1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 29 avril 2007

Bỏ tù 6 luật sư tại VN là một sự đàn áp có hệ thống

RFA phỏng vấn luật sư Trần Thanh Hiệp:
RFA 29.04.07

Bỏ tù 6 luật sư tại VN là một sự đàn áp có hệ thống

Giới Thiệu:

Nguồn tin thông thạo từ trong nước cho biết hồ sơ của các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã được chuyển sang tòa. Và như vậy là vụ án hai luật sư này đã được chuẩn bị để đưa ra xử. Đầu tháng trước hai luật sư bị bắt và tạm giam gọi là tội chống nhà nước chiếu theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Trong suốt thời gian họ bị khởi tố để điều tra rồi truy tố để đưa ra tòa, thân nhân của họ đã không được thông báo đầy đủ về tội trạng của họ, và nhất là họ không được luật sư biện hộ. Sau đó, nghe nói đã có luật sư Trần Lâm ở Hải Phòng sẽ biện hộ cho hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Nhưng ông này vẫn chưa được phép gặp thân chủ.

Biên tập viên Nguyễn An đã trao đổi với luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam Vì Nhân Quyền trụ sở đặt tại Paris về trường hợp các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Xin được nói rằng ý kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

---
Nguyễn An: Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp. Thưa ông, có thể nói rằng đây là lần đầu tiên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã có những luật sư tỏ thái độ công khai chống đối và nhà cầm quyền cũng đã công khai thẳng tay truy tố những luật sư ấy. Hiện tượng mới này đã xảy ra trong bối cảnh mà dư luận gọi là “leo thang đàn áp”. Là người đã hành nghề lâu năm ở trong nước cũng như ở ngoài nước, xin luật sư cho biết cảm tưởng và nhận định của ông về mặt pháp lý cũng như thực tế của vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sắp được đem ra xử nay mai. Theo luật sư thì vụ án này là đàn áp thuần túy hay chỉ là việc triển khai bình thường của pháp quyền của chế độ?

Ls Trần Thanh Hiệp: Thưa ông Nguyễn An, nếu tôi nói và được nói thẳng cảm tưởng của tôi thì tôi rất công phẫn trước sự kiện các đồng nghiệp của tôi ở trong nước đang bị hành hạ một cách rất thô bạo. Nhớ lại gần 50 năm trước đây tại miền Nam Việt Nam, tôi là một trong 16 người luật sư đã công khai chống lại việc học tập tố cộng để bảo vệ sự độc lập của quyền bào chữa mà luật sư là tiếng nói chân chính và trung thành. Và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nhượng bộ, quyền bào chữa ấy đã được triệt để tôn trọng. Ngoài ra, khi được chỉ định bênh vực cho những người cộng sản cầm súng chống chính quyền dân chủ ở miền Nam, chúng tôi đã tận tình tranh cãi theo lương tâm. Vậy mà nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội hiện nay đã đối xử quá tàn tệ đối với các luật sự dù rằng quyền hành nghề của luật sư dưới chế độ Hà Nội đã bị cắt xén tối đa rồi.

Tôi tưởng cần nhấn mạnh rằng không phải chỉ có 2 mà có tới 6 luật sư đang là đối tượng hành hạ của nhà cầm quyền Hà Nội. Ngoài hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân còn có các luật sư Bùi Thị Kim Thành vì bênh vực cho dân oan mà bị bắt giam tống vào nhà thương điên, vừa bị bắt giam trở lại. Luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Nguyễn Thị Thùy Trang đã bị bắt giam và điều tra về chuyện gọi là “lật đổ chính quyền”. Luật sư Nguyễn Văn Chuyển hiện cũng đang bị giam giữ mà chưa ai rõ tội trạng. Vậy, căn cứ vào những điều kiện họ bị bắt giữ, có khởi tố hay không khởi tố, đã truy tố hay chưa truy tố, điều tôi phải nói ngay là những luật gia này chẳng những bị đàn áp mà còn bị đàn áp có hệ thống.

Nguyễn An: Luật sư nhấn mạn đến cái tính gọi là “có hệ thống” của cuộc đàn áp, điều đó có ý nghĩa thế nào?

Ls Trần Thanh Hiệp: Nói đàn áp tróng trơn là nói một hành vi riêng lẽ để giải quyết một vụ nhất định. Còn nói đàn áp có hệ thống là để chỉ một tình trạng trong đó việc đàn áp đã được sắp xếp một cách có quy mô trong một toàn bộ có tổ chức chu đáo nên đàn áp không còn chỉ là một hành vi riêng lẽ, mà là một bộ máy tinh vi để nghiền nát đối tượng.

Cái gọi là “leo thang đàn áp” ở Việt Nam hiện nay, theo tôi là một tốc độ trong nhiều tốc độ chuyển động của bộ máy đàn áp này. Nói tóm tắt trong một câu thì đàn áp có hệ thống nhân quyền ở Việt Nam là đàn áp bằng cả một hệ thống chính trị độc tài đảng trị. Theo một chính sách nhất quán chứ không phải bằng một cá nhân, một cơ quan riêng lẽ nào, dù ở trung ương hay ở địa phương.

Nguyễn An: Xin luật sư nói cụ thể hơn nếu có thể được?

Ls Trần Thanh Hiệp: Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm đảng CSVN, nhà nước CHXHCNVN và các tổ chức xã hội. Điều này không phải là sự giải thích của cá nhân tôi hay của bất cứ ai mà là điều đã được giảng dạy tại các trường đại học của chế độ. Vả lại, căn cứ vào thực tế mà xét thì quả thật đúng như vậy.

Hiến pháp, nơi điều 4 định rằng quyền lãnh đạo, tức là nắm giữ chủ quyền quốc gia, thuộc về đảng cộng sản. Đảng này vạch ra đường lối cai trị và giao cho nhà nước thi hành. Thực hiện đường lối ấy, quốc hội làm luật để thể hiện đường lối của đảng. Chính phủ áp dụng luật. Các tổ chức xã hội hoan nghênh và cổ võ.

Trong các vụ đàn áp đối lập chính trị và tôn giáo đang xảy ra hay còn đang tiếp diễn, người ta thấy rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã áp dụng luật hình sự, dùng công an bắt giam điều tra để sản xuất ra những bản án tiền chế đưa cho tòa án xét sử chiếu lệ, tuyên những bản án làm sẵn một chiều, không có tiếng nói của bào chữa, đó là những gì dư luận đã có dịp quan sát thấy trong vụ án Nguyễn Văn Lý. Thật là sai lầm nếu chỉ chú trọng lên án người công an đã bịp miệng cha Lý. Thật ra hành động bịt miệng này chỉ là một chi tiết nhỏ và sẽ thấy cả một hệ thống từ trên xuống dưới “nhất tể bịt miệng người dân”, Đảng định ra đường lối độc quyền cai trị, Lập Pháp làm ra luật đàn áp đối lập, công an được quyền bắt giam và làm tội đối lập, viện kiểm sát thông qua quan điểm buộc tội của công an, tòa án độc đoán gia án không cần sự tranh cãi của luật sư. Trong cái logic Đảng trị này thì hành động bịt miệng bị cáo như trong vụ án cha Lý là chuyển động đương nhiên của bộ máy đàn áp.

Nguyễn An: Nhắc lại vụ án Nguyễn Văn Lý là bàn lại chuyện quá khứ. Nhưng trong vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì người ta muốn biết là 2 vị luật sư này có phạm tội mà họ bị truy tố hay không, đó là điểm sẽ được phân tích trong chương trình phát thanh kế tiếp.

Xin cám ơn luật sư Hiệp, và xin hẹn sẽ tiếp tục trao đổi với ông về tội trạng của 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lệ Thị Công Nhân. Cũng xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài A’ Châu Tự Do.

Aucun commentaire: