1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 17 avril 2007

Nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (phần 1)

Nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (phần 1)
2007.04.17
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Thời gian gần đây ở Việt Nam xảy ra nhiều trường hợp bị giam cầm, xét xử vì vi phạm điều 88 Bộ luật Hình Sự, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Trong số các vụ việc được chú ý nhiều nhất có linh mục Nguyễn Văn Lý, người vừa bị tuyên án 8 năm tù, và hai luật sư tranh đấu cho nhân quyền là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sắp bị truy tố.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Luật sư Nguễn Văn Đài và luật sư Lê Thị CôngNhân. RFA File Photo
Đặc điểm pháp lý của điều 88 ra sao? Trà Mi liên lạc với luật sư Trần Lâm, người nhiều năm công tác trong ngành pháp lý tại Việt Nam. Trước đây, khi là Thẩm phán Tòa Án Nhân dân Tối cao, ông đã từng tham gia xét xử nhiều trường hợp phạm tội này.
Ngoài ra, luật sư Lâm đã tham gia bào chữa một số vụ án chính trị như vụ của cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, hay bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Mới đây, ông vừa nhận lời làm luật sư biện hộ cho hai nhà dân chủ Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân trong phiên tòa sắp tới.
Trước tiên, luật sư Lâm cho biết sơ lược về nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”:
Mục đích chính
Luật sư Trần Lâm: Điều thứ nhất, hình thức biểu hiện của tội này là viết cái gì, vẽ cái gì, nói cái gì. Sau khi có hình thức viết, vẽ, hay nói ấy thì mới xem xem nội dung chống nhà nước như thế nào. Có khi chống mà lại không phải là tội chính trị.
Tội chính trị có đặc điểm như thế này: tha hồ anh nghĩ trong đầu óc anh bao nhiêu cái ghê gớm nhưng nếu anh chưa biểu hiện ra bên ngoài thì không có gì cả. Nếu anh biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động viết, vẽ, nói mà những hành động ấy lại tác động đến người khác chống nhà nước. Thế nhưng có khi viết hay nói có ý chống nhưng trong tư tưởng lại không chống.

Luật sư Trần Lâm

Điều thứ ba, ý thức chủ quan ra sao vì đây là tội ý thức mà. Lúc bấy giờ mới xem là ý thức thực tế của người ta là như thế nào? Vì cái ý tưởng gì mà biểu hiện thế này? Đó là những hình thức, những yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội này.

Trà Mi: Thưa luật sư, thế thì các mức hình phạt cơ bản đối với tội này ra sao?
Luật sư Trần Lâm: Nhẹ thì có khi từ 5-12 năm, mà nặng hơn có thể đến 20 năm. Tôi hành nghề lâu năm lắm rồi thì thấy là cái khung hình phạt của Việt Nam như thế là rộng quá, rất khó cho chúng tôi. Do cái khung quá rộng như thế cho nên việc lượng hình, tức định mức án tù, không được chặt chẽ lắm. Luật của ta thì có cái yếu đó.

Trà Mi: Tóm lại điều 88 mục đích chính là để chế tài những ai có ý tưởng trái lại với bộ máy chính quyền phải không ạ?
Luật sư Trần Lâm: Không, cái tư tưởng chống lại không ai kết tội cả, phải nói là có hành vi chống lại mà hành vi ấy đã thể hiện ra bên ngoài và đã tác động đến người khác, thúc đẩy người khác chống nhà nước.
Tội chính trị có đặc điểm như thế này: tha hồ anh nghĩ trong đầu óc anh bao nhiêu cái ghê gớm nhưng nếu anh chưa biểu hiện ra bên ngoài thì không có gì cả. Nếu anh biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động viết, vẽ, nói mà những hành động ấy lại tác động đến người khác chống nhà nước. Thế nhưng có khi viết hay nói có ý chống nhưng trong tư tưởng lại không chống.
Chẳng hạn như tôi tức bực, khó chịu về việc nhà đất, buôn bán, tôi cũng chửi ầm lên. Như thế không phải là chống nhà nước, cái đó chỉ bị phạt hành chính thôi. Người ta gọi đây là tội lương tâm mà, tội lương tâm là tội trong đầu anh, đầu anh có ý định chống.

Quyền tự do bày tỏ quan điểm

Trà Mi: Hiến pháp Việt Nam điều 69 thì cho phép người dân được quyền tự do bày tỏ quan điểm, trong khi đó nhà nước lại áp dụng điều 88 này để khống chế những người nói ra những tiếng nói đối lập?
Luật sư Trần Lâm: Không không. Cái này là thế này. Bây giờ anh tha hồ viết báo, tha hồ nói năng nhưng mà nói năng để thay đổi những cách làm việc, những tình hình để làm cho tình hình tốt lên. Thì cái đó là khuyến khích phát biểu tự do, nhưng mà cái phát biểu tự do kia là làm kích động người khác để người khác nổi lên thay đổi chế độ. Đấy thế cơ mà. Hai cái khác nhau chứ.
Không phải, phải định nghĩa như thế này này. Cái tự do ấy là tự do làm cho xã hội tốt lên, làm cho sự cai trị tốt lên. Còn cái tự do mà chúng ta nói vừa rồi là nhằm tiêu diệt cái kia, một mất, một còn. Cho nên là chính trong các vụ án chính trị, chỗ đó là chỗ tranh luận ghê gớm nhất. Có người bảo không tôi làm việc này vì dân, vì đảng.
Luật sư Trần Lâm

Trà Mi: Có người ví von rằng tự do nhưng tự do trong khuôn khổ, tự do theo những gì nhà nước cho phép.
Luật sư Trần Lâm: Không phải, phải định nghĩa như thế này này. Cái tự do ấy là tự do làm cho xã hội tốt lên, làm cho sự cai trị tốt lên. Còn cái tự do mà chúng ta nói vừa rồi là nhằm tiêu diệt cái kia, một mất, một còn. Cho nên là chính trong các vụ án chính trị, chỗ đó là chỗ tranh luận ghê gớm nhất. Có người bảo không tôi làm việc này vì dân, vì đảng.
Thế nhưng người kia lại cho rằng anh làm việc ấy là anh chống đảng, chống nhân dân, anh bị ảnh hưởng của thế lực nước ngoài..v..v..Ảnh hưởng thế lực nước ngoài là thế lực nào? Nước ngoài muốn hại ta chứ không phải là nước ngoài tốt. Đấy nó là cái chỗ ấy, đó là cái gay nhất đấy.
Phản dân chủ ?

Trà Mi: Vâng, cái mấu chốt tranh luận cũng từ đó mà có người cho rằng chỉ cần nhìn vào điều 88 này thôi cũng đủ là bằng chứng cho thấy ở Việt Nam không có dân chủ, không có quyền tự do ngôn luận ?
Luật sư Trần Lâm: Không phải hoàn toàn là điều 88 bản thân nó là phản dân chủ, mà phải nói rằng ta vận dụng điều đó như thế nào mới là phản dân chủ. Cô thông cảm chỗ đó, chứ không cứ cái điều luật ấy là phản dân chủ.

Trà Mi: Tại do khi người ta so sánh với các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới, ví dụ như ở Mỹ, người dân có quyền tự do bày tỏ ý kiến, bày tỏ sự chỉ trích, kể cả chống đối nhà nước mà không bị quy tội chống đối nhà nước hay phản động. Trong khi đó ở Việt Nam làm điều tương tự như vậy thì bị cho là vi phạm điều 79 hoặc điều 88 ?
Luật sư Trần Lâm: Sao lại không, tội chống nhà nước ở nước nào cũng có chứ, nhưng mà mình nói ‘thế nào là dân chủ’ ? Cái điểm đó đang là điều tranh luận lớn nhất. Bày tỏ ý kíên thì bày tỏ như thế nào? Cái chỗ đó đang còn tranh luận rất gắt gao cô ạ.
Chính tôi được người ta mời bào chữa cho luật sư Đài và luật sư Công Nhân. Từ mấy ngày nay tôi mệt nhọc về việc này lắm, mà tôi không phải một chiều đâu. Tôi cũng đang phải nghĩ mặt này mặt kia.

Bạn nghĩ gì về điều 88 Bộ luật Hình Sự? Xin email về Vietweb@rfa.org
Trà Mi: Trước đây thì luật sư cũng đã từng biện hộ cho nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, phải không ạ ?
Luật sư Trần Lâm: Toàn là tội gián điệp.
Trà Mi: Thế thì luật sư có từng bào chữa cho ai vi phạm điều 88 này chưa ạ?
Luật sư Trần Lâm: Điều 88 này thì chưa, nhưng trước đây, khi tôi làm thẩm phán Tòa Án Nhân dân Tối cao thì tôi đã xử rất nhiều cái vụ này rồi. Ở đây nó có khác một tí, cô thông cảm nhá. Nó hơi khác thế giới một tí.
Bởi vì các bạn cũng nên nhớ rằng là nước ta vừa chế độ phong kiến, thuộc địa bước ra. Bây giờ cứ mang một nước mới lập quốc đựơc mấy chục năm mà hiện nay còn đang lúng túng trong tất cả mọi việc mà đi so sánh với một quốc gia đã 300 năm tồn tại như Mỹ thì nó khó quá.

Khái niệm ‘dân chủ’

Trà Mi: Nói như vậy có phải là do khái niệm ‘dân chủ’ của Việt Nam còn hạn hẹp so với khái niệm ‘dân chủ’ của những nước tiến bộ trên thế giới ?
Luật sư Trần Lâm: Câu ấy thì…Chỉ biết rằng là cái này nó nhiều yếu tố chi phối, tuỳ ở từng địa phương, từng dân tộc, từng khu vực của thế giới. Thứ hai là luật pháp thì người này vặn vẹo theo ý người này, người kia vặn vẹo theo ý của người kia.
Nước này thì quan niệm như thế này, nước kia lại quan niệm thế kia. Đấy nó khó là như thế. Chứ bây giờ tôi cãi thế này mà tôi cứ lấy Hiến pháp ra, tôi lấy nào Hiến chương, nào nước Mỹ ra ... thì nó không vào.
Ở nước này nó như thế nào, thế nó mới khó. Đây là một việc lớn quá cô ạ, bởi vì tôi còn đang suy nghĩ mấy ngày nay, đang khổ lắm rồi đây này. Cái tập mà quý vị đang quan tâm ấy, nó đang trước mặt tôi đây này.
Câu ấy thì…Chỉ biết rằng là cái này nó nhiều yếu tố chi phối, tuỳ ở từng địa phương, từng dân tộc, từng khu vực của thế giới. Thứ hai là luật pháp thì người này vặn vẹo theo ý người này, người kia vặn vẹo theo ý của người kia.

Luật sư Trần Lâm

Trà Mi: Thưa chúng tôi tham khảo ý kíên của luật là bởi vì đây là một sự bức xúc trong công luận cũng rất nhiều người muốn đựơc tìm hiểu, muốn đựơc hiểu biết, thì cũng mong là...
Luật sư Trần Lâm: Thế thì bây giờ người bức xúc số 1 là tôi, người bức xúc số 1.
Quý vị vừa nghe cuộc trao đổi giữa Trà Mi với luật sư Trần Lâm, người công tác lâu năm trong ngành pháp lý tại Việt Nam, xoay quanh đề tài đặc điểm pháp lý của tội ‘tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’.
Pháp luật Việt Nam quy định không ai bị xem là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của Toà. Thế nhưng, tại Việt Nam, ngay khi bị bắt điều tra, nạn nhân đã bị xem là có tội và bị buộc tội công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Như vậy phải chăng có sự mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tế ? Người dân thấp cổ bé miệng có phương tiện gì để tự bảo vệ những quyền tự do cơ bản quy định trong Hiến pháp?
Mời quý vị đón nghe phần tiếp theo trong chương trình phát thanh kế tiếp.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Công an Hải Phòng khám nơi làm việc của nhà văn Nguyễn Xuân Nguyễn
Nạn công an biến thành côn đồ ở Hà Nội
Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì và có vai trò như thế nào đối với đất nước?
Ông Lê Trí Tuệ, thành viên của Khối 8406, vừa sang lánh nạn ở Cambodia
Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 12-4-2007)
Luật Hình sự Việt Nam đã thật sự hữu hiệu chưa ?
Luật sư Trần Lâm nhận biện hộ cho 2 LS Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
Người trong nước biết và nghĩ gì về khối 8406?
Các tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ và chúc mừng khối 8406 vừa tròn 1 tuổi
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: