Nghị Ðịnh 31
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 14 tháng 4 năm 1997
Nghị Ðịnh Của Chính Phủ
Ban Hành Quy Chế Quản Chế Hành Chính Chính Phủ
- Căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992
- Căn cứ pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995
- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ
Nghị Ðịnh :
Ðiều 1- Nay ban hành kèm theo Nghị Ðịnh này "Quy chế quản chế hành chính".
Ðiều 2- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định về quản chế hành chính trước đây đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ thống nhất chỉ đạo và giúp chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị Ðịnh này.
Ðiều 3- Bộ trưởng, Thủ trướng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nghiệm thi hành Nghị định này./.
TM Chính Phủ
Thủ tướng chính phủ
Võ Văn Kiệt
Nơi nhận :
- Thường vụ bộ chính trị
- Thủ tướng, các phó thủ tướng CP
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
- UBND, HÐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
- Văn phòng TƯ và các ban của đảng,
- Văn phòng Quốc Hội,
- Văn phòng chủ tịch nước,
- Tòa án nhân dân tối cao,
- Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao,
- Cơ quan TƯ của các đoàn thể,
- Công báo,
- VPCP BTCN, các PCN, các vụ, cục,
- Lưu NC (5), VI.
Quy Chế Quản Chế Hành Chính
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ðộc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
Quy Chế Quản Chế Hành Chính
(Ban hành kèm theo Nghị Ðịnh số 31/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của chính phủ)
Chương I
Những Quy Ðịnh Chung
Ðiều 1. Quản chế hành chính là biện pháp xử lý hành chính, buộc những người có hành vi phạm pháp luật quy định tại Ðiều 2 quy chế này phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương.
Thời hạn quản chế từ 6 tháng đến 2 năm.
Ðiều 2. Quản chế hành chính được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại chương 1 phần các tội phạm của Bộ Luật Hình Sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không áp dụng quản chế hành chính đối với người dưới 18 tuổi.
Ðiều 3. Quản chế hành chính phải đúng đối tượng, thẩm quyền, thủ tục và trình tự được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và quy chế này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị quản chế hành chính.
Ðiều 4. Quyết định quản chế hành chính được thi hành tại nơi cơ trú của người bị quản chế. Trường hợp xét thấy không thể để người bị quản chế hành chính cư trú ở những nơi quan trọng xung yếu về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc những nơi mà người bị quản chế có điều kiện tiếp tục vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích quốc gia, thì Chủ tịch ủy ban nhân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định quản chế hành chính họ ở nơi khác nhưng trong phạm vi tỉnh, thành phố. Khi chấp hành xong quyết định quản chế người bị quản chế được trở về nơi cư trú cũ của mình.
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) nơi có người bị quản chế hành chính có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống của người bị quản chế.
Chương II
Thủ Tục Xét Duyệt, Quyết Ðịnh Quản Chế Hành Chính Và Giảm Thời Hạn Quản Chế Hành Chính.
Ðiều 5. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập hồ sơ với những người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính, trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Cơ quan công an cấp huyện và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi có người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính cư trú, có trách nhiệm giúp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.
Ðiều 6. Hồ sơ đề nghị quản chế hành chính gồm :
Tóm tắt lý lịch của người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính ;
Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người cần áp dụng biện pháp của quản chế hành ;
Ý kiến của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cần người áp dụng biện pháp quản chế hành chính ;
Ý kiến của Mặt Trận Tổ Quốc cấp huyện ;
Nhận xét của cơ quan công an cấp huyện.
Ðề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
Ðiều 7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan công an cấp huyện chuyển đến, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, đề nghị bằng văn bản và trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ðiều 8. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng tư vấn gồm đại diện lãnh đạo công an cấp tỉnh, sở tư pháp và Mặt Trận Tổ Quốc cấp tỉnh. Ðại diện lãnh đạo cơ quan công an cấp tỉnh là thường trực hội đồng tư vấn.
Ðiều 9. Thường trực hội đồng tư vấn có trách nhiệm tổ chức, chuẩn bị các tài liệu cần thiết, chủ trì cuộc hợp, lập biên bản cuộc hợp của hội đồng và thay mặt hội đồng làm văn bản đề nghị quản chế hành chính trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Ðiều 10. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp và tóm tắt tài liệu về các vi phạm pháp luật của người cần quản chế hành chính, các ý kiến và kết luận của hội đồng tư vấn, thời hạn và nơi thi hành quyết định quản chế.
Trong trường hợp cần thiết, cuộc hợp có thể được hoãn để xác minh, làm rõ thêm hồ sơ của người cần quản chế hành chính.
Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể. Cuộc họp của hội đồng tư vấn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham dự. Cuộc họp phải được lập biên bản ghi rõ ý kiến của các thành viên và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân.
Ðiều 11. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định quản chế hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quản chế hành chính của Hội đồng tư vấn.
Trường hợp người bị quản chế hành chính phải thi hành quyết định ở nơi khác, trước khi ra quyết định quản chế, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thi hành quyết định quản chế, chuẩn bị điều kiện cần thiết để người bị quản chế hành chính thi hành quyết định.
Nội dung quyết định quản chế hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định, họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản chế hành chính, lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn và nơi thi hành quyết định, quyền khiếu nại của người bị quản chế, nơi và thời hạn khiếu nại.
Ðiều 12. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ký quyết định quản chế hành chính, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi quyết định cho người bị quản chế, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân và cơ quan công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người quản chế cư trú và nơi người có thi hành quyết định quản chế.
Ðiều 13. Khi đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế, nếu người bị quản chế hành chính có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công theo quy định sau đây thì có thể được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét giảm thời hạn quản chế, theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có thi hành quyết định quản chế.
Người bị quản chế hành chính có tiếp bộ rõ rệt là người thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và quy chế quản chế hành chính.
Người bị quản chế hành chính được coi là lập công nếu có trong những việc làm như : tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của người khác, giúp đỡ cơ quan công an trong việc điều tra phát hiện tội phạm, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, cứu được tính mạng của người khác trong tình thế hiểm nghèo, cứu được tài sản của nhà nước, tập thể hoặc của công dân khi có bão lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh....
Thời hạn được giảm không quá 1/3 thời hạn phải quản chế hành chính.
Ðiều 14. Cơ quan công an cấp huyện và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người bị quản chế sinh sống có trách nhiệm giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xem xét, làm văn bản trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét giảm thời hạn quản chế cho người bị quản chế hành chính.
Giám đốc công an cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xem xét giảm thời hạn quản chế hành chính, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người bị quản chế thi hành quyết định quản chế.
Chương III
Những Quyết Ðịnh Cụ Thể Ðối Với Người Bị Quản Chế Hành Chính
Ðiều 15. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận quyết định quản chế hành chính, người bị quản chế phải trình diện với ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình thi hành quyết định quản chế. Thời hạn quản chế bắt đầu tính từ ngày người bị quản chế đến trình diện.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo quyết định và nội dung của quy chế quản chế hành chính cho người bị quản chế hành chính biết để thi hành.
Người bị quản chế hành chính không đến trình diện đúng thời hạn mà không có lý chính đáng, thì ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập người bị quản chế đến trụ sở ủy ban nhân dân để lập biên bản và buộc thi hành quyết định.
Ðiều 16. Người bị quản chế hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, Quy chế quản chế hành chính được học tập, lao động, để trở thành người tốt.
Ðiều 17. Trong thời hạn quản chế người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn sinh sống tại xã, phường, thị trấn nơi thi hành quyết định quản chế hành chính và phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương, chỉ được đi lại trong phạm vi nơi người đó bị quản chế. Nếu có lý do chính đáng, người bị quản chế muốn đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải làm đơn xin p hép và tuân theo các quy định sau đây :
Ði trong phạm vi cùng một quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh thi do Chủ tịnh ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép ;
Ði trong phạm vi cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép ;
Ði ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
Trường hợp người bị quản chế hành chính đi ra khỏi nơi thi hành quyết định quản chế cần ở lại nơi đến thì mỗi lần được đi không quá 5 ngày và tổng số ngày đó không vượt quá 1/15 thời hạn quản chế.
Trường hợp người bị quản chế hành chính hàng ngày phải đến một nơi nhất định để học tập, lao động hoặc vì lý do chính đáng khác thì Chủ tịch ủy ban nhân dân có thể xem xét cấp giấy phép theo từng tháng.
Trong giấy phép do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cho người bị quản chế hành chính phải ghi rõ thời hạn, nơi đến và tuyến đường được đi.
Sau khi được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp giấy phép, người bị quản chế hành chính phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép, nếu tạm trú thì phải trình diện và xuất trình giấy phép đó với ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đến. Hết thời hạn tạm trú, người bị quản chế hành chính phải xin xác nhận của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn tạm trú.
Người bị quản chế đi ra khởi nơi thi hành quyết định quản chế, mà không có giấp phép, thì thời hạn đi ra khỏi nơi thi hành quyết định quản chế không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định quản chế hành chính.
Ðiều 18. Một tháng một lần, người bị quản chế hành chính phải đến trình diện và báo cáo việc thực hiện quyết định quản chế hành chính của mình tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế.
Người bị quản chế hành chính phải trình diện tại trụ sử khi ủy ban nhân dân xã yêu cầu, nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập họ đến trụ sở ủy ban nhân dân để lập biên bản và yêu cầu họ làm kiểm điểm về hành vi vi phạm đó.
Ðiều 19. Người đang bị quản chế hành chính không được giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và không được hành nghề kinh doanh đặc biệt hoặc một số nghề nghiệp khác và với các nghề đó người bị quản chế có điều kiện để vi phạm pháp luật.
Ðiều 20. Người bị quản chế hành chính có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm luật pháp về quản chế hành chính của người, cơ quan thi hành quyết định quản chế hành chính theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Ðiều 21. Người bị quản chế hành chính vi phạm quy chế quản chế hành chính hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương IV
Trách Nhiệm Của Các Cơ Quan Thi hành Quyết Ðịnh Quản Chế Hành Chính
Ðiều 22. Ủy ban nhân dân xã nơi người bị quản chế thi hành quyết định có trách nhiệm quản lý, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho người bị quản chế hành chính làm ăn sinh sống, ba tháng một lần phải làm báo cáo gửi ủy ban nhân dân cấp huyện về việc quản lý giáo dực người bị quản chế hành chính đang chấp hành các quyết định quản chế tại địa phương.
Công an nhân dân cấp xã giúp ủy ban nhân dân cấp xã, lập hồ sơ theo dõi và phối hợp với các tổ chức, nhân dân địa phương, gia đình người bị quản chế trong việc quản lý, giáo dục người bị quản chế.
Ðiều 23. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các qui định về quản chế hành chính, ba tháng một lần phải báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện quản chế hành chính.
Ðiều 24. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện các qui định về quản chế, hàng năm phải làm báo cáo gửi bộ nội vụ về tình hình thực hiện quản chế hành chính ở địa phương.
Ðiều 25. Cơ quan công an có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cung cấp trong việc thi hành quyết định quản chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ quản chế hành chính do cơ quan công an lưu giữ.
Ðiều 26. Khi hết thời hạn quản chế hành chính, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấp chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản chế cho người bị quản chế, đồng thời giữ bản sao giấy chứng nhận đó đến ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ðiều 27. Cơ quan người có thẩm quyền thi hành quyết định quản chế hành chính phải nghiêm chỉnh thi hành những qui định về quản chế, không được gây khó khăn, cản trở việc làm ăn, sinh sống bình thường của người bị quản chế, nếu có hành vi vi phạm pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất cho ngu +ời bi quản chế hành chính thì phải bồi thường.
Ðiều 28. Bộ nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế này, ban hành mẫu quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, giấy triệu tập và các biếu mẫu khác có liên quan đến việc thi hành biện pháp quản chế hành chính.
T/M Chính Phủ
Thủ Tướng
Võ Văn Kiệt
http://www.doi-thoai.com/nghidinh31cp.html
---
Và bởi vì đã từ lâu " Toàn bộ những qui định về quản chế hành chính của NĐ 31/CP đã được đưa vào pháp lệnh 2002 một cách êm ái hơn, gọn gàng hơn và sắc bén hơn ". Đó là nhận xét trong bài viết mang tên " Sự thật về việc bãi bỏ nghị định 31/CP ngày 11.4.1997 "của luật sư Lê thị Công-Nhân đâng trên www.doi-thoai.com ngày 12.11.2006. Ngay hôm sau ( 13.11.2006) cũng trên báo này có bài viết của Đào văn Bình tựa đề là :" Một lừa bịp trắng trợn " nói về vấn đề này..Dưới đây tôi dẫn tòan bộ bài viết của Ls.Công-Nhân để bạn đọc cùng suy ngẫm tính chất xảo trá cố hưũ của CSVN và cũng là dịp để chúng ta cùng ngưỡng mộ một tấm gương dũng cảm của một nữ chiến sĩ dân chủ VN.
http://www.doi-thoai.com/baimoi0307_356.html
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire