Vụ án cha Lý là vụ án xét xử những người vô tội
2007.03.27
Luật sư Trần Thanh Hiệp – Nguyễn An, đài RFA
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Bản cáo trạng ngày 15-03-2007 truy tố ra trước Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Linh mục Nguyễn Văn Lý và 4 đồng phạm.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/03/13/NguyenVanLy150.jpg
Hình chụp Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 5-3-2007 (lúc Linh mục tạm ngưng tuyệt thực. Photo courtesy FNA
Trong cuộc trao đổi sau đây với biên tập viên Nguyễn An của Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris đã nhận định rằng vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý là vụ án xét xử những người vô tội. Xin được nhắc lại rằng quan điểm của Luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Nguyễn An: Được biết Luật sư ở miền Nam trước đây đã biện hộ trước tòa án trong nhiều vụ án xét xử những nhân vật đối lập chính trị. Ông nhận định thế nào về bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế truy tố để nay mai đem ra xét xử trước Tòa Linh mục Nguyễn Văn Lý, các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, cô Hoàng Thị Anh Đào và bà Lê Thị Lệ Hằng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Thưa ông Nguyễn An, cách người luật sư nhìn tội phạm luôn luôn trái ngược với cách nhìn của cơ quan công tố. Trong vụ án Nguyễn Văn Lý tôi đọc bản kết luận điều tra của cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân cùng tỉnh. Tôi cho rằng Linh mục Nguyễn Văn Lý và 4 người đồng phạm mà ông Nguyễn An vừa nêu tên không phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” như họ bị truy tố.
Nguyễn An: Xin phép được hỏi luật sư rằng, liệu kết luận vô tội này của Luật sư có hơi vội không? Nhất là Luật sư lại chưa tham khảo được hồ sơ nội vụ nữa.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nguyên tắc cơ bản của luật hình là không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Tệ hại hơn nữa là một thành kiến khác theo đó có phạm tội thì mới bị truy tố và có tội thì phải truy tố. Như vậy là người bị khởi tố đương nhiên có tội. Người luật sư không thể tự giam mình vào trong những loại thành kiến này.
Điều làm cho tôi rất kinh ngạc khi nghiên cứu bản kết luận điều tra trong vụ án Nguyễn Văn Lý là, dưới mắt cơ quan điều tra công an thì Linh mục Lý và 4 đồng phạm đã có tội ngay khi họ bị khởi tố.
Nguyên tắc cơ bản của luật hình là không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Tệ hại hơn nữa là một thành kiến khác theo đó có phạm tội thì mới bị truy tố và có tội thì phải truy tố. Như vậy là người bị khởi tố đương nhiên có tội. Người luật sư không thể tự giam mình vào trong những loại thành kiến này.
Luật sư Trần Thanh Hiệp
Nếu tôi là người bào chữa trong vụ án Nguyễn Văn Lý thì tôi không thể không khẳng định ngay rằng nếu chỉ căn cứ trên những gì đã được hài ra trong bản cáo trạng thì họ vô tội, cả Linh mục Lý lẫn 4 nhân vật cùng với linh mục tranh đấu cho dân chủ.
Vô tội
Nguyễn An: Hình như Luật sư có vẻ đã khẳng định một cách dễ dàng. Giá mà luật sư có thể trích dẫn bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế mà khẳng định thì vấn đề sẽ có thể sáng tỏ hơn chăng?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Bản cáo trạng mà ông Nguyễn An nêu ở trên, theo tôi đã sao chép bản Kết luận điều tra của công an để truy tố Linh mục Lý và bốn nhân vật tranh đấu dân chủ tội phạm “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” dự liệu và trừng trị bởi điều 88 của bộ luật Hình sự của chế độ. Linh mục Lý được coi là người cầm đầu chủ mưu. Còn 4 đồng phạm khác chỉ đóng vai trò giúp phương tiện để cho cái gọi là những hành vi phạm pháp của linh mục thành tựu.
Vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết của trường hợp 4 đồng phạm của linh mục. Tôi chỉ muốn đi thẳng vào trường hợp của riêng linh mục Nguyễn Văn Lý để nêu lên nghi vấn hỏi xem linh mục Lý có phạm tôi ông đã bị quy kết không? Theo tôi câu trả lời dứt khoát phải là không và tôi đã dựa vào hai tài liệu buộc tội của cơ quan có thẩm quyền tư pháp của Nhà nước mà khẳng định như thế.
Nguyễn An: Như thế nghĩa là…
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Ta cần xem các cơ quan này đã dựa vào đâu để bắt giam rồi khởi tố rồi truy tố Linh mục Lý? Tôi nói bắt giam trong khi có người muốn nói chỉ di chuyển linh mục tới nơi quản chế mới là Bến Củi thôi.
Nhưng đúng là đã bắt và giam. Công an đã tự quyền dùng nhà chung ở Bến Củi làm nhà tù vì đã biến hình phạt bổ sung quản chế linh mục thành chế độ tạm giam với canh gác nghiêm ngặt còn hơn ở nhà tù nữa. Phải hỏi rằng các cơ quan này có tội chứng nào để kết tội linh mục không? Câu trả lời của tôi là không.
Dĩ nhiên trong đầu những người cầm quyền, thì linh mục Lý phạm tội vì đã không theo họ, nhưng đã áp dụng pháp luật thì phải theo pháp luật. Trách cứ linh mục Lý chống Nhà nước CHXHCNVN, vậy là chống Nhà nước nào?
Bản đồ giáo xứ Bến Cũi cách thành phố Huế chừng 20 cây số. Photo coutersy FNA.> Xem hình lớn hơn">>> Xem hình lớn hơn
Là nhà nước theo chính Hiến pháp của chế độ “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước công bằng dân chủ, văn minh” chứ không phải chỉ là xã hội chủ nghĩa mơ hồ chưa ai biết rõ ở đâu.
Bản cáo trạng
Nguyễn An: Để cho vấn đề sáng tỏ hơn, tôi xin phép đựơc đọc lại nguyên văn bản kết luận điều tra của công an về trường hợp của cha Lý:
“nhiều hoạt động thu thập, soạn thảo, in ấn, tàng trữ, tán phát nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam như: xuyên tạc tự do tôn giáo hiện nay tại Việt Nam, xuyên tạc chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền kêu gọi người khác tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội năm 2007 của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; trực tiếp trả lời phỏng vấn các đài phản động nước ngoài với nội dung xuyên tạc, nói xấu Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Có thể thấy rằng Bản cáo trạng đã dựa vào bản kết luận điều tra của công an để nại ra một số hành vi sau đây mà văn bản này coi là phạm pháp, để rồi đưa ra một loạt khẳng định xuông rằng linh mục Lý đã phạm tội chống Nhà nước.
Khẳng định mà không trưng ra được bằng cớ là xuyên tạc và nói xấu như thế nào, không chứng minh được rằng linh mục đã xuyên tạc, đã phỉ báng ra sao để cho sự thật ấy bị bóp méo và như bản cáo trạng khẳng định “đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị - xã hội ở địa phương và phương hại đến an ninh quốc gia”.
Có những sự việc cụ thể nào để nói rằng ổn định chính trị-xã hội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, an ninh quốc gia đã bị phương hại? Bản cáo trạng đã im lặng trước những câu hỏi này.
Như vậy, đứng về mặt luật học mà đánh giá thì bản cáo trạng của Viện Kiểm sát chỉ là môt tài liệu tuyên truyền cho ý thức hệ riêng của Đảng cầm quyền không phải là bản liệt kê tội chứng bằng sự kiện minh bạch có khả năng cấu thành tội phạm chống Nhà nước mà các đối tượng bị truy tố.
Vì thế theo tôi bản cáo trạng đã tự bác bỏ để cảnh giác mọi người rằng dân chủ ôn hòa ở trong nước đã và đang bị đàn áp một cách thô bạo bằng pháp luật và công an của chế độ.
Có thể thấy rằng Bản cáo trạng đã dựa vào bản kết luận điều tra của công an để nại ra một số hành vi sau đây mà văn bản này coi là phạm pháp, để rồi đưa ra một loạt khẳng định xuông rằng linh mục Lý đã phạm tội chống Nhà nước.
Luật sư Trần Thanh Hiệp
Phi chính thống
Nguyễn An: Có phải đó là điều mà Luật sư gọi là bắt giam bừa bãi? Ngoài ra cũng không thế chối cãi rằng linh mục Lý đã có rất nhiều hành động mà pháp luật hiện hành không cho phép. Luật sư nghĩ sao?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đó là vấn đề chính thống của chế độ nên không thể giải quyết bằng thứ pháp luật đã không còn giá trị chính thống nữa vì dân chúng đã không tự nguyện tuân phục pháp luật như trước.
Pháp luật này đã trở thành phi chính thống, khiến cho Nhà nước phải dùng đến thủ đoạn khủng bố bắt thân nhân làm con tin và làm sức ép mà chống lại cuộc vận động dân chủ hóa của dân chúng, như vụ Đỗ Nam Hải vừa qua đã cho thấy.
Nguyễn An: Vậy tóm lại, quan điểm của luật sư là gì?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tất cả người bị bản cáo trạng cáo buộc có tội rõ ràng là vô tội, nhưng họ đã lỡ bị truy tố rồi thì họ phải được xét xử công khai trước tòa án, theo tiêu chuẩn dân chủ của luật quốc tế về nhân quyền, với sự bào chữa tự do của luật sư độc lập và sự quan sát của quan viên của các tổ chức quốc tế về nhân quyền.
Trong khi chờ đợi, tôi cho rằng Hà Nội phải trả tự do ngay cho tất cả những người tranh đấu dân chủ đã bị bắt bừa bãi.
Nguyễn An:Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.
Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và luật sư Trần Thanh Hiệp về vụ án linh mục Nguyễn Văn Lý. Luật sư Hiệp là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, và theo ông, về luật học, linh mục Lý vô tội.
Xin đựơc nhắc rằng quan điểm của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Gia đình Luật sư Công Nhân bị đe doạ sẽ có hậu quả… nếu trả lời đài RFA
Vợ Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết tình hình hiện nay của anh
Thông tin mới nhất về trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân đang bị bắt giữ
Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ trước những trù dập và sách nhiễu của công an Việt Nam
Ông Nông Đức Mạnh: không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội
Ngoại trưởng Mỹ đã nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Bộ trưởng ngoại giao VN
Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Chính Kết về Lệnh truy nã đối với ông
Phỏng vấn GS Nguyễn Thanh Trang về Bản lên tiếng chung ủng hộ các nhà dân chủ VN
Việt Nam sẽ đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý ra xét xử vào ngày 30 tháng 3
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire