Áp Lực Chính Trị và Giải Tỏa Áp Lực Chính Trị
2007.06.04
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Hôm nay, ông Lê Văn Bàng, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam sẽ có mặt ở thủ đô Washington, dẫn đầu đoàn tiền trạm sang Mỹ với mục đích sửa soạn cho chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, và quan trọng hơn nữa, cho buổi gặp gỡ tại Nhà Trắng giữa ông Triết với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush.
Bấm vào đây để cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Hôm 29-5-2007, Tổng Thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney đã gặp 4 đại diện của những tổ chức tranh đấu, vận động cho dân chủ Việt Nam là các ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản; ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ Tịch Ðảng Việt Tân, ông Ðỗ Thành Công, thành viên Ban Lãnh Ðạo Ðảng Dân Chủ Nhân Dân; và ông Lê Minh Nguyên, Trưởng Ban Ðiều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc. AFP PHOTO/Mandel NGAN > Xem hình lớn hơn">>> Xem hình lớn hơn
Ðoàn tiền trạm của Việt Nam đến Hoa Kỳ trong lúc áp lực chính trị đang đè nặng trên mối quan hệ giữa hai bên. Trong những tháng qua, nhiều vụ bắt bớ, kết án những người bất đồng chính kiến đã xảy ra ở Việt Nam, dẫn đến việc đầu tuần này, Tổng Thống Bush và những quan chức cao cấp nhất của Nhà Trắng đón 4 nhà tranh đấu cho dân chủ, tự do Việt Nam ngay ở Phòng Bầu Dục, là nơi Tổng Thống Mỹ làm việc.
Phản ứng của Việt Nam coi chuyện “Tổng Thống Mỹ gặp công dân Mỹ” là chuyện rất bình thường và vẫn đề cao mối quan hệ chiến lược mà hai bên đang theo đuổi, nhưng cho đến bây giờ, các giới chức Hoa Kỳ vẫn chưa nói rõ là liệu cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ có thành hình hay không.
Áp Lực Chính Trị Và Giải Tỏa Áp Lực Chính Trị là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi đưa ra thảo luận với vị khách mời tuần này. Khách là Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, hiện đang giảng dạy môn chính trị học và bang giao quốc tế ở Viện Ðại Học George Mason, bang Virginia. Như thường lệ, cuộc thảo luận do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: Cám ơn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hung đã dành thì giờ nói chuyện với chúng tôi. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là Giáo Sư đánh giá thế nào về buổi gặp gỡ giữa Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush và 4 nhà tranh đấu cho dân chủ, tự do Việt Nam?
Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy đó là buổi họp có tyinh cách quan trọng, không những quan trọng về hình thức, còn quan trọng về mặt thực chất nữa. Khác với những buổi họp khác mà Tổng Thống Hoa Kỳ hay Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia gặp gỡ với Cộng Ðồng Việt Nam, lần này, tôi thấy có 3 điểm quan trọng.
Thứ nhất, thành phần tham dự. Thành phần tham dự của phía hành pháp rất hùng hậu, ngoài Tổng Thống George W. Bush ra còn có Phó Tổng Thống Dick Cheney, là vị Phó Tổng Thống có nhiều quyền hành nhất trong lịch sử của nước Mỹ, có ông Stephen Hadley, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, ông Joshua Bolton là Chánh Văn Phòng Tổng Thống, người lo vấn đề ảnh hưởng của chính sách đối ngoại đối với chính trị nội bộ, và có cả ông Tony Snow là phát ngôn viên của Nhà Trắng. Ðó là về phía chính quyền.
Tầm quan trọng này mang ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa là trước áp lực nội bộ, chính Tổng Thống Bush phải có phản ứng, và thứ hai đưa ra một tín hiệu cho Việt Nam thấy. Về phái áp lực nội bộ, chúng ta thấy có rất nhiều.
Nguyễn Mạnh Hùng
Về phía Việt Nam thì trước đây, chính phủ Mỹ chỉ hỏi, gặp gỡ với phái cộng đồng thôi, lần này họ tiếp xúc với những người làm chính trị, làm chính trị với Việt Nam, tức những người hoạt động, ủng hộ dân chủ, nhân quyền Việt Nam, trong đó có hai đảng nhận là có hoạt động ngay trong Việt Nam. Ðiểm thứ ba là họp ngay trong Phòng Bầu Dục là chỗ làm việc của Tổng Thống Bush. Ba điểm này cho thấy tầm quan trọng của buổi gặp gỡ.
Tầm quan trọng
Tầm quan trọng này mang ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa là trước áp lực nội bộ, chính Tổng Thống Bush phải có phản ứng, và thứ hai đưa ra một t ínhiệu cho Việt Nam thấy. Về phái áp lực nội bộ, chúng ta thấy có rất nhiều.
Những người xưa nay thường lên tiếng ủng hộ Việt Nam như ông McCain, Kennedy cũng đã lên tiếng chống đối những vụ vi phạm nhân quyền, tạo nên cú “sốc” trong chính trị của nước Mỹ. Thứ hai thấy “Vietnam Caucus” được thành lập năm 2004 trước khi ông Khải sang đây, để ủng hộ phát triển bang giao Việt- Mỹ thì chính ông Chủ Tịch cũng từ chức để phản đối.
Ông ta bảo ông muốn giúp phát triển, nhưng trước các hành động của Việt Nam như thế thì ông ta không thể làm được nữa. Nghĩa là chúng ta thấy về phía Quốc Hội Hoa Kỳ, áp lực rất mạnh. Ngay trong đảng Cộng Hòa của ông Bush cũng có dư luận chống đối. Ngoài ông McCain, còn có ông Frank Wolf, một vị dân biểu nhiều thế lực ở vùng Virginia đã nhiều lần đắc cử nhiều nhiệm kỳ liền.
Gần đây, chúng ta thấy ông Frank Wolf rất quan trọng khi ông lên tiếng chống lại chính sách đối với Iraq, khiến cho Tổng Thống Bush phải sửa đổi một phần chính sách của mình. Ông Frank Wolf lên tiếng chỉ trích chuyện Việt Nam, và còn khuyến cáo Tổng Thống không nên tiếp đón đoàn Việt Nam.
Ngoài áp lực mạnh đến từ Quốc Hội, lại còn có một bối cảnh khác. Ông Bush bây giờ đang phải đối đầu với chuyện đã xảy ra với ông Bill Clinton khi lên làm Tổng Thống hồi 1992, tức là làm sao cân bằng được quyền lợi chiến lược, kinh tế với vấn đề nhân quyền.
Ông Bush bây giờ cũng thế. Ông Bush còn bị nặng hơn vì năm 1989 sau khi biến cố Thiên An Môn xảy ra, ông Bush bố ra lệnh chế tài, hạn chế liên hệ ngoại giao, quốc phòng với Trung Quốc, nhưng đồng thời là cử ông Cố Vấn An Ninh Brent Scrowcoft thực hiện chuyến đi bí mật sang Bắc Kinh, để nói với giới lãnh đạo Hoa Lục là quan hệ chiến lược vẫn tiếp tục.
Vì thế trong cuộc tranh luận tranh cử với ông Clinton, ông Clintion đã chỉ trích ông Bush bố là không bênh vực nhân quyền, là chơi với bọn đồ tể Thiên An Môn.
Nên nhớ là đã có một, hai bài báo chỉ trích là hồi 11 năm 2006 khi ông Bush đến Việt Nam dự Thượng Ðỉnh APEC, cũng có những vụ đàn áp nhưng ông Bush không nói gì cả vì không muốn làm mất lòng chủ nhà. Thành ra họ chỉ trích ông Bush là chính vì ông hành động như vậy nên vô tình hay cố ý, ông là tác giả của một loạt khủng bố sau này. Ðã đến lúc ông Bush phải trả lời vấn đề đó.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Bush bố đã bị chỉ trích như vậy, thì ông Bush con không muốn bị chỉ trích như thế, đặc biệt là sau khi thắng cử hồi năm 2004, ông đã huyên hoang tuyên bố là nếu các bạn tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, nước Mỹ sẽ đứng sau các bạn. Do đó, ông Bush phải viết lá thư cho Anh Ðỗ Nam Hải để giải tỏa bớt áp lực nội bộ, vì nếu ông Bush có tiếp ông Triết thì ông Bush cũng muốn cho nội bộ nước Mỹ thấy việc ông đã làm.
Nhưng điểm thứ hai là ông Bush muốn nói với Việt Nam rằng các anh phải biết nhân quyền là vấn đề rất quan trọng với nước tôi, trước hết đó là “agenda” của tôi, thứ hai đó là mục tiêu của nước tôi và thứ ba là tôi bị áp lực quá, các anh phải làm cái gì cho tôi.
Nên nhớ là đã có một, hai bài báo chỉ trích là hồi 11 năm 2006 khi ông Bush đến Việt Nam dự Thượng Ðỉnh APEC, cũng có những vụ đàn áp nhưng ông Bush không nói gì cả vì không muốn làm mất lòng chủ nhà. Thành ra họ chỉ trích ông Bush là chính vì ông hành động như vậy nên vô tình hay cố ý, ông là tác giả của một loạt khủng bố sau này. Ðã đến lúc ông Bush phải trả lời vấn đề đó.
Một điểm khác nữa mà chúng ta thấy là khi hai vị nguyên thủ quốc gia họp với nhau, thường thường người ta chuẩn bị rất kỹ để cả hai ông đều có thể tuyên bố đạt được chi ếnthgắn ngoại giao. Bây giờ ông Triết khi sang đây có thể nói là đạt được chiến thắng ngoại giao vì dù mình có làm gì đi chăng nữa thì vẫn được Mỹ tiếp, nhưng còn ông Bush thì sao?
Ông Bush có chiến thắng ngoại giao gì? Từ bây giờ đến lúc đó, ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết của Việt Nam có thể cho ông Bush cái gì, để ông Bush giải thích với nhân dân Mỹ là ông cũng có chiến thắng ngoại giao chứ không phải hoàn toàn là người bị phía Việt Nam áp lực.
Về phía Việt Nam
Nguyễn Khanh: Khi nói đến áp lực chính trị, chúng tôi có cảm tưởng là ông Bush đã giải tỏa được phần nào áp lực chính trị nội bộ, còn phía Việt Nam thì sao, thưa Giáo Sư?
Nguyễn Mạnh Hùng: Về phái Việt Nam, tôi nghĩ rằng Việt Nam đi vào một giai đoạn ngoại giao quan trọng lắm. Dù rằng trước đây Việt Nam đã ra một nghị quyết nói là ngoại giao đa phương, đa diện, để không phải hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc nữa, để đi với Tây Phương, cân bằng với nhau.
Nhưng bây giờ phải áp dụng. Bây giờ Việt Nam có lãnh đạo mới, có chính sách mới, và là lúc phải chơi con bài mà ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là ra biển lớn thì phải đánh bài lớn, mà muôn đánh bài lớn thì phải xét rõ xem quyền lợi của mình ở đâu, mình làm được những gì, đối tác của mình là những ai và làm sao mình có thể thân thiện với họ. Chúng ta cũng thấy là Việt Nam cần hai chuyện.
Thú thật tôi không muốn ở trong vai trò của ông Bàng. Trách nhiệm rất khó khăn, vai trò rất tế nhị. Một bên là Hoa Kỳ, họ đòi hỏi phải có hành động tương xứng, ít nhất là hai ba chuyện như chuyện ông Nguyễn Vũ Bình, ông Bush đã nói, Bà Ngoại Trưởng Rice cũng đã nói, Việt Nam không có hành động cụ thể gì cả.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Muốn đánh bài lớn thì phải có bài mà đánh, tức là phải có nội lực. Ðây là điều Việt Nam nói đi nói lại nhiều lắm, và tôi thấy nội lực của Việt Nam có hai loại. Thứ nhất là ở trong nước phải đoàn kết với nhau, ít nhất phải đoàn kết với nhau về những mục tiêu ngoại giao; điểm thứ hai là phải tạo được đoàn kết trong ngoài, nếu được cộng đồng hải ngoại giúp đỡ như trường hợp của Do Thái thì rất lợi, lúc đo mới có thể đánh ván bài lớn được.
Diểm thứ hai là vấn đề cơ chế. Nhưng chuyện đã xảy ra cho chúng ta thấy trường hợp ông Phạm Gia Khiêm sang đây ai cũng thấy rằng có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, chưa định rõ mục tiêu muốn đạt được là gì. Nếu đã định rõ mục tiêu là để chính phủ Hoa Kỳ đón tiếp thì chuyện ông Pham Gia Khiêm đã xảy ra khác rồi.
Nếu muốn ông Bush đón tiếp ông Triết thì sự chuẩn bị từ phái Việt Nam đã khác hẳn rồi. Thành ra tôi có cảm tưởng vẫn chưa có sự nhất trí về hướng đi cụ thể mới của Việt Nam. Ðiểm thứ hai tôi thấy là nếu có được hướng đi thì cũng phải có cơ chế để áp dụng.
Việt Nam tôi không thấy có cơ chế để phối hợp giữa Bộ ngoại giao, bộ quốc phòng, quân đội và công an. Nếu không có cơ chế thì Việt Nam sẽ tiếp tục chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược, và nếu Việt Nam đã bơi ra biển lớn, đánh bài lớn, thì phải có đủ chuẩn bị để đánh bài đó.
Vai trò của Thứ Trưởng Lê Văn Bàng
Nguyễn Khanh: Ngày mai, ông Thứ Trưởng Lê Văn Bàng sang đây. Thưa Giáo Sư, trách nhiệm, vai trò của ông Bàng như thế nào?
Nguyễn Mạnh Hùng: Thú thật tôi không muốn ở trong vai trò của ông Bàng. Trách nhiệm rất khó khăn, vai trò rất tế nhị. Một bên là Hoa Kỳ, họ đòi hỏi phải có hành động tương xứng, ít nhất là hai ba chuyện như chuyện ông Nguyễn Vũ Bình, ông Bush đã nói, Bà Ngoại Trưởng Rice cũng đã nói, Việt Nam không có hành động cụ thể gì cả.
Rồi đến chuyện ông Lê Quốc Quân, chúng ta thấy cả hai phái Ddảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đã lên tiếng, Việt Nam cũng chưa làm gì cả. Hai chuyện đó dù bây giờ có làm thì cũng đã muộn. Tôi không biết ông Bàng có quyền làm những gì, trước khi đi ông có được bên nhà cho biết có thể “offer” cho ông Bush những gì để hai bên đều đạt được kết quả lớn, để hai bên đều đạt được thắng lợi.
Tôi không biết ông Bàng có quyền làm được điều đó không, hay ông Bàng chỉ sang đây chỉ để thăm dò để về trình lại. Người ta đưa ông Bàng sang cốt để tạo cho bằng được chuyến đi Mỹ của ông Triết, nhưng muốn đạt được thì sẽ có nhiều chuyện xảy ra lắm, bởi vì chúng ta nhớ là có thể sẽ hoãn lại. Phải chuẩn bị cho thật kỹ, vì Hội Nghị Thượng Ðỉnh mà thất bại thì thà không có còn hơn.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giao Sư Nguyễn Mạnh Hùng.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tổng thống Bush và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng vào cuối tháng này
Dân biểu Canada kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền và quyền tự do ngôn luận
Việt Nam dọn đường cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết
Cảm nhận của dư luận người Việt về sự kiện Tổng thống Bush gặp gỡ các nhà tranh đấu cho Dân chủ Nhân quyền VN
Nội dung cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Bush với các nhà vận động Dân chủ Việt Nam
Tổng thống Bush gặp gỡ đại diện các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam
Việt Nam chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Vì sao có tin chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết bị đình hoãn ?
Dân biểu Earl Blumenauer từ chức chủ tịch nhóm dân cử quan tâm tới Việt Nam
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire