1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 29 mars 2007

Xử khiếm diện Linh mục Nguyễn Văn Lý?

Xử khiếm diện Linh mục Nguyễn Văn Lý?

DCVOnline

Sẽ xét xử khiếm diện Linh mục Nguyễn Văn Lý vì lý do sức khoẻ?

http://www.danchimviet.com/php/images/032007/Wolf.jpg
Frank Wolf: ...the ambassador ought to be fired
Nguồn: acswebcontent.acs.org
--------------------------------------------------------------------------------

NEW JERSEY – HUẾ: Trước việc Hà Nội đang gia tăng đàn áp, bắt giam và truy tố những người bất đồng chính kiến, chính giới Hoa Kỳ đã và đang lên tiếng đặt vấn đề nhân quyền với nhà nước Việt Nam. Tuần qua Ngoại trưởng Condoleezza Rice cho biết chính phủ Mỹ đang áp lực Việt Nam phải trả lời về những cáo buộc vi phạm nhân quyền. Mới đây bà Rice cũng đã nói với Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, “chắc chắn nhân quyền là điểm quan trọng trong chương trình của chúng tôi (chính phủ Mỹ – DCV) và chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hồ sơ này.”

Theo tin AP ngày 27/3/2007, một đại biểu quốc hội có ảnh hưởng trong đảng Cộng Hoà, Frank Wolf (R-Virginia), đã lên tiếng phàn nàn, “Tại sao Đại Sứ của chúng ta không lên tiếng” trước việc Hà Nội truy tố và sắp xét xử linh mục Nguyễn Văn Lý. Dân biểu Wolf nói, “Tôi nghĩ chúng ta cần giải nhiệm ông Đại sứ này”.
Tuy nhiên, Tom Casey, phụ tá phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Mỹ không đồng ý với phê bình Đại sứ Marine đã lùi bước, không tranh đấu cho nhân quyền; Ông Casey nói, “Hẳn là chúng ta muốn thấy có tiến bộ hơn nữa. Các hồ sơ tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo là việc hàng ngày của Đại sứ quán Mỹ” ở Hà Nội.

Để bạn đọc có thêm thông tin về phản ứng trong nước, Đàn Chim Việt (ĐCV) đã liên lạc với Linh mục Phan Văn Lợi (PVL). Qua cuộc thảo luận trên mạng internet, Linh mục Phan Văn Lợi đã cho Đàn Chim Việt biết về những thông tin mới nhất của Linh mục Nguyễn Văn Lý và các cộng sự viên trước ngày được đưa ra xét xử, dự định là ngày 30/3 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên (Huế).

Ông cũng mạnh dạn đưa ra một số dự đoán về phản ứng của dân chúng, nhất là giáo dân Thiên Chúa Giáo ở một số giáo xứ trong và ngoài thành phố Huế đối với phiên tòa này...


ĐCV: Chào Linh mục Phan Văn Lợi, xin ông vui lòng cho Đàn Chim Việt được biết về tình hình của Linh mục Nguyễn Văn Lý hiện nay?

http://www.danchimviet.com/php/images/032007/phanvanloi.jpg
Lm Phan Văn Lợi
Nguồn: .fva.org
--------------------------------------------------------------------------------

PVL: Vể thể chất, Linh mục Lý vẫn luôn khỏe mạnh, dù trong thời gian gần đây, Linh mục đã có tuyệt thực lại (từ hôm 15/3, sau khi nghe đọc Bản cáo trạng). Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe cho ngày ra tòa (30/3) thì từ hôm 25/3, linh mục có dùng lại một ít thức ăn nhẹ.

Về tinh thần, Linh mục Nguyễn Văn Lý luôn kiên cường, can đảm và quyết biến phiên tòa thành một cuộc biểu tình, một màn đấu tranh đòi tự do ngôn luận, một phản đòn tấn công lại chế độ Cộng sản gian trá bạo tàn và phiên tòa phi pháp quái đản của chế độ.

ĐCV: Tức là Linh mục Lý đã thôi tuyệt thực?

NVL: Thôi tuyệt thực theo nghĩa là chỉ ăn đồ ăn nhẹ như sữa, trứng và trái cây, không dùng cơm cá thịt đến no bụng như bình thường.

ĐCV: Thế còn những công việc chuẩn bị khác cho ngày ra tòa của Linh mục Lý thì thế nào, thưa Linh mục?

PVL: Hôm qua (27/3), một bác sĩ của công an, khoảng 36 tuổi, đã đến Bến Củi, nói là để khám sức khỏe cho Linh mục Lý. Viên bác sĩ này nói rằng “có lẽ tòa phải xử Linh mục khiếm diện vì sức khỏe không bảo đảm”. (Trên thế giới có lối xử khiếm diện nào như vậy không?).

Nghe thế, Linh mục Lý khẳng định: “Tôi vẫn đủ sức khỏe để ra tòa, điều này 240 giáo dân Bến Củi lẫn 10 công an viên canh gác tôi đều thấy. Nhưng chắc là vì cộng sản các anh sợ tôi ra tòa trong y phục linh mục và sẽ biến phiên tòa thành cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, thành thử các anh đã xảo trá kiếm cớ, không cho tôi hiện diện. Tôi đã tiên liệu trò gian này nên đã công bố với quốc tế đầy đủ lập trường của tôi!”

Thành thử không chắc linh mục Lý sẽ xuất hiện trước tòa.

Trên thế giới, người ta chỉ xử khiếm diện khi bị can trốn biệt thôi. Còn nếu bị can đau yếu thì bắt buộc phải chờ.

Về phần bốn cộng sự viên của cha Lý, thì thân nhân của họ cho tới giờ phút này chưa nhận được giấy mời tham dự. Riêng họ thì mấy hôm này bị công an gọi đến đồn hăm dọa, buộc họ phải "thành khẩn nhận tội" kẻo lãnh những bản án nặng nề.

ĐCV: Bốn cộng sự viên mà Linh mục vừa nhắc đến là những ai?

PVL: Bốn cộng sự viên đó là anh Nguyễn Phong, trưởng ban đại diện thành lập đảng Thăng Tiến Việt Nam và đồng thành lập Liên đảng Lạc Hồng, anh Nguyễn Bình Thành, chuyên viên kỹ thuật của đảng Thăng Tiến Việt Nam, cô Hoàng Thị Anh Đào, thư ký đảng và cô Lê Thị Lệ Hằng, thành viên Khối 8406

ĐCV: Linh mục có biết gì về những sự chuẩn bị của bốn người này cho phiên tòa 30/3 tới đây không, trong đó có cả những chuẩn bị về mặt tinh thần, nếu có?

PVL: Theo tôi được biết, bốn người này đang trong tâm trạng bình tĩnh. Nhờ sự động viên của thân nhân bằng hữu xa gần, nhất là thấy tấm gương của linh mục Lý (mà họ biết được nhờ liên lạc hay qua các bản tin về vị Linh mục này trên mạng) họ sẵn sàng đương đầu với tòa án Cộng sản.

Trong thời gian bị thẩm vấn, họ đã phải nói hoặc viết nhiều điều bất lợi cho công cuộc đấu tranh vì bị Công an dùng nhiều thủ đoạn gian trá, bạo tàn để uy hiếp tinh thần.

Họ đã không hề tâm phục khẩu phục, không hề hành động vì ý thức và tự do. Nên chúng tôi hy vọng họ sẽ có thái độ đúng đắn và can đảm trước tòa, là cơ hội duy nhất cho họ thẳng thắn trình bày nhận định và lập trường đích thực của mình

ĐCV: Vậy Linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn người cộng sự có chuẩn bị luật sư để bào chữa cho mình trước tòa không?

PVL: Theo tôi được biết thì cả năm người đã không chuẩn bị luật sư để bào chữa cho mình vì nhiều lý do.

Một là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không bao giờ cho các bị can dạng “chính trị” được tiếp xúc ngay từ đầu và lâu dài với luật sư. Luật sư chỉ được gặp các bị can sau khi công an đã làm xong bản Kết luận điều tra và viện Kiểm sát đã hoàn thành bản Cáo trạng. Nghĩa là hai bên chỉ được tiếp xúc với nhau vào lúc sắp xử tòa, thành thử luật sư khó có điều kiện nắm vững vụ việc.

Thứ hai, các luật sư trong chế độ Cộng sản hầu hết đều là người của nhà nước, ra tòa ít khi bênh vực bị can thật tình (nhất là trong các vụ án chính trị) mà chỉ xin xỏ với quan tòa khoan hồng giảm nhẹ thôi, thành thử vai trò của luật sư trở thành vô nghĩa.

Ba là các luật sư thật sự đấu tranh cho nhân quyền ví dụ luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư - cũng là mục sư - Nguyễn Hồng Quang (1) thì thường gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bị cản trở trong việc bào chữa cho các bị can thuộc các vụ án chính trị.

Chính vì những lẽ đó, cộng thêm ý hướng phản bác toàn bộ ý nghĩa của vụ án (phiên tòa phi pháp, tội danh bị đặt, quan tòa công cụ), mà linh mục Lý và bốn cộng sự viên đã không muốn có luật sư bào chữa

ĐCV: Theo Linh mục thì Linh mục Lý đã tuyên bố “Tôi đã tiên liệu trò gian này nên đã công bố với quốc tế đầy đủ lập trường của tôi!” Xin ông cho biết cụ thể Linh mục Lý đã làm gì để công bố với quốc tế về lập trường của mình?

PVL: Tức là linh mục Lý đã nhờ thân hữu phóng lên mạng những lời mà Linh mục định công bố trước tòa. Một phần những lời này đã được ghi trong Kháng thư số 13 của Khối 8406 và Bản tin ngày 22/3 về linh mục Lý. Phần còn lại sẽ được công bố trong thời gian tới, trước ngày xử án 30/3

ĐCV: Về phía chức sắc của Giáo hội Thiên chúa giáo các cấp trong nước, theo những quan sát của Linh mục thì họ nghĩ gì về phiên tòa này và những lần tuyệt thực của Linh mục Lý kể từ hôm mồng Một tết đến nay?

PVL: Theo như tôi nhận thấy, cho tới giờ phút này, chưa có một lời tuyên bố hay bản văn nào của các chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công Giáo Việt Nam về vụ việc Linh mục Lý nói chung và về phiên tòa nói riêng, đặc biệt là của bề trên trực tiếp của linh mục Lý, tức Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể.

Tổng Giám mục Thể đã hai lần thăm linh mục Lý, một tại Nhà Chung vào ngày 22/2 và mới đây tại Bến Củi. Nhưng trong cả hai lần, Tổng Giám mục chỉ hỏi thăm sức khỏe của Linh mục Lý thôi, khuyên Linh mục đừng tuyệt thực, chứ không bày tỏ thái độ trước việc nhà cầm quyền Cộng sản lục soát phòng, tịch thu tài sản rồi quản chế Linh mục tại Bến Củi cũng như trước việc Linh mục đang làm là dấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do dân chủ.

ĐCV: Thưa Linh mục, ông suy nghĩ thế nào về hai lần tuyệt thực sau cùng này của Linh mục Nguyễn Văn Lý?

PVL: Hai lần tuyệt thực sau cùng của Linh mục Lý, theo tôi hiểu, là nhằm phản đối việc đàn áp tôn giáo và dân chủ (cuộc tuyệt thực từ ngày 18/2 đến 5/3) và phản đối Bản cáo trạng phi pháp của Cộng sản (cuộc tuyệt thực từ 15/3 đến 25/3).

Đối với những con người ở trong tay bạo quyền, thì sức mạnh của họ không phải là vũ khí nhưng là việc hy sinh bản thân, mà thông thường là tuyệt thực dài hạn (một vài tôn giáo khác ngoài Kitô giáo còn chủ trương tự thiêu).

Đây là hành vi vừa phản kháng sự gian tà ác độc của kẻ bạo quyền, vừa đánh thức lương tâm họ, vừa gây ý thức cho công luận quần chúng.

ĐCV: Tức là có thể hiểu Linh mục ủng hộ việc tuyệt thực này của Linh mục Nguyễn Văn Lý?

PVL: Vâng, tôi hoàn toàn ủng hộ việc tuyệt thực này. Bản thân tôi và rất nhiều người trên thế giới cũng hiệp thông với Linh mục Lý qua việc tuyệt thực đồng thời, nhưng ngắn ngày hơn.

ĐCV: Trở lại với phiên xét sử sắp tới đây, Linh mục có biết nhân dân trong vùng nói chung và các giáo dân nói riêng sẽ có những chương trình hành động nào trong phiên tòa xử Linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn người cộng sự tới đây không?

PVL: Chúng tôi được biết rất nhiều giáo dân tại các giáo xứ trong thành phố Huế như Phủ Cam, Trường An, Mẹ Hằng Cứu Giúp, Gia Hội, Nguyệt Biều và một vài giáo xứ xa như An Truyền (giáo xứ cũ của Lm Lý), An Bằng (giáo xứ của linh mục Nguyễn Hữu Giải) sẽ đến tòa án tỉnh ở số 15A đường Tôn Đức Thắng.

Một vài linh mục cho biết cũng sẽ có mặt.

Có thể tất cả họ chỉ hiện diện mà không làm gì hơn, nhưng ít nhất đó là cách bày tỏ sự ủng hộ tuy thầm lặng nhưng mạnh mẽ đối với Linh mục Lý và các cộng sự viên. Có nhiều người sẽ mặc áo trắng (áo trắng dân chủ) để bày tỏ rõ rệt hơn thái độ của mình.

Nếu Cộng sản đủ can đảm và liêm sỉ mà để cho dân chúng vào được trong tòa án thì các giáo dân ấy sẽ đồng lòng ủng hộ các phát biểu mà Linh mục Lý đã cho biết là sẽ rất thẳng thắn và mạnh mẽ.

Tuy thế, với bản chất độc tài, luôn sợ hãi công luận, không bao giờ chấp nhận cho dân chúng bày tỏ sự phản kháng, dù là cách ôn hòa, nên có thể công an sẽ phong tỏa các con đường dẫn đến tòa án, không cho dân chúng đến gần. Họ đã làm điều này một lần ngày 19/10/2001 cũng tại cùng địa điểm để ngăn chận giáo dân An Truyền (lúc đó khoảng 150 người) đến theo dõi phiên tòa quái đản xử vị chủ chăn của họ.

ĐCV: Còn những người không theo Thiên Chúa Giáo nhưng sống trong vùng, theo Linh mục thì họ có quan tâm gì đến vụ xét xử này không?

PVL: Theo tôi được biết thì họ cũng quan tâm. Một số vì bị nhà nước đầu độc qua nền thông tin một chiều nên đã hiểu lầm về vụ việc. Nhưng một số khác, nhờ có theo dõi báo đài hải ngoại và quốc tế, như RFA, RFI, BBC, VOA, Chân Trời Mới, Quê Hương nên đã quan tâm theo nghĩa tích cực, tức là thấy nhà cầm quyền đang đàn áp dân chủ cách thô bạo qua một phiên tòa mà họ biết là phi pháp, lố lăng, không giống ai trên thế giới.

ĐCV: Theo Linh mục thì liệu có thể sẽ dẫn đến một cuộc biểu tình vào ngày 30/3 này của những người muốn đến tham dự phiên tòa để ủng hộ Linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn cộng sự hay không?

PVL: Linh mục Lý đã dự định biến phiên tòa thành cuộc biểu tình, nếu dân chúng đông đảo được vào tham dự phiên tòa. Nhưng chắc là việc này khó thành, vì đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Cộng sản sẽ không muốn Linh mục Lý có mặt, lấy cớ Linh mục không bảo đảm sức khỏe (dù Linh mục khẳng định sức khỏe mình vẫn bình thường). Đây xin mở ra một dấu ngoặc: trên thế giới, người ta chỉ xứ khiếm diện khi bị can trốn biệt chứ không bao giờ vì bị can đang đau yếu.

Ngoài ra, thân nhân các bị can cho chúng tôi biết là cho tới lúc này (ngày 28/3 tại Việt Nam) họ vẫn chưa nhận được giấy mời tham dự phiên tòa như họ có quyền tham dự.

Nếu đã như thế thì quần chúng càng ít hy vọng được vào tòa hơn. Kinh nghiệm trước đây cho thấy: các phiên tòa xử án những nhà dân chủ thường là kín đáo, bí mật (mặc dù trước đó Cộng sản hô hoán là sẽ công khai) vì Cộng sản luôn sợ sự thật, sợ lẽ phải, sợ tiếng nói bất khuất của các nhà đấu tranh và sợ sự ủng hộ của quần chúng vốn luôn sôi sục uất hận và chỉ chờ cơ hội bùng nổ.

ĐCV: Tuy nhiên, những người ủng hộ các bị can cũng có thể xuống đường, gặp nhau và cũng có thể biến thành một cuộc biểu tình?

PVL: Trong chế độ CS độc tài, đầy dẫy công an cảnh sát, thì việc xuống đường biểu tình của quần chúng là điều khó thực hiện, ngoại trừ đã có một lực lượng đấu tranh đông đảo đã xuất hiện và đã hoạt động lâu dài mạnh mẽ giữa quần chúng, như Công đoàn Đoàn kết bên Ba Lan vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90.

Hiện nay, lực lượng các nhà dân chủ còn mỏng, dân chúng chưa hẳn đã hoàn toàn bớt sợ hãi, các nhà đấu tranh hầu như chưa nắm vững kỹ thuật biểu tình (y như mô tả của Giáo sư Gene Sharp trong cuốn “Từ độc tài đến dân chủ”), rồi đại đa số các lãnh đạo tinh thần (tức các chức sắc tôn giáo, những người có uy lực trong tay và quần chúng sau lưng) chưa nhập cuộc vào giòng đấu tranh của quần chúng (vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan), nên mong chờ một cuộc biểu tình rầm rộ của quần chúng là điều khó thành tựu.

ĐCV: Một câu cuối cùng, thưa Linh mục, ông có thể thử dự đoán và đưa ra một con số về số người có thể kéo đến Tòa án ngày 30/3 tới đây?

PVL: Thì có thể đến vài trăm, nhưng chắc không thể hơn một ngàn.

ĐCV: Xin cảm ơn Linh mục Phan Văn Lợi đã dành cho Đàn Chim Việt cuộc phỏng vấn này.


© DCVOnline
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3166

Aucun commentaire: