1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 5 avril 2007

Một phiên toà tự biên (và tự diễn)

Một phiên toà tự biên (và tự diễn)

Kay Johnson – Phan Tường Vi lược dịch

Một phiên toà Tự biên (và Tự diễn) ở Việt Nam
HÀ NỘi (Time và CNN – 30/3/2007)

— Khi chính phủ Việt Nam cho phép công chúng – dù hiếm hoi – tham dự phiên toà xử án những người bất đồng chính kiến công khai, có lẽ họ đã không nghĩ đến chuyện họ sản xuất hoạt cảnh viên chức nhà nước cộng sản bịt mồm một người 60 tuổi – lại là một tu linh mục Thiên Chúa Giáo – và lôi cổ ông ra khỏi phòng xử án. Nhưng đó chính là sự kiện đã xảy ra trước mắt các ký gỉa và các nhà ngoại giao nước ngoài tại phiên tòa xử Linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn nhà hoạt động dân chủ khác. Là một phiên tòa chính trị nổi bật nhất trong những năm qua, cả năm bị cáo đều bị kết tội có “hành động tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa”. Sau phiên tòa, kéo dài nửa ngày và hỗn loạn, hôm thứ sáu tại đó, Linh mục Lý đã lớn tiếng tố cáo tòa án “sử dụng luật rừng.” Ngay sau đó ông bị bịt miệng và lôi ra khỏi phòng để tiếp tục theo dõi phiên tòa bằng loa trong phòng bên cạnh. Cũng phòng này, linh mục Lý đã nghe bản án dành cho mình: Tám năm tù vì giúp đỡ thành lập và công khai hóa một đảng đối lập bất hợp pháp, nhỏ, tên là Đảng Thăng Tiến Việt Nam. Ở Việt Nam, bản án trừng phạt nặng nề như vậy dành cho người bất đồng chính kiến chẳng có gì để làm người ta ngạc nhiên, khi đảng Cộng sản vẫn kiên quyết duy trì quyền lực dù đã cởi mở về kinh tế 20 năm nay trước đây. Cái mới lần này là phiên tòa được diễn ra công khai ở cố đô Huế. Những phiên tòa nhạy cảm chính trị thường được tổ chức kín đáo và – có lẽ – chỉ được thông báo khi mọi sự đã xong.

Tòa của chúng tôi, toàn là trò hề và là một tòa án cuội, rồi sao! (Huế, 30/3/2007)Nguồn: AP Photo/Kyodo News, Osamu Hirabayashi

Trong nhiều năm qua, các nhà ngoại giao phương Tây không ngừng thúc đẩy chính phủ Việt Nam đẩy mạnh “sự minh bạch và tính pháp trị” như những yếu tố chống tham nhũng và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch thương mãi được tốt đẹp hơn. Những cụm từ đó là một cách nói lịch sự – hãy để những phong trào hoạt động đòi hỏi dân chủ cùng tồn tại. Brad Adams, giám đốc đặc trách Á châu của tổ chức Quan sát Nhân quyền, nói rằng ông không hiểu rõ những nhà lãnh đạo Việt Nam đã gởi thông điệp gì qua phiên tòa “mở” vừa rồi ở Huế. “Có thể họ muốn nhắn nhủ với mọi người rằng họ đủ mạnh và đủ tự tin, ‘Ừ, các ông có thể đến tham dự phiên tòa của chúng tôi, toàn là trò hề và đó là một tòa án cuội, rồi sao!’”- theo Adams - “Nó cũng hoàn toàn có thể có một vị nào đó trong cơ chế cho rằng đây là một cải cách nhỏ trong việc công khai các phiên tòa, dù những gì xảy ra trong phiên tòa không được đẹp mắt lắm”.

Nếu Việt Nam nói rằng đây chỉ là sự thi hành luật pháp trong việc thẳng tay trừng trị thành phần đối lập, thì sự công khai xử án cũng có thể xem như là một đáp ứng những lời cam kết minh bạch. Chính phủ Việt Nam thường phủ nhận họ có giam giữ tù nhân chính trị, thay vào đó chỉ có “tù hình sự.” Về phương diện thuật ngữ mà nói, tối thiểu, điều đó đúng. Chiếu bộ luật hình sự của nhà nước Việt Nam, Điều 88 – theo đó Linh mục Lý và đồng sự đã bị kết tội cấm – “hành động tuyên truyền” chống phá nhà nước, mà hình phạt là từ 3 đến 12 năm tù. Điều 87 và 89, một cách tương ứng, hứa hẹn hình phạt lên đến 15 năm tù cho tội “phá hoại sự đoàn kết quốc gia” và “gây rối loạn an ninh.” Mới vừa rồi đây, Việt Nam đã thẳng tay trừng trị một nhóm đối lập nhỏ nhưng kiên định – tự gọi mình bằng một tên chung, Khối 8406 – dùng mạng lưới internet để phát tán thỉnh nguyện thư kêu gọi bầu cử đa đảng. Chứng cớ của nhà nước có được để dập Linh mục Lý thì rõ ràng là đủ để họ kết tội. Công tố viên nhà nước cho hay khi công an bố ráp giáo khu của Linh mục Lý và vài nhà khác nữa ở Huế hôm Tết âm lịch hồi tháng hai, họ tịch thu tám máy điện toán, chín cái phone cầm tay và 147 thẻ SIM cùng 200 kí-lô tài liệu tố cáo độc đảng toàn trị. “Tội ác của họ là làm hại nền an ninh quốc gia và làm tay sai cho thành phần phản động và những lực lượng thù địch nước ngoài chống phá nhà nước Việt Nam”, công tố viên đã trình bày trước tòa như thế. Bị cáo không có luật sư hiện diện, những tối thiểu một bị cáo đã không phủ nhận những lời buộc tội. “Vì tổ quốc và nhân dân Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ”, ông Nguyễn Phong, đồng sáng lập viên Đảng Thăng Tiến, 32 tuổi, đã nói như trên. Ngay sau đó, âm thanh chuyển ra ngoài từ phòng xử án bị cắt ngang. Ông Phong sau đó bị kết án sáu năm tù. (Hai bị cáo lãnh án tù treo và phụ tá Linh mục Lý, ông Nguyễn Bình Thanh, bi tuyên án năm năm tù giam).
“Vì tổ quốc và nhân dân Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ”- Nguyễn Phong (Huế, 30/3/2007)

Các nhóm nhân quyền ngay lập tức công khai chỉ trích tòa án này là nỗ lực nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến khác ở Việt Nam, họ nói rằng luật xử những vụ kêu gọi chống lại nhà nước (sedition laws) là vi hiến – Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Phó lãnh sự Hoa Kỳ Kenneth Chern tham dự phiên tòa ở Huế nói rằng: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy để người dân thực thi quyền tự do ngôn luận một cách bất bạo động, mà không sợ bị tố cáo ngược lại”. Hà Nội có sẵn sàng để lắng nghe hay không có thể thấy được vào cuối năm nay: công an vừa bắt hai luật sư vận động cho nhân quyền và cũng là ủng hộ viên cho Khối 8406, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, là người đã từng tổ chức những buổi huấn luyện cho những người hoạt động chính trị ở thủ đô. Họ cũng bị kết tội bằng Điều 88. Không biết phiên tòa của họ rồi có được công khai hay không. © DCVOnline
Nguồn: A Show (and Tell) Trial in Vietnam, Time in partnership with CNN – Friday 30 Mar 2007, By KAY JOHNSON/HANOI

Aucun commentaire: