Yêu cứu độ của Con Thiên Chúa làm người.

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn:

3. Ngài viết tiếp: Trong thực hiện đường lối cứu độ của Thiên Chúa, Vatican II đề nghị hãy phân định mọi việc làm, mọi lời nói, mọi biến cố, dưới ánh sáng đức tin và sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, nhằm cùng nhau đồng hành đi đến hiệp nhất, yêu thương và bình an.

Cách suy nghĩ, cách nói, cách làm không nhằm đến mục tiêu nầy, có phải do sự soi dẫn của Thánh Thần, do tinh thần đức tin, hay do tà thần, do tâm thần, hoặc do tinh thần thế tục hay do thần khí nào khác?

4. Kinh nghiệm giải phóng nô lệ da đen trong lịch sử nước Mỹ dạy cho tôi bài học nầy.

+ Được tự do mà không được “ăn học”, nhiều người không thể sống xứng với phẩm cách làm người. Vì lẽ không được “học”, nhiều người chỉ biết “ăn”. An mày, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp. Khi có thế lực, thì ăn hiếp, ăn gian, ăn hối lộ. Khi có tiền, thì ăn xài, ăn chơi…

+ Vậy để có thể sống xứng với phẩm cách làm người, cần có sự giáo dục toàn diện. Giáo dục toàn diện gồm có trí dục, thể dục, kỹ dục và đức dục. Đối với người công giáo, phải cộng thêm dưỡng dục đức tin.

Dưỡng dục đức tin trên căn bản Lời Chúa. Lời Chúa được ghi lại trong Sách Thánh, Lời Chúa được triển khai qua giáo huấn và đời sống của Giáo Hội, Lời Chúa được nói lên qua các biến cố lịch sử, qua lối sống theo truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý, bình an và sức sống mới.

HĐGM.VN đến tháng 10.2007 mới họp mặt. Nội dung chương trình do các Giám mục đề xuất. Cha Lý thuộc giáo phận Huế. Đức Tổng Giám mục có đề xuất vấn đề hay không? Tôi nghĩ rằng tùy thuộc vào sự góp ý của cộng đồng dân Chúa tại Huế.

Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn
+ Bối cảnh xã hội toàn cầu hoá ngày nay tạo ra nhiều cơ hội và cũng lắm cơ nguy cho đời sống đức tin của người tín hữu.

Điều đó đòi hỏi gia đình và cộng đoàn phải đặt dưỡng dục đức tin lên hàng đầu, nhằm giúp người tín hữu trung thành bước đi trên Con Đường Giêsu vừa là đường thập giá, vừa là Đường dẫn đến Chân Lý tròn đầy, dẫn đến Tình Yêu đích thật, đến Nguồn Sống dồi dào, đồng thời cũng nhằm giúp họ vượt qua nền văn hoá sự chết và cùng nhau kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương.

Kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội cho thấy hành trình đó – “ăn học”, giáo dục toàn diện, dưỡng dục đức tin, - giúp cho người người ngày càng sống xứng với phẩm cách làm người, làm con Chúa và làm anh em của mọi người.

18.4.2007 Gioan B. Phạm Minh Mẫn Hồng Y Tổng Giám Mục

Dù sao thì những bức xúc của cộng đồng cũng được giải tỏa một phần nào trong khi chờ đợi những diễn biến mới trong vụ linh mục Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Hiện trạng mà nhiều người nhận thức rất rõ là khó khăn chưa bao giờ hoàn toàn bị thanh toán trong khi hành đạo tại Việt Nam từ trước đến nay. Có lẽ từ những thực tế này mà thời gian im lặng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam xem ra dài hơn bình thường chăng?

Tư liệu Đức Hồng Y đính kèm theo email
Chiêm ngắm Mầu Nhiệm Tình Yêu cứu độ nơi Con Chúa làm người . Cùng Mẹ Maria, qua 20 mầu nhiệm Mân Côi, chiêm ngắm để bước theo Chúa, noi gương Chúa, nên giống Chúa, để sống phẩm cách làm con Chúa và làm anh em của mọi người,trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn, HY. TGM

Năm Sự Vui :
Cùng Mẹ Maria chiêm ngắm 5 nét của Tình Yêu giáng thế nơi Chúa Giêsu, được bày tỏ qua việc tự nguyện mang phận làm người trong cõi nhân sinh, nhằm mang lại bình an và niềm vui cứu độ cho nhà nhà.
1. Sứ thần truyền tin“Con Chúa làm người”trong lòng Đức Trinh nữ Maria ở Nagiarét (xem Lc 1, 26-38) “Tình yêu giáng thế tự hạ làm người ở giữa chúng sinh”
2. Đức Maria đi viếng người chị họ là Bà Isave đang mang thai trong tuổi già son sẻ (x. Lc 1, 39-56) “Tình yêu giáng thế mang lại niềm vui cứu độ cho nhà nhà”
3. Đức Maria sanh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem giữa đêm vắng lạnh (x. Lc 2, 1-20) “Tình yêu giáng thế khiêm tốn mang phận nghèo hèn để đem lại bình an cho người người”
4. Đức Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thánh Giêrusalem (x. Lc 2, 22-32) “Tình yêu giáng thế tận hiến cho Chúa Cha để trở nên ánh sáng cho muôn dân”
5. Đức Maria tìm Chúa Giêsu trong đền thánh Giêrusalem (x. Lc 2, 41-52) “Tình yêu giáng thế luôn tìm và thi hành ý Cha yêu thương nhân trần”

Năm Sự Sáng :
Cùng Mẹ Maria chiêm ngắm 5 nét của Tình Yêu vào đời được bày tỏ qua cuộc đời của Chúa làm người nhằm mang lại ánh sáng cứu độ cho muôn dân.
1. Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan (x. Mt 3, 13-17) “Tình yêu vào đời thi hành kế hoạch và đường lối yêu thương cứu độ của Chúa Cha”
Kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội cho thấy hành trình đó – “ăn học”, giáo dục toàn diện, dưỡng dục đức tin, - giúp cho người người ngày càng sống xứng với phẩm cách làm người, làm con Chúa và làm anh em của mọi người.
Hồng Y Phạm Minh Mẫn
2. Chúa Giêsu dự tiệc cuới ở làng Cana (x. Ga 2, 1-11) “Tình yêu vào đời đồng cảm và đồng hành với gia đình trong vui buồn, lo âu và hy vọng”
3. Chúa Giêsu rảo đi khắp nơi loan Tin Mừng cứu độ và chữa lành bệnh tật (x. Mc 1, 14-15. 21-34) “Tình yêu vào đời phục vụ cho Tin Mừng cứu độ, cho sự sống và phẩm giá con người”
4. Chúa Giêsu hiển dung khi cầu nguyện trên núi Tabo (x. Mt 17, 1-8) “Tình yêu vào đời toả sáng lòng từ bi bao dung vô biên đối với nhân thế”
5. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trước giờ chịu nạn tại Giêrusalem (x. Mc 14, 17-25)” “ Tình yêu vào đời tự nguyện hiến thân vì sự sống và sự hiệp nhất của nhân loại”

Năm Sự Thương:
Cùng Mẹ Maria chiêm ngắm 5 nét của Tình Yêu hiến tế được bày tỏ qua cuộc thương khó của Chúa làm người nhằm giải thoát loài người khỏi bóng tối của đau thương và sự dữ để đưa họ vào ánh sáng của sự sống mới.
1. Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu khi cầu nguyện trong vườn Cây Dầu (x. Lc 22, 39-44) “Tình yêu hiến tế tự nguyện từ bỏ ý riêng để làm theo ý Cha yêu thương đến cùng”
2. Chúa Giêsu để mình bị bắt và chịu đánh đòn trong phủ Philatô (x. Mc 14, 43-47; 15, 15) “Tình yêu hiến tế chấp nhận khổ đau để giải thoát nhân trần khỏi mọi sự dữ.”
3. Chúa Giêsu để cho quân lính Roma nhục mạ đội mão gai phong vương (x. Mc 15, 16-20) “Tình yêu hiến tế đón nhận tủi nhục để phục hồi sự sống và phẩm giá con người”
4. Chúa Giêsu vác thập giá từ nội thành Giêrusalem đến đỉnh đồi ngoại thành (x. Mc 15, 21-22; Lc 23, 26-34) “Tình yêu hiến tế là tình yêu dấn thân hy sinh đến cùng để cứu độ nhân sinh”
5. Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá nơi đỉnh đồi Golgota (x. Mc 15, 33-39) “Tình yêu hiến tế là Tình Yêu toàn hiến vì sự sống nhân loại”

Năm Sự Mừng:
Cùng Mẹ Maria chiêm ngắm 5 nét của Tình Yêu bất tử của Chúa Phục Sinh là Tin Mừng cứu độ cho nhân loại.
1. Chúa Giêsu sống lại sau gần ba ngày được mai táng trong mộ (x. Mc 16, 1-16) “Tình yêu bất tử đổi mới phận làm người cho nhân trần cách phi thường”
2. Chúa Giêsu lên trời sau 40 ngày phục sinh (x. Cv 1, 6-11) “Tình yêu bất tử lên ngôi trong Nước Chúa là Nước Yêu Thương vô biên”
3. Chúa Thánh Thần hiện xuống sau 10 ngày Chúa Giêsu về trời (x. Cv 2,1-13) “Tình yêu bất tử thông ban nguồn năng lực yêu thương cho nhân loại”
4. Chúa cho Mẹ Maria lên trời<.i> “Tình yêu bất tử quy tụ nhân thế về một cõi yêu thương bất tận”
5. Chúa thưởng Mẹ Maria trên trời “Tình yêu bất tử chia sẻ vinh quang trong cõi phúc trường sinh”
VP ĐHY Phạm Minh Mẫn
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
LM Lưu Minh Hoàng: sau vụ xử Linh mục Lý, không thể nào giữ im lặng mãi được
Nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (phần 2)
Nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (phần 1)
Người Việt tị nạn ở Cambodia yêu cầu chính quyền nhẹ tay với Linh mục Nguyễn Văn Lý
Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì và có vai trò như thế nào đối với đất nước?
Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 12-4-2007)
Luật Hình sự Việt Nam đã thật sự hữu hiệu chưa ?
Luật sư Trần Lâm nhận biện hộ cho 2 LS Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
Người trong nước biết và nghĩ gì về khối 8406?
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia


- LỜI TRỐI CỦA CỐ GIÁM MỤC NGUYỄN QUANG TUYẾN: “Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị Thuần Hóa”
- TÂM THƯ KÍNH GỞI HÀNG LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM VỀ CHUYỆN BẦU CỬ QUỐC HỘI
- http://www.danchu2006.com/PageHtm/TinTucKhapNoi/Thang4/20070418-TDDCNQ.htm
- Con người trong thời đại cộng sản

Aucun commentaire: