1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 26 avril 2007

26 Nhân quyền cơ bản đã được Công pháp Quốc tế và Liên Hiệp Quốc thừa nhận

26 Nhân quyền cơ bản

đã được Công pháp Quốc tế và Liên Hiệp Quốc thừa nhận

& buộc mọi Nước thành viên phải cam kết tôn trọng.


- O -

26 mục tiêu cụ thể

mỗi Công dân có trách nhiệm phải đấu tranh

từng bước giành lại cho toàn Dân Việt Nam từ năm 2006 về sau
.

-- O O O --

I. Các Nhân quyền về thân thể :

1. Quyền sống (không bị thủ tiêu, tàn sát, khủng bố, đe dọa, quấy nhiễu vì chính kiến, chủng tộc, tôn giáo, thành phần giai cấp).

2. Quyền không bị nô lệ hay nô dịch (vì lý lịch, chủng tộc, tôn giáo, chính kiến).

3. Quyền không bị tra tấn hành hạ.

4. Quyền không bị giam giữ độc đoán (vì các tội vu vơ chỉ có trong các chế độ độc tài : gây rối trật tự, phá hoại chính sách đoàn kết, lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân chủ, xúc phạm lãnh tụ,...).

5. Quyền được xét xử công bằng (tư pháp phải độc lập với hành pháp, lập pháp, công an)

6. Quyền được Tòa án bảo vệ (được bồi hoàn danh dự và thiệt hại).

7. Quyền được Luật pháp bảo vệ (không có loại tội tuyên truyền chống chế độ, chống đối chính sách).

8. Quyền được bình đẳng trước pháp luật.

II. Các Nhân quyền về an cư :

9. Quyền tự do cư trú và đi lại, xuất ngoại và hồi hương (không bị quản chế hành chánh).

10. Quyền có đời sống riêng (bản thân, gia đình, nhà cửa, thư tín, điện thoại, điện thư).

11. Quyền kết hôn và lập gia đình.

12. Quyền có quốc tịch.

13. Quyền tỵ nạn vì lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc.

14. Quyền tư hữu về vật dụng cá nhân, gia đình, tập thể và vốn kinh doanh.

III. Các Nhân quyền về lạc nghiệp :

15. Quyền có việc làm, lương tương xứng và được nghỉ ngơi - giải trí.

16. Quyền thành lập và tham gia Nghiệp đoàn độc lập và quyền đình công.

17. Quyền có mức sống xứng hợp cho bản thân và gia đình.

18. Quyền có an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội khi thất nghiệp, già lão.

19. Quyền bảo vệ gia đình về hôn nhân, sản phụ, hài nhi, thiếu nhi.

20. Quyền được chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh miễn phí hoặc hợp lý, được bảo hiểm y tế.

21. Quyền được giáo dục miễn phí cấp tiểu học, rồi trung học ; học đại học đầy đủ thuận lợi.

22. Quyền về văn hóa (tự do hưởng thụ, sáng tác, được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ).

IV. Các Nhân quyền về Tự do Dân chủ :

23. Tự do tín ngưỡng - tôn giáo cách bình thường phổ quát như tại đại đa số các Nước trên thế giới.

24. Tự do tư tưởng, phát biểu, quan điểm, tự do thông tin ngôn luận, tự do báo chí.

25. Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, biểu tình; toàn Dân được trưng cầu ý kiến về quốc sự.

26. Quyền tham gia công quyền, tự do ứng cử - bầu cử ; Quyền tham gia xây dựng, bảo vệ và quản lý Tổ quốc. Tức là Quyền Dân Tộc Tự Quyết.

-- O O O --

(Tham khảo “Từ Hiến Chương 1977 cho Tiệp Khắc đến Tuyên Ngôn 2006 cho Việt Nam”

của Luật sư Nguyễn Hữu Thống – 15.4.2006)

Aucun commentaire: