1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 5 avril 2007

Nhân Quyền Chỉ Trích Âu-Mỹ: Để Yên Cho CSVN Án Tù LM Lý

Nhân Quyền Chỉ Trích Âu-Mỹ: Để Yên Cho CSVN Án Tù LM Lý
Việt Báo Thứ Năm, 4/5/2007, 12:02:00 AM

Bản tin sau đây của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam hôm 4-4-2007, phổ biến từ Paris, nội dung quy lỗi rằng chính các nứơc Âu-Mỹ phải chịu trách nhiệm về bản án mà CSVN áp đặt lên Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các người cộng sự. Bản tin như sau.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nhận định: Tám năm tù giam Linh mục Nguyễn Văn Lý là trách nhiệm các quốc gia Âu Mỹ phải gánh chịu.

PARIS, ngày 4.4.2007 (UBBVQLNVN) - Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nhận định rằng: “Tám năm tù giam Linh mục Nguyễn Văn Lý là trách nhiệm các quốc gia dân chủ Âu Mỹ phải gánh chịu.

“Án tù 8 năm dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý và các đồng sự của ông tại phiên tòa ngày 30.3 ở Huế là sự thất bại chính trị toàn triệt của các quốc gia dân chủ Âu Mỹ. Các bị cáo tại phiên xử ngày 30.3.2007 không có luật sự biện hộ, bản thân họ cũng mất quyền tự biện hộ, vì các tên cai tù đã công khai bịt miệng họ. Dưới chế độ độc tài như ở Việt Nam, chẳng ai ngạc nhiên về những phiên tòa giả trá loại đó, dù rằng hiện nay trong đầu óc một số lớn những người ở Châu Âu và Bắc Mỹ châu vẫn xem đất nước này trước tiên như một thị trường như mọi thị trường khác hay một tiêu điểm du lịch. Phiên xử được công phu dàn dựng để các ký giả và các nhà ngoại giao Tây phương đến tham dự, tuy khó ngăn một số câu hỏi dấy lên về cuộc đàn áp muộn màng.

“Đúng như vậy, xưa nay nhà cầm quyền Hà Nội luôn nhanh chóng đàn áp mọi sự chỉ trích, kể cả những lời giả vờ chỉ trích. Thế nhưng, đối với trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hà Nội đã phải kiên nhẫn đợi chờ gần một năm trời. Linh mục Nguyễn Văn Lý khởi sự “tuyên truyền chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, nói theo từ ngữ kết án của phiên tòa Huế, từ gần một năm: ngày 8.4.2006 Linh mục công bố “Tuyên ngôn tự do, dân chủ cho Việt Nam”. Ngày 20.6.2006 ông thành lập “Khối 8406”, tính đến ngày 8.1.2007 có 2189 chữ ký trong nước hậu thuẫn. Sang ngày 8.9.2006 Linh mục cho ra đời Đảng Thăng Tiến, và sang ngày 16.10.2006 ông hình thành tổ chức “Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam”.

“Trước sự tán thưởng của các quốc gia dân chủ Châu Âu và Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Hà Nội chẳng động tới các hoạt động vừa gia tăng vừa ly khai này : Linh mục Nguyễn Văn Lý không một lần bị sách nhiễu cũng như chẳng ai đụng đến 2189 người ký tên ủng hộ tuyên ngôn Khối 8406.

“Trái lại, trong cùng thời gian ấy, hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh miền Nam và miền Trung, cũng như Giáo hội Tin Lành, đồng bào Thượng và Giáo hội Hòa Hảo vẫn tiếp tục chịu khổ dưới ách đàn áp, sách nhiễu một cách liên tục và dữ dội, một cuộc đàn áp trắng nhưng tinh vi đến nỗi báo chí, truyền thông Tây phương lơ là xem như các cuộc đàn áp ấy “chẳng có chi lạ”!

“Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội phải chờ đợi khá lâu mới truy tố Linh mục Nguyễn Văn Lý? Và vì sao Hà Nội dám phô trương việc làm đó, nếu không vì Hà Nội cảm nhận rằng họ có đầy đủ hậu thuẫn của các đối tác Âu Mỹ? Nếu các nước dân chủ phương Tây, đặc biệt Hoa Kỳ, không thỏa mãn dễ dàng mọi đòi hỏi của Hà Nội, thì chắc chắn là tám năm tù giam gán cho Linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ không bao giờ xẩy ra.

“Bốn mục tiêu mà nhà cầm quyền Hà Nội nhắm tranh thủ trong suốt năm 2006 là: Rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC, mà Hoa Kỳ liệt kê từ năm 2004); vé vào cửa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO/OMC) ; Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế bình thường hóa thương mại song phương, PNTR, xưa gọi là quy chế tối huệ quốc; và tổ chức bình yên Thượng đỉnh APEC tại Hà Nội.

“Các quốc gia dân chủ Châu Âu và Hoa Kỳ luôn đề cao Nhân quyền, nhưng đã thả lỏng các áp lực, ngoại trừ chút công vụ đối thoại tối thiểu gọi là “xây dựng” giữa các viên chức cao cấp, mà những cuộc gặp gỡ này thoát ly sự dòm ngó của các tổ chức phi chính phủ và các nhà đại biểu quốc hội, hoặc cái gọi là “nền ngoại giao kín đáo” mà nước Pháp rất thân thiết. Nên chi, trái ngược với sự hợp lý và bất cần hiện trạng đàn áp tôn giáo âm ỉ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo CPC; Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu mở rộng cửa Tổ chức Thương mại Thế giới đón CHXHCN Việt Nam vào làm thành viên, bất cần cái giá quá đắt mà 80% dân nghèo Việt Nam sống nơi các làng quê phải trả; Thượng đỉnh APEC ở Hà Nội vào trung tuần tháng 11.2006 xẩy ra yên hàn không chút trở ngại, và giới truyền thông quốc tế chẳng báo động bao nhiêu đến các cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến tại Hà Nội cũng như ở Saigon; rồi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR cho chế độ Cộng sản Hà Nội.

“Kể từ đó, nhà cầm quyền Việt Nam thu đạt tất cả những chi họ mong cầu, họ chẳng cần đóng kịch làm kẻ độc tài cởi mở, rồi những quán tính cổ hũ của kẻ độc tài toàn trị thảnh thơi xuất hiện. Trước diễn trình như vậy, không ai khác hơn là Châu Âu và Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm cái án 8 năm tù giáng xuống Linh mục Nguyễn Văn Lý và các đồng sự của ông.

“Duy nhất việc phải làm hiện nay, là các quốc gia dân chủ trên đây gây áp lực đòi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý và các đồng sự của ông, mà cũng là trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cùng tất cả những tù nhân vì lương thức; đồng thời thúc đẩy Việt Nam bước vào tiến trình mở cửa chính trị... Tuy rằng hiện nay, người ta có thể đánh lên câu hỏi là từ bệ phóng nào các áp lực này có thể tung ra? Xin đề nghị:

- “Hoa Kỳ liệt kê trở lại Việt Nam Cộng sản vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm - CPC.

- “Liên hiệp Châu Âu phải tỏ ra cứng rắn và hợp nhất trong công tác thăng tiến nhân quyền và dân chủ, đặc biệt áp dụng Điều 1 trong Hiệp ước năm 1995 xây dựng sự hợp tác song phương Liên Âu – Việt Nam trong sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền”.


(Việt dịch từ bản Pháp và Anh văn)

Aucun commentaire: