1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [tddc] (H) - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 25 mars 2007

Thay luật sư bào chữa cho nhóm Lm. Lý và hai Ls. Nhân & Ðài


Thay luật sư bào chữa cho nhóm Lm. Lý và hai Ls. Nhân & Ðài

THAY LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO NHÓM LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ VÀ HAI LUẬT SƯ : LÊ THỊ CÔNG NHÂN & NGUYỄN VĂN ĐÀI BỊ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRUY TỐ PHẠM TỘI: “ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CHXHCNVN”

1- MỞ BÀI :

Trong bài: “Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về đàn hổ nuôi của dân : Phải khen thưởng chứ sao lại bắt nạt dân” in trên trang 03, báo “Thanh Niên” số 81 ra ngày 22-3-2007, nhằm lên án ý định tịch thu 42 con hổ do dân nuôi tại Bình Dương của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, nhân nói về chuyện tịch thu hổ bất hợp lý của nhà nước, ông Võ Văn Kiệt khái quát: “Quản lý Nhà nước mà viện vào những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân là không có đạo lý”…

Từ năm 1954-1975 ở miền Bắc, và ở cả nước từ 1975-2007, phát triển ý của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, hèn sỹ tôi xin nói thẳng ra rằng : Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn dựa vào những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân…trên mọi mặt của đời sống từ chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, tôn giáo, giáo dục…để xâm phạm tự do, nhân quyền, tước đoạt của nhân dân mọi quyền được ghi trong hiến pháp. Dùng lại chữ của ông Võ Văn Kiệt, thì Nhà nước cộng sản Việt Nam là một nhà nước chuyên môn bắt nạt dân.

Trong hàng triệu vụ bắt nạt nhân dân của nhà nước cộng sản Việt Nam, mới đây nhất là việc trong và sau tết Đinh Hợi vừa qua, nhà nước cộng sản Việt Nam ( NNCSVN) đã bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý và nhóm của ông gồm các vị : Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng ở Huế và sẽ đem xử tại tòa vào ngày 30-3-2007 theo điều 88 : “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam”. Ngay sau đó, luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội cũng đã bị công an bắt tạm giam 4 tháng về tội trạng như trên.

Tình trạng NNCSVN liên tục dựa vào “những điều chưa hợp lý của luật pháp để truy bức dân” như lời ông Võ Văn Kiệt không còn là hiện tượng mà đã thành bản chất của chế độ cai trị cực quyền (độc tài, độc đảng) hiện nay. Giới luật sư đang hành nghề tại Việt Nam đã có nhiều người, nhiều lần than phiền về việc do cơ chế chính trị vừa đá bóng vừa thổi còi : đảng cộng sản lãnh đạo xã hội tuyệt đối : quốc hội ( lập pháp) cũng là đảng, Nhà nước & Chính phủ ( hành pháp ) cũng là đảng, tòa án và viện kiểm sát ( tư pháp) cũng là đảng nên xảy ra tình trạng chính NNCSVN đã ban hành những bộ luật vi hiến ( chống lại hiến pháp) để “truy bức dân” !

Điển hình là luật sư Trần Lâm ở Hải Phòng, luật sư Bùi Kim Thành ( Sài Gòn) đang bị ở tù đã từng lên án ngành tư pháp hiện nay chỉ là tay sai của đảng cộng sản. Luật sư Cù Huy Hà Vũ ( Hà Nội) và luật sư Lê Công Định ( Sài Gòn) trong buổi trả lời đài RFA (Á châu tự do) lúc 21 h ngày 18-3-2007 cùng nêu ra một trở ngại không thể vượt qua của ngành tư pháp Việt Nam là Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ban hành bộ luật hình sự căn bản là vi hiến. Luật sư Lê Công Định trong một lần trả lời đài RFA khác lúc 21 h ngày 13/3/2007 cũng lo lắng vì chuyện chính phủ Việt Nam ban hành nhiều bộ luật vi hiến. Hai vị luật sư này ( LCĐ & CHHV) đề nghị Việt Nam cần phải có cơ quan bảo hiến như tất cả các nước dân chủ văn minh trên thế giới để đảm bảo việc thượng tôn hiến pháp. Cũng luật sư Lê Công Định trong bài “Tranh luận với Thủ tướng ( cử nhân luật)” in trên website BBC ngày 13/2/2007 cũng nói thẳng ra là khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cấm báo chí tư nhân là thủ tướng đã vi hiến. Rằng không thông qua trưng cầu dân ý mà thủ tướng Dũng vẫn dám nói liều rằng dân Việt Nam tuyệt đối ủng hộ lệnh chính phủ cấm báo chí tư nhân, rằng dân ta tuyệt đối tin theo và ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam (!)…

Để viết bài báo này nhằm bào chữa cho nhóm của linh mục Nguyễn Văn Lý sắp bị đưa ra xử tại tòa ở Huế, cũng như bào chữa cho hai luật sư : Lê Thị Công Nhân & Nguyễn Văn Đài bị kết vào tội “tuyên truyền chống NNXHCNVN” theo bộ luật hình sự điều 88, hèn sỹ tôi đã phải để ra đúng một tuần nghiên cứu hiến pháp, luật pháp không chỉ của Việt Nam. Đặc biệt, hèn sỷ tôi đã đọc rất kỹ ba bài phê bình hiến pháp rất công phu, sâu sắc, kín kẽ, hoàn toàn tuân thủ tinh thần của bản hiến pháp năm 1992 của nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo in trên internet : “ Nhà nước Việt Nam liên tục vi phạm hiến pháp”, “Điều 4 trong bản “ Hiến pháp nước CHXHCNVN-1992” phá huỷ nền tảng của chính bản hiến pháp”, “Khối 8406 thực thi “quyền con người về chính trị” theo điều 50 của hiến pháp nước CHXHCNVN-1992” ( http://anonymous.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.doi-thoai.com/tacgia_tranmanhhao.html ) ( http://www.doi-thoai.com/tacgia_tranmanhhao.html )
( Trần Mạnh Hảo - Mục Lục
Khối “8406” Thực Thi “Quyền Con Người Về Chính Trị” Theo Điều 50 Của Hiến Pháp Nước CHXHCNVN - 1992 - 24.08.2006
Điều 4 Trong Bản “Hiến Pháp Nước Chxhcnvn Năm 1992” Phá Huỷ Nền Tảng Của Chính Bản Hiến Pháp - 21.07.2006 )

Trên cơ sở ba bài phê bình hiến pháp của nhà văn Trần Mạnh Hảo, chúng tôi mới viết ra lời bào chữa trước tòa này cho các bị can kể trên.

2- THÂN BÀI :

Hèn sỹ tôi xin trích điều 88 ( hai còng số tám) của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN, có hiệu lực từ năm 1999 ( trang 152,153 cuốn “Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN” do nxb tp.hcm tháng 4/2000) :

[ĐIỀU 88. Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN :
1- Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước CHXHCNVN :
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm]

Điều 88 trong “Bộ luật hình sự của Nhà nước CHXHCNVN” chính là một trong các “luật con”, tuyệt đối không được chống lại, hoặc làm trái, hoặc không phù hợp với 147 điều của bộ “luật mẹ” là bản “ Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Xin trích điều 146 trong bản hiến pháp trên là điều “luật mẹ”, quy định rõ ràng như sau : [Điều 146 : Hiến pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp ]. ( trang 79, Hiến pháp NCHXHCNVN do nxb chính trị quốc gia ấn hành 4-2005)

Trong quá trình bào chữa cho các bị can : nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý và hai luật sư Lê Thị Công Nhân & Nguyễn Văn Đài, bị cơ quan điều tra truy tố phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN” điều 88 luật hình sự, tức là bộ luật con, hèn sỹ tôi căn bản dựa vào “bộ luật mẹ” là bản hiến pháp do điều luật mẹ 146 trên quy định : cấm các văn bản luật và dưới luật làm trái với hiến pháp ( kể cả điều 88 trên của bộ luật hình sự).

Xét theo điều 146 của bản hiến pháp đã dẫn, hèn sỹ tôi cho rằng cơ quan điều tra đã vi hiến khi áp đặt điều 88 lên các bị can trên, trái với điều 69 của hiến pháp quy định các quyền của công dân như sau : [Điều 69 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin,;có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật]

Đã gọi là quyền thì không phải xin. Thí dụ hiến pháp cho công dân quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc thì người dân không phải làm đơn xin chính quyền cho tôi được phép thở ( sống trước hết là thở); làm đơn xin chính quyền cho tôi được phép ăn uống ( sống là phải ăn uống); làm đơn xin chính quyền cho tôi làm việc tính giao với vợ ( sống thì phải mưu cầu hạnh phúc)…Theo điều 69, các công dân trong nhóm lính mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài & Lê Thị Công Nhân…được quyền ra báo, viết báo, được quyền tuyên bố, tuyên ngôn bất cứ điều gì mà hiến pháp không cấm, được quyền lấy bất cứ tài liệu nào trên Internet mà không phải xin phép chính quyền…Điều 69 còn cho phép các công dân trên kia được tự do lập hội đoàn, thành lập phe nhóm, đảng phái (đảng phái tức là phe nhóm tức là hội đoàn, cùng hội cùng thuyền), được biểu tình… Việc anh Nguyễn Phong lập đảng Thăng Tiến là hợp pháp vì điều 69 hiến pháp quy định rành rành. Còn cái đuôi “ theo quy định của pháp luật” trong mỗi điều của hiến pháp đã được điều 146 ghi rõ : trước hết và sau cùng, công dân phải thực hiện đúng 147 điều ghi trong hiến pháp, còn các điều nào ghi trong “bộ luật hình sự của nhà nước CHXHCNVN” là các luật con mà không phù hợp, không giống y như tinh thần luật mẹ quy định trong hiến pháp thì thảy đều vi hiến.

Các công dân Nguyễn Văn Lý ( Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng thị Anh Đào, Lê thị Lệ Hằng) và Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, cũng như hàng chục các công dân “phạm tội” tuyên truyền chống NNCHXHCNVN, hay phạm tội lật đổ chế độ XHCN…tức tội chính trị, bất đồng chính kiến đang trong tù ngục cộng sản …đều được điều 50 của hiến pháp bảo hộ, chống lại sự vi hiến của công an điều tra và của viện kiểm sát, tòa án dùng các điều khoản trái với hiến pháp trong bộ luật hình sự là các luật con, các luật này hầu hết không phù hợp với bộ luật mẹ là 147 điều ghi trong hiến pháp.

Điều 50 của hiến pháp long trọng tuyên bố công dân Việt Nam cũng như các công dân bị tố oan trên đều được hưởng “quyền con người về chính trị” tức là quyền tự do chính trị như sau : [Điều 50 : Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật]

Vậy hèn sĩ Đào Kiên Lương tôi xin hòi cơ quan điều tra công an, hỏi viện kiểm sát, hỏi tòa án sắp xử nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý rằng “ quyền con người về chính trị” là gì nếu không phải là quyền tự do chính trị của công dân ? Vậy, việc làm chính trị như lập đảng Thăng Tiến của nhóm linh mục Lý, hay việc ra báo “tự do ngôn luận” của nhóm linh mục Lý thảy là quyền tự do chính trị được thực thi, đã được hiến pháp cho phép rành rành trong điều 50 trên.
Việc các công dân bị truy tố oan, truy tố sai kia viết báo trên internet về mọi đề tài chính trị như bày tỏ thái độ chính trị, xu hướng chính trị, phẫn nộ chính trị, phản biện chính trị, tố cáo chính trị…đều là “quyền con người về chính trị” mà điều 50 đã ghi rõ ràng như ban ngày, sao quý cơ quan điều tra công an, quý viện kiểm sát, quý toà dám dùng luật con 88 để chống lại điều 50 của hiến pháp mẹ thì theo điều 146 hiến pháp, quý vị đã vi hiến.

Công dân Việt Nam nói chung và các nghi can bị cơ quan pháp luật vi hiến bắt giam và đưa ra tòa trên vì họ dám công khai thực thi quyền dân chủ ghi trong điều 02 của hiến pháp : [ Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quyền thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ]. Điều 02 thực chất là điều quy định nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ. Trong điều 02 này, hiếp pháp NCHXHCNVN -1992 còn lấy nguyên câu định nghĩa một nhà nước dân chủ khác với một nhà nước độc tài ra sao của vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ Abraham Lincoln ( 1809-1865); Ngài A. Lincoln định nghĩa một nhà nước dân chủ là một “ nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

Việc các công dân nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý và hai luật sư : Lê thị Công Nhân & Nguyễn Văn Đài đòi bỏ điều 04 hiến pháp quy định đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước là vi hiến, là chống lại điều 02 quy định nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ. Bởi vì nhà nước độc quyền và nhà nước dân chủ khác nhau như nước với lửa. Những đòi hỏi nhân quyền và tự do dân chủ của các nghi can trên là hợp hiến; các cơ quan pháp luật của NNCHXHCNVN mang điều 88 trong bộ luật hình sự ra truy tố các vị trên là vi hiến, là chống lại điều 02 của hiến pháp.

Các công dân vô tội trong nhóm Nguyễn Văn Lý và hai luật sư : Nguyễn Văn Đài & Lê Thị Công Nhân đấu tranh với nhà nước đảng trị độc tài thực thi quyền tuyệt đối dân chủ, đúng với điều 83 trong hiến pháp ghi : [Điều 83 : Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của NCHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…vv..v…v…]

Thực tế nhà nước cộng sản VN luôn chống lại điều 83 này để biến đảng CS ngồi trên đầu quốc hội. Quốc hội thực tế chỉ là cơ quan cấp hai của đảng cộng sản; quốc hội thực tế chỉ là tay sai của đảng cộng sản, hoàn toàn không đúng với điều 83 hiến pháp. Từ trước đến nay, quốc hội thường có 95% đến 98% đảng viên đảng cộng sản. Trong kỳ bầu cử quốc hội tháng 5-2007, bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam quy định trong quốc hội phải có 90% đảng viên và chỉ có 10% người ngoài đảng. Vậy quốc hội này là quốc hội của đảng chứ không phải quốc hội của dân. Việc nhóm linh mục Lý, và LS Đài, LS L.T.Công Nhân đòi đa nguyên đa đảng để có một quốc hội tuyệt đối của nhân dân, nhân dân có quyền tuyệt đối trong việc lập pháp là điều đúng với hiến pháp; còn quý vị dùng điều 88 trong bộ luật con để truy tố các vị trên là chống lại hiến pháp, chống lại luật mẹ 83 vậy !

3- KẾT LUẬN

Qua sự lập luận và dẫn chứng dựa vào hiến pháp, chúng ta thấy các cơ quan pháp luật của NNCHXHCNVN dùng điều 88 của bộ luật hình sự để truy tố nhóm linh mục Lý, truy tố LS N.V. Đài, LS L.T.Công Nhân phạm tội : “tuyên truyền chống NNCHXHCNVN” là vi phạm các điều : điều 02, điều điều 69, điều 50, điều 146, điều 83 của hiến pháp NCHXHCNVN. Cứ theo những điều trên của hiến pháp, chúng ta có thể kết luận nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý, hai LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân là vô tội.,.

Hà Nội 23-3-2007
Hèn sỹ Đào Kiên Lương
nguon
----------------------------------------------------------------------------------
* Trang đầu : đấu tranh Tự do dân chủ NQ

- BẢN TIN VỀ LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ (29/3/2007)

- Vụ án cha Lý là vụ án xét xử những người vô tội - Ls TTH
- Các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền không phạm tội chống lại nhà nước VN (Hữu Hải) audio
- Quốc hội csVN: đảng cử dân bầu ra sao ?

- DB Mỹ Đòi Lột Chức Đại Sứ Mỹ Vì Không Bênh Vực LM Lý
- http://yahoo.capwiz.com/y/bio/?id=608
- ỦY BAN QUỐC TẾ VẬN CÚU NGUY LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ VÀ CÁC NHÀ TRANH ĐẤU ĐÒI TỰ DO TÔN GIÁO, DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM
- Tà quyền VC sẽ tuyên phạt mức án nặng nề nhất đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý theo luật rừng ?
- EU Nghi Quyet 1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại

* 30/3/2007: Sau khi tìm cách xử khiếm diện Cha NV Lý không được ...
- Xem kết quả xụ án phi pháp của vc đ/v Cha NV Lý và CSDCHB
- Phản ứng của dư luận về phiên toà xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý và bốn người tòng phạm
- Xin LHQ Can Thiệp, Buộc CSVN Thả LM Lý Và Người Liên Quan

-----
Lịch sử tái diễn :
Csvn bổn cũ soạn lại, bản chất gian tà không đổi

----------------------------------------------------------------------------------
- Kêu gọi "giải thể chế độ Cộng Sản Việt Nam ác ôn"
- Lm NV Lý : Lời kêu gọi số 8: Để cứu nguy Tổ Quốc, hỡi đảng Cộng Sản, hãy tự giải thể!
- EU Nghi Quyet 1481-25/1/2006 kết án cncs là tội ác chống nhân loại

- Bản cáo trạng về vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý của công an Thừa Thiên
- Hiến Pháp VN 1992 va Cong Uoc quoc te ve quyen dan su va chinh tri ...
- Hiến pháp và bầu cử - BT
- Quốc hội csVN: đảng cử dân bầu ra sao ?
- Bàn về : “Bản Kết Luận điều tra vụ án LM Nguyễn Văn Lý” của Việt cộng
- “Bản Cáo trạng”nói lên nỗi sợ hãi khi Cao trào Dân...
- LĐ Lạc Hồng Kêu Gọi: Mặc Áo Trắng Tới Tòa Án Huế
----------------------------------------------------------------------------------
Trích HP 1992:
Điều 2

Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Điều 50

ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

Điều 69

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Điều 83

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Điều 146
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp

----------------------------------------------------------------------------------
Trích : (có giá trị cao hơn Hiến pháp)
VN gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 và ký kết tham gia Công Ước năm 1982 nên đã bị ràng buộc và có bổn phận phải tôn trọng các luật quốc tế này

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (10.12.1948)

Điều 18:

Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19:

Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc giạ

Điều 20:

Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.

Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 21:

Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.

Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tư..

Điều 30:

Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

----------------------------------------------------------------------------------
Trích : (có giá trị cao hơn Hiến pháp)

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHỮNG QUYỀN DÂN DỰ VÀ CHÍNH TRỊ (1966)

PHẦN II

Điều 2:

Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được nhìn nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Trong trường hợp những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết sẽ ban hành các đạo luật theo thủ tục luật pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ước để các quyền này có hiệu lực.
Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết:
Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay đòi bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị vi phạm, dầu rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền.
Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được khiếu nại tại các cơ quan tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia, hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án.
Bảo đảm các cơ quan thẩm quyền phải thi hành nghiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đã tuyên

Điều 3: Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành xử những quyền dân sự và chính trị ghi trong Công Ước

Phần III

Điều 18:
Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

Điều 19:
Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Điều 21: Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác

Điều 22:
Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.

Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.

----------------------------------------------------------------------------------

Aucun commentaire: