HAI TẤM HÌNH CÁCH MẠNG
Ls. Hoàng Duy Hùng
Tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý hai tay bị còng ngồi trước tòa một cách bình thản, hai bên hai công an mặc sắc phục canh chừng, dân chúng đứng đàng sau đông đảo tham dự, một công an chìm mặc y phục dân sự dùng hai cánh tay lực lưỡng bịt miệng linh mục Lý trong khi linh mục Lý nhắm mắt lại không phản ứng, làm cho cả thế giới bàng hoàng sửng sốt.
Người ta thường nói cộng sản dã man tàn bạo, bịt miệng dân không cho họ có tiếng nói. Đó chỉ là một lối nói trừu tượng để ám chỉ trong chế độ cộng sản không có tự do ngôn luận. Nhưng tấm hình linh mục Lý bị công an bịt miệng cho thấy đây không còn là một lối nói trừu tượng nữa, mà thật sự là bằng hành động hữu hình phơi trần sự man rợ của CSVN trong thời đại văn minh này.
Tấm hình này có hai ý nghĩa: 1/ Tinh thần kiên cường bất khuất của linh mục Lý nói riêng và của Lực Lượng Dân Chủ nói chung. Linh mục Lý bình thản nhắm mắt lại cho thấy linh mục Lý không sợ sức mạnh của cộng sản, coi thường tòa án bù nhìn đang múa máy trước mặt linh mục Lý. Đó chính là thái độ uy vũ bất năng khuất; 2/ Chế độ CSVN tàn bạo, không văn minh, ban ngày ban mặt trước bao nhiêu ống kính quốc tế mà còn giở những trò còng tay bịt miệng một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ như vậy thì huống chi ở đàng trong khi không có ai dòm ngó thì họ còn làm bao nhiêu điều phi nhân như thế nào nữa!!
Ngày 31/3/2007, linh mục Nguyễn Văn Lý bị tòa án CSVN ở Thừa Thiên xử 8 năm tù ở, những đảng viên Thăng Tiến gồm có anh Nguyên Phong 6 năm, anh Nguyễn Bình Thành 5 năm, hai chị Lê Thị Lệ Hằng và Hoàng Thị Anh Đào 18 tháng tù treo. Sau đó CSVN gấp rút đưa linh mục Lý ra giam ở trại giam Hà Nam Ninh. Đây là phiên tòa ô nhục của CSVN, và tấm hình linh mục Lý bị bịt miệng lột trần bộ mặt thật của ĐCSVN. Tấm hình này là tấm hình lịch sử đánh dấu một khúc quanh trong tiến trình đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Nay mai Linh mục Lý có thể bị nhồi sọ, bị tiêm thuốc làm cho khủng hoảng tinh thần hay làm cho bị hoang tưởng khi bị giam trong nhà tù CSVN, hoặc 50 năm nữa linh mục Lý sẽ không còn sống, nhưng tấm hình này sẽ không bao giờ phai nhòa trong lịch sử, tấm hình này sẽ sống mãi trong dòng thác đấu tranh dân chủ của dân tộc Việt.
Nhiều người so sánh tấm hình linh mục Lý bị bịt miệng với tấm hình một anh thanh niên đứng chận đoàn xe tăng ở Quãng Trường Thiên An Môn năm 1989.
Ngày 15/4/1989, những sinh viên như Wang Dan, Chai Ling, Wang Juntao, Zhao Changqing, và Wuer Kaixin lấy cớ đến đặt vòng hoa tưởng niệm cố Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang tại Tượng Đài Những Anh Hùng Của Nhân Dân trong Quãng Trường Thiên An Môn, họ phát động một cuộc biểu tình. Sinh viên đến tham dự càng lúc càng đông, đa số từ tuổi 18 đến 25. Khi con số đã lên đông, họ chuyển sang đấu tranh đòi triệt hạ tham nhũng và đòi tự do ngôn luận. Đảng Cộng Sản cử người điều đình, sinh viên quyết tâm không điều đình. Ngày 13/5/1989, biết tin hai ngày nữa Tổng Bí Thư ĐCS Liên Sô Mikhail Gorbachev sẽ đến viếng thăm Bắc Kinh, sinh viên tổ chức tuyệt thực đòi dân chủ cho đất nước. Ngày 19/5, Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương đến gặp sinh viên, nói chuyện rất tình cảm, ủng hộ sinh viên, kêu gọi sinh viên ngưng tuyệt thực và ngồi xuống bàn thảo với chính phủ tìm một giải pháp để đất nước hoàn thành Bốn Phương Diện Cải Cách. Đây là lần chót Triệu Tử Dương xuất hiện công khai trước quần chúng vì sau đó ông bị hạ bệ và bị giam lỏng cho tới ngày qua đời năm 2005. Ngày 30/5/1989, sinh viên làm hình nộm tượng Nữ Thần Tự Do và đặt hình nộm này đối diện với hình của Mao Trạch Đông. Sau bao lần bàn thảo, phe thủ cựu thắng thế, Lý Bằng và Kiều Thạch triệu hồi lộ quân ở Ngọai Mông về đàn áp sinh viên.
Rạng ngày 4/6/1989, quân đội tràn vào Quãng Trường Thiên An Môn đàn áp cuộc biểu tình, bắn xối xả vào sinh viên. Cộng Sản Trung Quốc nói chỉ có khoảng 300 người chết, 2000 người bị thương. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cho biết khoảng 2600 người bị thảm sát và hơn 30000 người bị thương. Tuy nhiên, đám đông cũng chưa tan hàng hẳn. Ngày hôm sau, 5/6/1989, 18 chiếc xe tank được tăng viện từ từ tiến vào Quãng Trường để dọn sạch không cho một người nào được ở lại nơi này. Khi đoàn xe tank tiến vào Trường An Đại Đạo, cổng vào của Thiên An Môn, một người thanh niên hai tay xách hai bao mua hàng, chạy ra đứng giữa đại lộ chận đoàn xe tank lại. Một số phóng viên báo chí quốc tế ở trên các khách sạn gần đó thấy sự kiện lạ lập tức chụp hình và quay video. Xe tank di chuyển hướng khác né tránh không cán vào anh, anh cũng di chuyển theo, nhất định chận xe tank lại. Cảnh tượng ly kỳ và ngoạn mục. Khi xe tank ngừng lại, người thanh niên leo lên chiếc xe tank, vỗ vào nắp xe tank, nói với người binh sĩ lái xe tank như sau: “Tại sao các anh lại ở đây? Thành phố của chúng ta đã bị loạn lên vì các anh. Về đi, quay đầu lại đi, đừng giết người của chúng ta nữa.” Video quay được cho thấy vài người ở bên vệ đường chạy đến kéo anh ta xuống và lôi anh ta vào biến mất trong đám đông.
Từ năm 1989 đến nay, du khách đến Bắc Kinh đều hỏi hướng dẫn viên du lịch chỉ chỗ nơi người thanh niên can đảm chận đoàn xe tank. Họ gọi anh là Tank Man hay Người Cách Mạng Vô Danh.
Từ trên lầu 6 của Khách Sạn Beijing, cách xa Quãng Trường Thiên An Môn khoảng 1 cây số, Jeff Widener (sinh năm 1956), ký giả của AP, đã chụp tấm hình Người Cách Mạng Vô Danh chận đoàn xe tank. Ông đã dùng ống kính 400mm của ông “zoom” tối đa để chụp tấm hình lịch sử đó. Nhờ tấm hình này, ông đã đoạt giải Pulitzer năm 1990, và cũng nhờ tấm hình này, ông bước lên đài danh vọng và thành công. Một ký giả khác, ông Stuart Franklin, cũng chụp được những tấm hình tương tự nhưng không rõ bằng tấm hình của ký giả Jeff Widener. Tấm hình của Jeff Widener có 4 chiếc xe tank, trong khi đó tấm hình của Stuart Franklin có 6 chiếc. Stuart Franklin đoạt giải World Press, không thua gì giải Pulitzer của Jeff Widener. Năm 2003, Life Magazine chọn tấm hình này của Stuart Franklin là 100 tấm hình có ý nghĩa nhất thay đổi lịch sử thế giới. Ký giả Charlie Cole cũng chụp được những tấm hình về Người Cách Mạng Vô Danh, và cũng nhờ những tấm hình đó, ông cũng đã lãnh những giải giá trị của quốc tế. Tháng 4 năm 1998, Time Magazine chọn Người Cách Mạng Vô Danh là 1 trong 100 người quan trọng có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.
Sau khi người thanh niên vô danh đó biến hút vào đám đông, các ký giả đi săn lùng anh. Người ta cho các ký giả biết tên anh là Wang Weilin, một sinh viên 19 tuổi đến từ tỉnh Hồ Nam. Không biết bao nhiêu tin đồn về anh, có người nói rằng anh đã bị công an bắt và bị thủ tiêu cách dã man rồi. Nhưng vào năm 2006, người ta đã tìm ra được Người Cách Mạng Vô Danh, ông đang sống ở Đài Loan. Wang Weilin là bí danh của ông. Năm 1989, ông là một sinh viên 19 tuổi theo ngành Khảo Cổ Học của Đại Học Changsha ở tỉnh Hồ Nam. Khi cuộc biểu tình ở Thiên An Môn lên cao, đầu tháng 6, ông cùng với một số bạn bè kéo nhau lên Bắc Kinh tham gia vào biến cố này. Sau khi lẩn vào đám đông, ông trốn thoát khỏi Bắc Kinh sống chui sống nhủi gần 4 năm trời. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, sau đó ông trốn thoát đến Hồng Kông và từ Hồng Kông ông đến ẩn náu ở Đài Loan. Ông đã lập gia đình ở Đài Loan, và hiện nay sức khỏe của ông không được tốt cho lắm.
Tấm hình Wang Weilin chận đoàn xe tank có một ý nghĩa thâm thúy vì đàng sau khung cảnh Biến Cố Thiên An Môn đã diễn ra một sự kiện khác: Vụ Ném Trứng Nhồi Mực vào ảnh Mao Trạch Đông được treo ở Quãng Trường do 3 người là Yu Dongyue, Yu Zhijian, và Lu Decheng.
Yu Dongyue và Lu Decheng là thày giáo, và Yu Zhijian là công nhân lái xe truck, cả 3 ở tỉnh Hồ Nam, cùng quê với Người Cách Mạng Vô Danh Wang Weilin, là những bạn thân của nhau, vào tháng 5 năm 1989 đáp tàu hỏa lên Bắc Kinh tham gia cuộc biểu tình với sinh viên. Cả ba còn trẻ, mới 21 tuổi. Trong dịp này, ba người chụp ảnh lưu niệm ngay tại Quãng Trường. Ngày 23/5, khi khí thế biểu tình lên cao, ba người nhồi mực đen vào trong các trái trứng rỗng ruột, ném những trái trứng này vào bức tranh to lớn của Mao Trạch Đông được treo ngay trước cổng Tử Cấm Thành, đối diện với Thiên An Môn. Công an không dám làm gì với ba người này, nhưng chính những sinh viên và những người biểu tình đã bắt ba người, trao cho công an truy tố. Đa số người biểu tình cho rằng tình hình chưa đủ chín mùi, hành động như thế là phá hoại, giúp cho nhà cầm quyền lấy cớ đàn áp cuộc biểu tình. Đoàn biểu tình không ưa Mao Trạch Đông, nhưng trong giai đoạn đó đoàn biểu tình vẫn cần nương vào “biểu tượng” này để đấu tranh, khi nào thành công rồi thì chắc chắn hình ảnh Mao Trạch Đông sẽ được hạ bệ giống y như tượng đồng của Lenin đã bị kéo cổ xuống ở Nga.
Yu Dongyue bị kết án 20 năm tù. Lu Decheng bị kết án chung thân, và Yu Zhijian bị kết án 16 năm. Cả ba bị đưa về trại giam khổ sai Lingling ở tỉnh Hồ Nam. Cả ba bị hành hạ cách tàn nhẫn. Năm 1998, Lu Decheng được trả tự do, sau đó năm 2001 đến lượt Yu Zhijian. Phần Yu Dongyue, từng bị trói vào cột đèn giam phơi nắng nhiều ngày trời, ngày 2/22/06 họ thả ông ra thì người ta thấy ông có những dấu hiệu của điên loạn. Các cơ quan nhân quyền của quốc tế rất lưu ý về trường hợp của ông và hiện nay họ đang tìm cách giúp ông chữa trị bệnh điên loạn này.
Wang Weilin khôn khéo chận xe tank khuyên can họ không làm tổn đức giết hại người biểu tình, được sinh viên thương mến. Ba người kia cũng từ tỉnh Hồ Nam, có nhiệt tình cho đất nước, nhưng lại ứng xử không khéo léo, nôn nóng quá có thể làm hỏng việc, và vì thế đã bị chính những người biểu tình bắt trao cho công an, nhận một hậu quả rất thương tâm.
Đàng sau linh mục Nguyễn Văn Lý còn có Nhóm Linh Mục ĐGM Nguyễn Kim Điền. Linh mục Phan Văn Lợi được nhiều người chú ý đến vì cho rằng linh mục trầm tĩnh có những quyết định sáng suốt để bảo vệ chủ lực của Lực Lượng Dân Chủ. Đã không có một sự “phá hoại” nào giống như chuyện ném trứng nhồi mực ở Thiên An Môn. Hậu trường chính trị này là bức bình phong tuyệt đẹp tô thêm ý nghĩa cho tấm hình linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng tại tòa án.
Tấm ảnh linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng trước tòa án ở Thừa Thiên và tấm ảnh Wang Weilin ngăn chận đoàn xe tank ở Thiên An Môn có mẫu số chung đó là dũng khí của người đấu tranh. Nhưng tấm ảnh của Lm Lý còn một ý nghĩa nữa đó là phơi trần bộ mặt thật vô văn hóa và tàn bạo của chế độ CSVN.
Nhưng, Wang Weilin thì được những ai yêu chuộng tự do dân chủ đều ủng hộ, còn linh mục Lý thì đa phần ủng hộ và một số người bĩu môi làm cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Rõ ràng não trạng của những người biểu tình tại Thiên An Môn khác xa với não trạng của người Việt đang đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay.
Thử tưởng tượng một nhóm sinh viên đại học ở Hà Nội, lứa tuổi 18 - 25, đến đặt vòng hoa cho cựu Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh vừa mới qua đời. Nhóm này còn có những người trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản ra mặt ủng hộ và hướng dẫn. Không cần biết đàng sau sinh viên này có hậu ý gì hay không, chắc chắn có những người đấu tranh cực hữu sẽ chụp lên trên đầu nhóm sinh viên này một cái nón cối là do Cộng Sản giật dây.
Cho rằng sinh viên may mắn tạo được một khí thế đấu tranh, cuộc biểu tình quy tụ đông người, có người ném đá vào tượng Hồ Chí Minh, sinh viên bắt những người này giao cho công an, chắc chắn nhóm cực hữu sẽ hô hoán đây là bằng chứng cuộc biểu tình này Cộng Sản giàn dựng, đây là cuộc đấu tranh cuội!! Lực Lượng Dân Chủ đã bị Cộng Sản lừa quá nhiều lần nên lúc nào cũng nghi ngờ, nhưng nghi ngờ quá đến độ không chỉa mũi dùi tấn công bạo quyền mà chỉa mũi dùi vào những lực lượng dân chủ non trẻ thì chắc chắn cuộc đấu tranh sẽ phải bị trì trệ kéo dài nhiều năm tháng. Đó là trường hợp đau lòng linh mục Lý và Lực Lượng Dân Chủ đang bị phe ta bắn phe mình chỉ vì những quan niệm cực hữu và bảo thủ này.
Lãnh đạo cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là những người trẻ nên họ có những sáng kiến mới trong đấu tranh, tạo một khí thế ào ạt nhưng lại không đi trật đường rày. Hiện nay các vị trưởng thượng trong Lực Lượng Dân Chủ của người Việt e sợ nếu để cho những người trẻ đấu tranh mà không có quý vị trưởng thượng lãnh đạo hoặc giám sát thì giới trẻ sẽ bị cộng sản mua chuộc hoặc đi sai đường. Xin các bậc trưởng thượng đừng sợ, hãy nhìn vào giới trẻ của Thiên An Môn, lớn nhất của họ lúc đó cũng chỉ 27 tuổi, và bây giờ những người đó đang ở tuổi trung niên lãnh đạo công cuộc đấu tranh của người Trung Hoa. May mắn thay Lực Lượng Dân Chủ ở trong nước có những người trẻ như Ls. Lê Thị Công Nhân và Ls. Nguyễn Văn Đài, chính những người trẻ này sẽ làm chuyển biến lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó chính là một nét son khác của hậu trường chính trị tăng vẻ đẹp hùng tráng tấm hình linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng tại tòa.
Lời Kết: Cả thế giới đã biết đến tấm hình Wang Weilin ngăn chận đoàn xe tank, chúng ta có nhiệm vụ phải làm cho cả thế giới biết đến tấm hình linh mục Lý bị công an còng tay bịt miệng tại tòa án. Đó là tấm hình nói lên tất cả ý nghĩa của cuộc đấu tranh, mạnh hơn cả vạn quyển sách. Hãy có những billboards tại các thủ phủ của các tiểu bang và những nơi đông người Việt cư ngụ, hãy có các postals lớn nhỏ trên các mặt báo chí quốc tế, và hãy có hàng vạn post cards của tấm hình linh mục Lý bị còng tay bịt miệng tại tòa gởi cho chính quyền địa phương, tiểu bang, và liên bang. Hãy biến sức mạnh của tấm hình này thành sức mạnh chung của cuộc đấu tranh, đừng đặt vấn đề linh mục Lý nơi đây nữa, mà hãy đặt thành quả chung của cuộc đấu tranh làm mục tiêu./.
Houston ngày 23/4/07
Unicode:
Wang Dan (Vương Đan 26/2/1969 -?) là sinh viên năm thứ nhất ở Đại Học Bắc Kinh. Sau biến cố này, ông bị bắt giam, bị kết án 2 lần, 1 lần năm 1989 và 1 lần năm 1995, vì tội danh âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản. Ông là khuôn mặt nổi nhất trong biến cố Thiên An Môn. Ông bị lưu đày khổ sai ở trại giam tử thần Liaoning. Cả thế giới làm áp lực, năm 1998, Bắc Kinh chấp thuận cho ông Wang Dan qua Hoa Kỳ "để chữa bệnh." Năm 2001, ông Wang Dan tốt nghiệp Cử Nhân Lịch Sử Đông Phương ở Harvard University. Ông đang đệ trình luận án tiến sĩ ở đại học này. Ông được UCLA mời làm giảng sư danh dự. Hiện nay ông là Chủ Tịch của Chinese Constitutional Reform Association.
Chai Ling (15/4/1966 -?) sinh ở tỉnh Sơn Đông. Năm 1987, cô có bằng Cử Nhân Tâm Lý ở Đại Học Bắc Kinh. Cô đang theo đuổi lên cao học thì diễn ra biến cố Thiên An Môn. Cô là một trong những người lãnh đạo của biến cố này. Tuy nhiên, cô bị chỉ trích vì đã kêu gọi sinh viên dàn hàng đối đầu với binh lính, không được lùi bước, nhưng khi binh lính bắn chết các sinh viên, cô bỏ chạy. Cô trốn thoát được qua Pháp sinh sống, sau đó qua Hoa Kỳ. Hiện nay cô là một trong những người hoạt động cho tự do dân chủ của Trung Hoa.
Wang Juntao (Vương Cẩm Đào 1962) là một đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc đã sát cánh với Wang Dan trong biến cố Thiên An Môn. Năm 1976, mới 14 tuổi, ông tham gia biểu tình chống Tứ Nhân Bang mà kẻ đứng đầu là Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông (Tứ Nhân Bang gồm có: Jiang Qing, Yao Wenyuan, Zhang Chungqiao, và Wang Hongwen). Năm 1979-1981, đang khi học môn Vật Lý Học ở Đại Học Bắc Kinh, ông tham gia Phong Trào Bức Tường Dân Chủ, nơi mà các sinh viên viết những khẩu hiệu đòi dân chủ và những tấm hình chế diễu Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping). Ông và nhiều sinh viên đã tiểu vào một cái bình nhỏ (tiểu bình) và ném cái bình đó vào bức tường ám chi? Đặng Tiểu Bình khai thúi đáng phải quăng cho vỡ đi. Tuy nhiên, để tạo thế lực đấu tranh, ông tham gia vô Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Ông là đồng sáng lập viên Viện Nghiên Cứu Xã Hội và Kinh Tế Bắc Kinh, một viện nghiên cứu tư đầu tiên cách bán chính thức tại Trung Quốc. Ông là người yểm trợ cho Wang Dan phát động cao trào biểu tình ở Thiên An Môn. Sau biến cố này, ông trốn và họ bắt được ông vào cuối tháng 10 năm 1989. Tháng 2 năm 1991, họ kêu án ông 13 năm tù về tội âm mưu lật đổ nhà nước cộng sản. Dưới áp lực của quốc tế, năm 1994, Trung Quốc cho ông sang Hoa Kỳ để chữa bệnh. Ông tốt nghiệp Tiến Sĩ ở Columbia University và hiện nay ông sát cánh với Wang Dan trong công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của người Trung Hoa.
Zhao Changqing (Triệu Trường Thanh 4/1969 -?) sinh ra ở một làng nhỏ tại tỉnh Sơn Tây. Năm 1987, ông từng viết thư cho Quốc Hội yêu cầu thay đổi mở rộng dân chủ. Năm 1988, ông lên học Đại Học Bắc Kinh, học về ngành giáo dục. Sau biến cố Thiên An Môn, ông bị ở tù tại trại giam Xincheng của Bắc Kinh hơn nửa năm. Sau đó, họ đuổi ông về Sơn Tây. Năm 1992, ông tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Dục ở Đại Học Sơn Tây và sau đó hành nghề thày giáo. Ông viết những bài bình luận đòi hỏi tự do dân chủ, ngày 25/3/1998, ông bị bắt. Ngày 6/9/1998 ông bị tòa kết án 3 năm tù. Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tranh đấu. Ngày 10/7/2003 ông bị tòa kết án lần nữa, lần này 5 năm tù. Trong tù, ông có nhiều thái độ phản kháng. Tháng 12 năm 2005, ông không chịu chào "quốc kỳ" cộng sản, thế là họ biệt giam ông 40 ngày. Ra khỏi biệt giam, ông giúp đỡ các thành viên Pháp Luân Công, ngày 18/2/2006, ông bị đưa vào biệt giam lần nữa, 90 ngày. Hiện nay ông vẫn ở trong tù và các cơ quan nhân quyền của quốc tế rất quan tâm về tính mạng của ông.
Wuer Kaixi (1968 -?) Sinh ra và lớn lên ở Uyghur. Ông là một sinh viên xuất sắc, được điểm cao. Trong biến cố Thiên An Môn, ông là người phát động chiến dịch tuyệt thực, và ông lên truyền hình quốc gia chế diễu Thủ Tướng Lý Bằng. Chính ông đã cứu nhiều sinh viên bằng cách điều đình với các sĩ quan quân đội, mua thời gian cho các sinh viên bỏ trốn. Ông cũng bỏ trốn, lúc đầu sang Pháp, sau đó qua Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Cử Nhân ở Harvard Unviversity. Ông qua Đài Loan sinh sống, vận động thống nhất Trung Quốc trong một chế độ dân chủ. Ông lập gia đình và hiện nay là một nhà bình luận thời cuộc cho Đài Truyền Hình Quốc Gia của Đài Loan.
Hu Yaobang (20/11/1915 - 15/4/1989) là Tổng Bí Thư ĐCSTQ từ năm 1980 tới năm 1987. Ông tham gia Đảng Cộng Sản từ thập niên 1930s, được sự tin yêu của Zhou Enlai. Ông sống sót qua Giai Đoạn Nhảy Vọt 1958-1960 và Cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-1969. Sau đó, ông hỗ trợ cho Zhou Enlai và Deng Xiaoping chống lại Tứ Nhân Bang. Năm 1976, Zhou Enlai và Mao Tzetung qua đời, Deng Xiaoping từ từ nắm lại quyền lực, loại bo? Hua Guofeng (Hoa Quốc Phong). Deng Xiaoping nắm giữ chức vu. Chủ Tịch Ủy Ban Quân Ủy Trung Ương, quân đội do ông điều động và đó là thực quyền. Hu Yaobang giữ chức Tổng Bí Thư và Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương) nắm chức Thủ Tướng. Năm 1978, Deng Xiaoping chủ xướng Bốn Phương Diện Cải Cách (Four Modernizations): Nông Nghiệp, Kỹ Nghệ, Khoa Học, và Quốc Phòng. Sau biến cố Phong Trào Bức Tường Dân Chủ 1979-1981, Hu Yaobang muốn cải cách tận gốc rễ đó là cải cách chính trị, chấp nhận đối lập, trả quyền tự quyết cho dân Tây Tạng. Năm 1986, ông diễn thuyết cho sinh viên ở Đại Học Bắc Kinh nói về Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí. Ông được sinh viên mến mộ. Kích động bởi diễn văn của ông, tháng Giêng năm 1987, vài chục ngàn sinh viên tràn xuống đường đòi tự do ngôn luận. Sinh viên bị đàn áp. Deng Xiaoping cách chức Tổng Bí Thư của Hu Yaobang và đưa Zhao Ziyang lên thay thế ở cương vị này. Hu Yaobang buồn bã, sinh bệnh và ngày 15/4/1989, ông qua đời vì cơn nhồi tim. Nghe tin này, sinh viên đến đặt vòng hoa tưởng niệm ông ở Tượng Đài Những Anh Hùng Của Nhân Dân trong Quãng Trường Thiên An Môn, từ đó tạo nên biến cố chấn động cả thế giới. Xác của Hu Yaobang được thiêu và đem về chôn ở Gongqing (Trùng Khánh). Ngày 20/11/2005, ĐCSTQ chính thức phục hồi danh dự cho Hu Yaobang, họ long trọng mừng 90 năm sinh nhật của ông.
Zhao Ziyang (17/10/1919 - 17/1/2005) sinh ra trong một gia đình phú nông ở tỉnh Hoa Nam. Năm 1932, ông tham gia Đoàn Thiếu Niên Cộng Sản. Ông từng hoạt động bí mật chống đối Nhật từ năm 1937-1945. Thân phụ của ông là một địa chủ nên đã bi. Đảng thủ tiêu cuối năm 1948. Ông lập gia đình với bà Liang Boqi, có 1 gái và 4 trai. Sau khi Đảng Cộng Sản kiểm soát được lục địa, ông được thuyên chuyển về Quảng Đông và ông rất thành công tại nơi này do những đề nghị cải cách nông nghiệp của ông. Năm 1962, ông hủy bỏ hệ thống Hợp Tác Xã ở Quảng Đông, chấp thuận trả lại đất cho nông dân tự canh tác. Năm 1965, ông làm Bí Thư Tỉnh Quảng Đông. Vì ông là người từng ủng hô. Chủ Tịch Nhà Nước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) và là người có tư tưởng cấp tiến nên trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa, ông đã bị thanh trừng. Năm 1967, ông bị cách chức Bí Thư Tỉnh Quảng Đông, bị đội mũ ô nhục đi khắp đường phố Quảng Tây để cho dân chúng nhổ nước bọt và ném cà chua trứng thối. Họ gọi ông là "vết ô nhục còn sót lại của bọn tham tàn địa chủ." Ông bị buộc đi lao động khổ sai bốn năm trời trong một xưởng kỹ nghệ, và năm 1971, ông bị đày đi Nội Mông. Năm 1972, nhờ sự giúp đỡ của Zhou Enlai, ông được trở về Quảng Đông và năm 1973, ông được phục chức, được vào Ban Chấp Hành Trung Ương. Ông được đưa đi Tứ Xuyên và năm 1975 ông làm Bí Thư Thứ Nhất của tỉnh này. Ông giúp Đặng Tiểu Bình triệt hạ được Tứ Nhân Bang nên được tín nhiệm. Năm 1979, ông được cất nhắc vào Bộ Chính Trị và năm 1982 ông là Uủy Viên Thường Trực. Ông được cử vào chức vu. Thủ Tướng và vào năm 1987, Deng Xiaoping cách chức Tổng Bí Thư của Hu Yaobang, Zhao Ziyang lên thay thế. Chính ông khuyến khích sinh viên đến đặt vòng hoa cho Hu Yaobang để từ đó tạo nên biến cố Thiên An Môn. Sau biến cố Thiên An Môn, ông bị cách chức và bị giam lỏng cho tới ngày qua đời 17/1/2005. ĐCSTQ không cử hành tang lễ cho ông đúng cung cách của một lãnh tụ, họ hỏa thiêu xác ông, không cho chôn ở Babaoshang nơi dành riêng cho các cán bộ cao cấp. Nhưng cuối năm 2005, ĐCSTQ phục hồi danh dự cho Hu Yaobang và Zhao Ziyang.
Li Peng (10/1928 -?) là Thủ Tướng từ năm 1987 - 1998, người được mệnh danh là đồ tể của Thiên An Môn. Ông là con của nhà văn Li Shuoxun, một trong những đảng viên Cộng Sản đầu tiên. Năm ông lên ba, thân phụ của ông bi. Quốc Dân Đảng sát hại. Zhou Enlai nhận Li Peng làm con nuôi. Năm 1941, ông học ở Trường Khoa Học tại Diên An. Năm 1945, ông gia nhập Đảng Cộng Sản. Năm 1948, ông được đi du học ở Moscow. Trở về nước, năm 1979, Li Peng được cử làm Thứ Trưởng Năng Lực và năm 1981 là Bộ Trưởng của bộ này. Năm 1982, ông được vào Trung Ương. Năm 1985, ông vào Bộ Chính Trị, và năm 1987, ông vào Ban Thường Vụ của Bộ Chính Trị và nắm giữ chức Thủ Tướng. Sau biến cố Thiên An Môn, ông tiếp tục giữ chức vụ này tới năm 1998, ông chuyển qua giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội đến năm 2002 thì về hưu. Ông nâng đỡ đàn em Luo Gan (Lưu Cán) vào trong Ban Thường Vụ của Bộ Chính Trị.
Qiao Shi (12/1924 -?) là đồ tể trong hậu trường của Thiên An Môn. Ông sinh ra ở Jiang Zhitong tỉnh Thượng Hải, và có bà con xa với Chiang Kai-Shek (Tưởng Giới Thạch). Khi còn là sinh viên trung học, ông đã tham gia biểu tình chống lại chính phủ của Chiang Kai-Shek. Tháng 8 năm 1940, ông tham gia Đảng Cộng Sản. Ông lập gia đình với bà Yu Wen và có bốn con, hai trai và hai gái. Năm 1949, sau khi ĐCSTQ kiểm soát lục địa, ông được đặc cử coi Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Từ năm 1954 đến 1962, ông làm trong Công Ty Thép An Sơn. Năm 1963, ông về làm trong Bộ Quốc Tế Vận của Trung Ương ĐCSTQ. Cách Mạng Văn Hóa bùng nổ ra, ông bị thanh trừng vì họ cho rằng ông là bà con của Chiang Kai-Shek. Tên của ông cũng là Thạch trùng hợp với Thạch của ho. Tưởng. Cuộc Cách Mạng Văn Hóa qua đi, Qiao Shi được trả tự do và trở về làm việc trong Bộ Quốc Tế Vận, và năm 1982, ông được cử làm lãnh đạo của bộ này. Năm 1985, Qiao Shi được cử làm Ủy Viên An Ninh Trung Ương của Đảng. Năm 1986, ông làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội. Với cương vi. Ủy Viên An Ninh của Đảng, năm 1989, ông về phe với Lý Bằng triệu hồi Lộ Quân ở Ngoại Mông về đàn áp sinh viên đang biểu tình ở Thiên An Môn. Vì Lý Bằng ở mặt nổi nên người ta không quy tội nhiều cho Qiao Shi trong vụ thảm sát này. Sau biến cố Thiên An Môn, ông nhanh chóng trở thành một khuôn mặt sáng giá trong chính trường của Trung Quốc. Năm 1993 - 1998, ông là Chủ Tịch Ban Thường Vụ của Quốc Hội Trung Quốc, là nhân vật quyền lực đứng hàng thứ ba ở nước này. Ông tranh chấp quyền lực với Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) nhưng không đủ sức và năm 1998, lấy lý do đã 74 tuổi, ông xin về hưu.
dc2006
HoangDuyHung
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire