'Linh mục có quyền nói về chính trị'
Linh mục Nguyễn Văn Lý chuẩn bị phải ra tòa về tội "chống phá nhà nước"
Linh mục Nguyễn Văn Lý, theo dự kiến, sẽ sớm bị đưa ra xét xử với tội danh mà nhà chức trách trước đó nói là “lưu hành các tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2007/02/20070222113840fatherly203.jpg
Từ Nhà thờ Dòng chúa Cứu Thế từ Tp HCM Linh mục Chân Tín từ TP HCM trả lời phỏng vấn của . BBC Việt Ngữ.
Linh mục Chân Tín: Trước đây Cha Lý, sau khi ở tù về, đã bị nhà nước quản chế tại gia. Theo tôi đó là luật rừng, vì quản chế tại gia cũng là hình thức đi tù. Mà trong khi đi tù thì còn phải ra tòa, có lý do, tranh tụng đàng hoàng.
Lần này, thay vì quản chế giống như trước, họ đưa Cha Lý ra tòa. Họ muốn cho mấy năm tù cũng được. Ra tòa cũng chỉ để hợp thức hóa việc kiểm soát không cho Cha Lý đi chỗ này chỗ kia.
BBC: Có ý kiến cho rằng Linh mục Nguyễn Văn Lý đã đi quá xa vào địa hạt chính trị và vì thế mới bị nhà chức trách phản ứng quyết liệt hơn so với nhiều người khác. Cha nghĩ thế nào về quan hệ giữa tôn giáo và chính trị? Những nhân vật tôn giáo có nên làm chính trị không?
Người linh mục phải có tư tưởng, ý kiến về vấn đề chính trị. Hồi tôi bị quản chế ba năm ở Cần Giờ cũng vậy, họ bảo linh mục không được nói chính trị. Đâu có phải. Không làm chính trị theo cái nghĩa là không vào đảng nào. Nhưng nếu linh mục có ý kiến về vấn đề chính trị, thì có quyền và có bổn phận bày tỏ.
Có hai khía cạnh của vấn đề.
Một là có quyền nói về chính trị; hai là cấm gia nhập đảng chính trị, cái đó thì cấm.
BBC:Linh mục Nguyễn Văn Lý bị phía công an cáo buộc đã tham gia sáng lập đảng Thăng Tiến. Ý kiến của Cha thế nào?
Linh mục không vào đảng, nhưng có thể giúp người ta lập đảng. Hai điều ấy khác nhau.
BBC:Vậy Cha nghĩ gì trước luận điểm rằng bây giờ theo đạo dễ lắm, việc mở chùa, đi nhà thờ cũng dễ dàng. Đấy có phải là tự do tôn giáo không?
Nhiều người thấy bây giờ chuyện đi chùa, đi nhà thờ, hành hương đến Thánh thất Cao Đài…rất dễ. Nhưng đó là cái bề ngoài, còn bên trong, nhà nước có để cho Giáo hội tự do hoạt động không, hay là can thiệp vào đó?
Thay đổi nhân sự, đào tạo linh mục, tu sĩ – nhà nước luôn can thiệp vào đó. Một anh sinh viên vào Đại chủng viện chẳng hạn, trước khi vào là phải làm việc với công an, nghe dặn dò, áp lực rất là nặng. Họ luôn kìm kẹp, chen lấn vào công việc nội bộ của Giáo hội.
BBC
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire