1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 19 mars 2007

Bàn về mặt pháp lý của việc giam tạm đối lập dân chủ ở Việt Nam

Bàn về mặt pháp lý của việc giam tạm đối lập dân chủ ở Việt Nam
2007.03.19
Luật sư Trần Thanh Hiệp – Nguyễn An, RFA

Trong buổi phát thanh ngày vừa qua, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris có nêu lên tính cách bừa bãi của việc nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý đến một giáo xứ không phải là nơi cư trú của ông để tiếp tục quản chế ông cũng như đã tạm giam trong 4 tháng luật sư Nguễn Văn Đài và luật sư Lê Thị CôngNhân.

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Luật sư Nguễn Văn Đài và luật sư Lê Thị CôngNhân. RFA File Photo
Hôm nay tiếp tục đàm dạo với BTV Nguyễn An của Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Hiệp sẽ nói rõ thêm về quan điểm kể trên của ông. Xin đựơc nhắc rằng quan điểm của Luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Thiếu chính xác về căn bản pháp lý

Nguyễn An: Trong buổi phát thanh trước, Luật sư có nói sẽ đưa ra những nhận định của Luật sư về mặt pháp lý các biện pháp mà nhà cầm quyền Hà Nội đã thi hành để bắt và tạm giam Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Tôi đề nghị buổi trao đổi hôm nay sẽ dành riêng cho đề tài này?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Vâng, hôm trước tôi có nói là việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt và tạm giam Linh mục Lý, hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là những biện pháp đàn áp bừa bãi, mặc dầu chúng đã có những hình thức gọi là hợp pháp. Nhận định này của tôi không phải là những lời phê bình hồ đồ mà là sự phán đoán có cơ sở pháp lý nghiêm túc. Tôi xin khai triển sự nhận định của tôi thành hai điểm.
Nguyễn An: Xin được nghe về điểm một ?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Trước hết, tôi không biết là cố ý hay vô tình, nhiều cơ quan truyền thông ở trong cũng như ở ngoài nước đã loan tin thiếu chính xác về căn bản pháp lý của việc bắt tạm giam hai nhân vật đối lập tôi nêu tên ở trên.

Trong cách loan tin này đã có một sự sai lầm về bộ luật được áp dụng để tạm giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Phần lớn báo chí đều nói rằng hai luật sư này đã bị tạm giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”, tội phạm dự liệu và trừng phạt do điều 88 Bộ luật Hình sự ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 01-07-2000.
Luật sư Trần Thanh Hiệp

Trong cách loan tin này đã có một sự sai lầm về bộ luật được áp dụng để tạm giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Phần lớn báo chí đều nói rằng hai luật sư này đã bị tạm giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”, tội phạm dự liệu và trừng phạt do điều 88 Bộ luật Hình sự ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 01-07-2000.

Sự thật, cơ quan công an điều tra đã áp dụng, cũng điều 88, nhưng lại là của Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26-11-2003 được công bố ngày 10-12 cùng năm.

Bộ luật Tố tụng và Bộ luật Hình sự

Nguyễn An: Xin Luật sư cho biết tại sao lại cần phải dùng Bộ luật Tố tụng để bắt giam trong khi Bộ luật Hình sự cũng đã dự liệu hình phạt tù từ ba năm đến 12 năm?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đó chính là chỗ khuất tất của nhà cầm quyền Hà Nội. Họ muốn gây ấn tượng rằng hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN nên cơ quan công an điều tra đã bắt giam ba nhân vật này và như vậy là hợp tình hợp lý.

Theo tôi, nhà cầm quyền Hà Nội đã chỉ có quyền tạm giữ để truy cứu, nghĩa là tìm hiểu đầy đủ các cứ liệu và tình tiết của vụ việc họ tình nghi và cáo buộc thay vì bắt rồi nói là tạm giam nhưng kỳ thực là tống giam như đã phạm tội. Tôi cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã mượn cớ tội phạm dự liệu trong Bộ luật Hình sự để cho công an được quyền xâm phạm tự do, an ninh nhân thân của người dân.

Ở những nước dân chủ tự do thì cơ quan điều tra không được bắt và nhất là giam, dù chỉ là tạm giam nếu có tự thú hay tính quả tang. Nhưng công an của Hà Nội lại có quyền tự xác định mức độ nghiêm trọng của cái họ gọi là tội phạm để giam ngay tới bốn tháng và, chiếu điều 120 của Bộ luật Tố tụng hình sự, có thể gia hạn ba lần tức là tổng cộng tới tới 16 tháng.

Một sự lạm quyền như vậy phải gọi là bừa bãi. Ngoài ra trong dòng chính của dân chủ thế giới mà chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hội nhập, các tội danh phá hoại đoàn kết công an điều tra buộc cho cha Lý và tuyên truyền chống Nhà nước trách cứ hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân không thể coi là những tội phạm hình sự.
Một sự lạm quyền như vậy phải gọi là bừa bãi. Ngoài ra trong dòng chính của dân chủ thế giới mà chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hội nhập, các tội danh phá hoại đoàn kết công an điều tra buộc cho cha Lý và tuyên truyền chống Nhà nước trách cứ hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân không thể coi là những tội phạm hình sự.
Luật sư Trần Thanh Hiệp

Nguyễn An: Một khi có tội danh được ghi vào Bộ luật hình sự thì là có tội phạm. Làm sao có thể nói là không có tội nếu đã có tội danh?
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Theo nguyên tắc thì đúng là như vậy nhưng chỉ đúng về hình thức mà thôi. Còn phải kể tới nội dung của tội danh nữa. Thí dụ tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” dự liệu nơi điều 87 của Bộ luật hình sự xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Nếu phân tích cho thật khách quan, thì điều 87 này không phải để trừng phạt tội phá hoại đoàn kết mà chỉ để trừng phạt những hành động không tuân theo “chính sách đoàn kết” do Đảng cộng sản đặt ra. Trong thực chất chính sách này không thể là một chính sách doàn kết vì đã đấu tranh giai cấp thì làm gì có đoàn kết mà phá.

Cho nên nếu xét theo luật của Đảng cầm quyền thì cha Lý có thể bị coi như phạm tội nhưng xét theo dân chủ thì cha Lý không có tội. Mặt khác, nếu phê bình chế độ mà là một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù tới hai mươi năm thì như ở nước Mỹ này nhà cầm quyền Hoa Thịnh Đốn phải bỏ tù thật nặng tất cả những ai đã làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống chính quyền của Tổng thống G W Bush, điều có thể nói là ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Cũng vậy, tại Pháp hàng trăm giáo sư đại học luật khoa, chính khách đã đưa ra dưới nhiều hình thức đề nghị xóa bỏ nền Đệ ngũ để thành lập nền Đệ lục Cộng hòa. Nhưng có ai bị buộc tội là chống Nhà nước đương cầm quyền đâu.

Do đó mà tôi đã nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng điều 88 của Bộ luật hình sự, để lấy cớ áp dụng điều 88 của Bộ luật tố tụng mà bắt và giam bừa bãi Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, những trí thức trẻ tuổi yêu dân chủ và vô tội. Hà Nội đã cố ý làm tội hai luật sư này một cách quá lộ liễu.

Tờ báo Nhân Dân của Nhà nước đã buộc Luật sư Nguyễn Văn Đài là “chống phá Nhà nước” trong khi chính luật hình sự của chế độ chỉ nói “chống Nhà nước” mà thôi. Chống không thể hiểu là chống phá được.

Bất chấp luật hình sự

Nguyễn An: Trong điểm hai, luật sư sẽ đề cập tới điều gi?
Qua vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, công an điều tra đã tự cho mình quyền khẳng định rằng hai luật gia này đã phạm tội và thay vì giam giữ trong một thời gian rất ngắn để cấp trên định đoạt, công an điều tra đã được luật tố tụng cho phép dùng danh nghĩa “khởi tố” để bắt giam ngay không cần đợi truy tố.

Luật sư Trần Thanh Hiệp
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi muốn nêu lên trước dư luận đặc tính của Bộ luật tố tụng hình sự của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. Ở các nước dân chủ văn minh, luật tố tụng là để cho việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và nhân quyền được đích thực tôn trọng, tự do của người dân được bảo đảm.

Vì vậy mà ở Mỹ chẳng hạn, khi áp dụng luật lệ về thủ tục để xét xử các tội phạm, các cơ quan có chức năng phải nghiêm ngặt tuân theo nguyên tắc due proccess of law không được phép lạm dụng bừa bãi pháp luật. Luật tố tụng hình sự của Hà Nội trái lại là luật để bắt người bất chấp luật hình sự.

Nếu muốn buộc ai về tội gi thì trước hết phải truy cứu trong sự tôn trọng quyền bào chữa của bị can, để nếu có đủ bằng chứng thì phải truy tố để đưa bị cáo ra trước tòa án xét xử xem có đích thực phạm tội hay không.

Qua vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, công an điều tra đã tự cho mình quyền khẳng định rằng hai luật gia này đã phạm tội và thay vì giam giữ trong một thời gian rất ngắn để cấp trên định đoạt, công an điều tra đã được luật tố tụng cho phép dùng danh nghĩa “khởi tố” để bắt giam ngay không cần đợi truy tố.

Tức là truy tố đã được đổi thành khởi tố mà không cần tôn trọng đầy đủ quyền bào chữa của bị can. Quyền bào chữa của các đương sự vì vậy đã không được hành sử đúng mức thậm chí cả đến việc thân nhân muốn thăm nuôi cũng bị giới hạn tồi đa và còn phải theo con đường “xin-cho”.

Nói tóm lại chế độ xã hội chủ nghĩa của Hà Nội, trong đợt đàn áp vừa qua đã xuất nạp vào hồ sơ nhân quyền những bằng chứng mới về chính sách phi nhân quyền phản tiến bộ không thể biện minh được của mình.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Trần Thanh Hiệp.. Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt Nam về Nhân quyền có trụ sở tại Paris về khía cạnh luật học vụ bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

Trong buổi phát thanh tới, Luật sư Hiệp sẽ bình luận về bản phúc trình Nhân quyền 2006 của bộ Ngoại giao Hoa kỳ, mong quý thính giả đón nghe. Cũng xin nói rõ rằng quan điểm của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Theo dòng câu chuyện :
- Cuộc đàn áp nhân quyền hậu APEC tại Việt Nam
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Cuộc đàn áp nhân quyền hậu APEC tại Việt Nam
LM Nguyễn Văn Lý bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”
Báo chí và chính quyền Việt Nam nói gì về chiến dịch bắt giữ những người bất đồng chính kiến?
Ông Lê Trí Tuệ bị một số kẻ “lạ mặt” hành hung trên đường phố
Phỏng vấn vợ Luật sư Lê Quốc Quân về việc ông bị bắt giữ
Ông Scott Flipse: Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện những trách nhiệm đã quy định
Họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ tố cáo Việt Nam đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền
Đại sứ Hoa Kỳ bỏ cuộc gặp thứ trưởng Công an để đi Sóc Trăng tiếp xúc với các sư sãi Cambodia
Human Rights Watch lên án Việt Nam mở chiến dịch đàn áp tệ hại nhất trong hàng chục năm qua
Gửi trang này cho bạn
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: